THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI
2.2. Tình hình CDCCLĐ huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi 1 Theo cơ cấu ngành sản xuất
Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành Nông – Lâm, Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ.
Sự dịch chuyển CCKT kéo theo sự dịch chuyển CCLĐ giữa các nhóm ngành
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng giá SX (GO) Nông–Lâm–Thuỷ sản Thương mại-Dịch vụ Công nghiệp-xây dựng
598.730 434.080 91.720 72.920
722.170 439.657 135.912 146.601
813.800 473.387 174.316 166.097
943.480 511.649 232.662 199.169
1.044.190 541.730 270.760 231.700 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 - 2015
Biểu đồ 2.2 Giá trị sản xuất huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 – 2015
Thời kỳ 2011 – 2015, CCKT của huyện Ba Tơ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế của huyện.
Số liệu bảng 2.2 và biểu đồ cho thấy, tổng giá trị sản xuất (GO) của huyện Ba Tơ có xu hướng tăng dần. Trong 05 năm, từ năm 2011 – 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành đã thay đổi, năm 2011 tổng GTSX của huyện đạt 598,73 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 1.044,19 tỷ đồng, tăng 1,74 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ là 14,97%, trong đó, ngành nông lâm nghiệp tăng từ 434,08 tỷ đồng lên 541,73 tỷ đồng, với tỷ lệ tương ứng là 72,5% năm 2011 giảm xuống còn 51,88% năm 2015; thương
mại – dịch vụ tăng từ 91,72 tỷ đồng lên 270,76 tỷ đồng, với tỷ lệ tương ứng là 15,32% năm 2011 tăng lên 25,93% năm 2015; công nghiệp – xây dựng tăng từ 72,92 tỷ đồng lên 231,7 tỷ đồng, với tỷ lệ tương ứng là từ 12,18% tăng lên 22,19%. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng lên chứng tỏ ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ phát triển, tất yếu sẽ thu hút lực lượng lao động lớn tham gia.
Bảng 2.3 Cơ cấu tăng trưởng GTSX huyện Ba Tơ thời kỳ 2011 – 2015 ĐVT: %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng giá SX (GO) Nông – Lâm –Thuỷ sản Thương mại-Dịch vụ Công nghiệp-xây dựng
100 72,50 15,32 12,18
100 60,88 18,82 20,30
100 58,17 21,42 20,41
100 54,23 24,66 21,11
100 51,88 25,93 22,19 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng GTSX của huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 - 2015
Cơ cấu lao động của huyện có những nét khác biệt so với CCKT, do đặc điểm về nhu cầu, năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông – lâm – thuỷ sản lớn hơn nhiều so với đóng góp về giá trị sản xuất của ngành trong nền kinh tế của huyện. Đối với nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ thì CCLĐ chiếm tỷ trọng thấp hơn giá trị sản xuất hai nhóm ngành này mang lại.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, CCLĐ theo ngành cơ bản là lao động nông – lâm nghiệp (xem bảng 2.4). Năm 2011, trong tổng số 30.456 lao động thì lao động ngành nông – lâm nghiệp có số lượng lớn 24.289 người, chiếm 79,75% tổng số lao động. Đến năm 2015, lao động trong nhóm ngành này giảm xuống còn 22.495 người, chiếm 71,82%. Số lao động giảm đi là do một số lao động chuyển sang hoạt động ở ngành khác như tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại- dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập trong nông nghiệp khá thấp, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trong khi thu nhập của các ngành khác cao hơn. Cho nên số lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ tăng lên hàng năm, với sự gia tăng đó cho thấy, lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ. Nhưng về cơ bản quá trình chuyển dịch diễn ra còn chậm, tỷ lệ lao động nông – lâm nghiệp còn nhiều, chưa đạt mục tiêu của huyện đề ra.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Nông, lâm, ngư
nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ Số lượng 30.456 24.289 2.318 3.849
Tỷ lệ % 100% 79,75% 7,61% 12,64%
Số lượng 31.214 23.997 2.953 4.263
Tỷ lệ % 100% 76,88% 9,46% 13,66%
Số lượng 31.298 23.292 3.177 4.289 Tỷ lệ % 100% 74,42% 10,15% 15,43%
Số lượng 31.285 22.910 3.363 5.012 Tỷ lệ % 100% 73,23% 10,75% 16,02%
Số lượng 31.322 22.495 3.696 5.131
Tỷ lệ % 100% 71,82% 11,8% 16,38%
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động huyện Ba Tơ 2011 - 2015
Biểu đồ 2.5: Sự CDCCLĐ theo ngành huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 - 2015 Số liệu bảng 2.4 cho thấy, lao động theo ngành kinh tế của huyện có sự chuyển dịch hợp lý, cụ thể: Lao động trong ngành Nông – lâm - ngư nghiệp giảm dần với số lượng 24.289 người năm 2011 xuống còn 22.495 người năm 2015, tương ứng với tỷ lệ 79,75% năm 2011 xuống còn 71,82% năm 2015.
Ngược lại lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ tăng lên hàng năm, cụ thể: Số lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng năm 2011 là 2.318 người (tỷ lệ 7,61%) tăng lên 3.695 người (tỷ lệ 11,80%); lao động ngành thương mại – dịch vụ cũng có sự gia tăng tương tự, theo đó năm 2011 ngành này là 3.849 người (tỷ lệ 12,64%) tăng lên 5.131 người (tỷ lệ 16,38%).
Bảng 2.4.1 Số lượng lao động chia theo ngành kinh tế của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp – xây dựng Thương mại – dịch vụ Ngành khác
Tổng
80 24 25 31 160
50 15 15,63 19,37 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Biểu đồ 2.5.1 Số lượng lao động chia theo ngành của huyện Ba Tơ, giai đoạn 2011 - 2015
Qua điều tra phỏng vấn 160 người, có 80 người lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, chiếm 50% , số còn lại hoạt động trong lĩnh vực khác.
Đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng làm nông nghiệp khá vất vả, nhiều lao động tham gia nhưng năng suất thấp do công cụ thô sơ, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế …
Ở một số khía cạnh khác, năng suất lao động thấp của nông nghiệp tạo động lực cho việc áp dụng cơ giới hoá vào quá trình sản xuất, máy móc đã dần dần thay thế sức lao động của con người, điều này dẫn đến số lượng lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp tăng cao, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Việc vận dụng máy móc để thay thế sức lao động của cong người vừa mang tính tích cực vừa tiêu cực thể hiện: Sử dụng máy móc giúp cho năng suất lao động tăng nhanh, giảm áp lực công việc cho người nông dân, nhưng ngược lại cơ giới hoá cùng làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn ngày càng tăng cao. Để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, huyện đã thực hiện nhiều chương trình tạo việc làm cho hàng ngàn lao động như chương trình xuất khẩu lao động, chương trình đào tạo nghề, chương trình phát triển làng nghề truyền thống và chương trình cho vay lãi xuất thấp để đầu tư giải quyết việc làm. Một số lao động đã chọn cách di cư vào thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân ở các phân xưởng nhà máy, cá khu công nghiệp hoặc làm ở một số cơ sở, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh như khu công nghiệp Dung Quất. ViSip và các huyện trong tỉnh.
Trong số 160 người được phỏng vấn: ngành công nghiệp- xây dựng có 24 lao động, chiếm 15%; ngành thương mại – dịch vụ có 35 người, chiếm 15,63%, số lao động còn lại làm trong các ngành khác (công chức, viên chức).
Qua phân tích cho thấy, trong tổng số lao động được điều tra, thì số lượng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động. Điều ngày đáng quan tâm là mức thu nhập hàng tháng của những lao động này thấp, một số lao động có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng lớn nên việc thay đổi, tìm kiếm công việc mới có thu nhập cao hơn là tất yếu. Hiện nay, CCLĐ nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại song song hai đặc điểm là truyền thống và hiện
đại, trong đó lao động truyền thống là chủ yếu, làm việc theo kinh nghiệm, trước làm sao thì sau làm vậy nên hiệu quả kinh tế chưa cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Bảng 2.4.2 Nguồn thu nhập hàng tháng của các hộ điều tra
ĐVT: VNĐ
Mức thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 1,5 triệu đồng
Từ 1,5 – 3,5 triệu đồng Từ 3,5 – 6 triệu đồng Từ 6 triệu đồng trở lên Tổng số
33 74 37 16 160
20,63 46,25 23,12 10 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Biểu đồ 2.5.2: Nguồn thu nhập hàng tháng của cá nhân hộ điều tra Trong số những người được phỏng vấn có 33 người có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng, chiếm 20,63%. Hầu hết những người có thu nhập nói trên đều
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó cho thấy tình trạng thu nhập thấp trong nông dân còn phổ biến. Tuy nhiên, khi được hỏi ý kiến có định thay đổi công việc của mình hiện nay không thì đa số cho rằng họ không muốn thay đổi, với lý do:
- Thứ nhất: Công việc đã ổn định, đa số lao động sống ở nông thôn từ xưa nên họ đã quen lao động với nghề nông, nguồn thu nhập chính cũng từ nông nghiệp. Nếu chuyển sang lao động ở một ngành, lĩnh vực khác cần phải có trình độ chuyên môn hoặc tay nghề, trong khi những người này chủ yếu là lao động phổ thông, theo mùa vụ
- Thứ hai: Thương mại – dịch vụ cần có vốn, dù là kinh doanh nhỏ.
Ngoài ra, trong trọng nhất là người làm nghề phải có đầu óc nhạy bén với với thị trường và nhu cầu tiêu dùng.
Ngược lại, có một số người ý thức được sự cần thiết phải thay đổi và tìm kiếm công việc mới có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống. Họ nhận thức được rằng, nếu làm việc trong các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy sẽ được hưởng các chế độ của người lao động theo quy định của pháp luật, được đảm bảo về tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội khi bị rủi ro … cho nên đã chuyển từ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và phát triển dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thu nhập thấp, không ổn định và chịu nhiều thiệt hại do thời tiết đem lại, vì thế không đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Sự thay đổi này không những giúp cho người lao động nâng cao thu nhập mà còn làm tăng giá trị sản xuất cho các ngành phi nông nghiệp của huyện.
Theo thống kê, đa số những người có thu nhập trên 1,5 triệu đồng đều lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và một số ngành nghề khác. Điều đó cho thấy, lao động trong ngành phi nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao hơn nông nghiệp.
Như vậy CCLĐ theo ngành của huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần ở nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tăng dần công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều này cho thấy, lao động giản đơn có xu hướng giảm dần, lao động phức tạp tăng lên. Xét tổng thể của quá trình CDCCKT, nền kinh tế huyện có sự phát triển tích cực theo hướng giảm dần thuần nông, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nhóm ngành nông nghiệp có sự phát triển nhưng không ổn định qua từng năm do sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên.
* Nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp
Huyện Ba Tơ đang trong quá trình phát triển kinh tế thì nhóm ngành này vẫn giữ vai trò chủ đạo, làm nhóm ngành sản xuất cơ sở, mang tính tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất của nhóm ngành này không ngừng tăng lên qua các năm và tỷ trọng của ngành này cũng giảm đi, nhưng về cơ bản nông – lâm – ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của huyện và nguồn lao động của huyện tập trung chủ yếu ở nhóm ngành này.
Bảng 2.5 Sự CDCCLĐ trong nội bộ ngành nông – lâm – thuỷ sản của huyện giai đoạn 2011 – 2015
Năm 2011 Năm 2015
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng lao động 30.456 100 31.322 100
Nông - Lâm nghiệp 24.289 79,75 22.495 71,82%
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Cơ cấu lao động của nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản thời kỳ 2011 – 2015 có sự chuyển dịch mạnh giữa các nhóm ngành. Lao động trong nông – lâm nghiệp giảm dần qua các năm. Tổng số lao động trong ngành nông – lâm
nghiệp năm 2011 là 24.289 người, đến năm 2015 còn 22.495 người. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lao động nông – lâm nghiệp có giảm nhưng tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông – lâm nghiệp vẫn chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất (năm 2011 chiếm 68,44% đến năm 2015 chiếm 51,88%).
Nguyên nhân của thực trạng đó là do quá trình CDCCKT của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
* Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp – xây dựng là nhóm ngành kinh tế có vị trí quan trọng của huyện. Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhóm ngành này đã có những chuyển biến và đạt mức tăng trưởng tương đối, tạo điều kiện cho sự CCKT và CCLĐ từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp.
Hoạt động của các thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh, khu vực nhà nước đã hình thành, đóng góp vào sự GTSX toàn huyện. Thời kỳ này, GTSX của ngành công nghiệp – xây dựng không ngừng tăng lên từ 72,92 tỷ đồng năm 2011 lên 231,71 tỷ đồng năm 2015. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành thì GTSX của nhóm ngành công nghiệp khai thác và chế biến chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011, GTSX của hai nhóm ngành là 60,523 tỷ đồng chiếm 82,99%
đến năm 2015 chỉ tiêu tương ứng là 183,05 tỷ đồng chiếm 79%. Nhóm ngành công nghiệp: nhóm ngành công nghiệp sản xuất và phân phân phối điện, khí đốt và nước mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng luôn có sự tăng trưởng qua từng năm, cụ thể năm 2011 đạt 12,396 tỷ đồng (tỷ lệ 17,01%), đến năm 2015 nhóm ngành này đạt 48,66 tỷ đồng (tỷ lệ 21%), điều này cho thấy sự cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất được mở rộng phát triển.
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Ba Tơ giai đoạn 2010 – 2015
ĐVT: triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số CN khai thác CN chế biến
CN sản xuất & ph phối điện, khí đốt, nước
72.920 32.814 27.709 12.396
146.601 60.106 58.640 27.854
166.097 66.439 68.099 31.559
199.168 73.692 85.643 39.833
231.706 74.146 108.902 48.658
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.7 Cơ cấu GTSX công nghiệp huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: %
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số CN khai thác CN chế biến
CN sản xuất & ph phối điện, khí đốt, nước
100 45 38 17
100 41 40 19
100 40 41 19
100 37 43 20
100 32 47 21 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Bảng 2.8 Số cơ sở sản xuất công nghiệp huyện Ba Tơ giai đoạn 2011– 2015
Năm Tổng số
Cơ sở khai thác
Tỷ lệ (%)
Cơ sở chế biến
Tỷ lệ (%)
SX điện, nước &
khí đốt
Tỷ lệ (%) 2011
2012 2013 2014 2015
76 79 82 87 84
9 12 12 11 10
11,84 15,19 14,63 12,64 11,90
66 64 67 62 70
86,48 81,01 81,71 71,26 83,33
1 3 3 4 4
1,32 3,80 3,66 4,6 4,76 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015 Số lượng lao động ngành công nghiệp có sự biến động theo sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện. Bảng 2.8 cho thấy, số cơ sở sản xuất công nghiệp có sự gia tăng, năm 2015 có 84 cơ sở, tăng thêm 8 cơ sở so với năm 2011. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc chuyển dần lao động trong nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, xây dựng, bởi vì khi số cơ sở công nghiệp gia tăng sẽ thu hút một lượng lao động mới vào làm việc.
Bảng 2.9 Lao động sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế quốc dân
ĐVT: Người
2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số
CN khai thác CN chế biến
CN sxuất & phphối điện, khí đốt, nước
2.138 346 1.782 10
2.953 417 2.522 14
3.177 452 2.711 14
3.363 415 2.901 47
3.696 262 3.339 95 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015
Biểu đồ 2.7 Phân bố lao động trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
Cùng với việc tăng GTSX trong ngành công nghiệp – xây dựng, số lượng lao động của ngành cũng tang. Lao động tăng lên cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng về GTSX.
Ngành công nghiệp là ngành vừa mang lại thu nhập cao, đồng thời thu hút được nhiều lao động tham gia. Năm 2011, lao động trong ngành công nghiệp có 2.138 người. Đến năm 2015, số lao động trong ngành tăng lên
3.696 người. Nguyên nhân tăng số lao động trong ngành công nghiệp là do một số nhà máy trong các khu công nghiệp, các làng nghề trên địa hình thành và đi vào hoạt động.
Thời kỳ 2011 – 2015, lao động ngành công nghiệp tập trung chủ yếu trong công nghiệp chế biến, năm 2011 số lao động trong ngành này là 1.782 người, chiếm tỷ lệ 90,34% (xem bảng 2.10). Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến ngày càng tạo nhiều việc làm, thu hút một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp.
Ngược lại, lao động trong ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ lệ thấp và có sự giảm dần, năm 2011 số lao động của nhóm ngành này là 346 người, chiếm 16,19%. Nhưng đến năm 2015, chỉ tiêu tương ứng là 262 người, chiếm 7,09%. Nguyên nhân lao động không tập trung nhiều ở ngành công nghiệp khai thác là do ngành này hoạt động kém hiệu quả, do thiếu phương tiện hiện đại để khai thác, mặt khác, hoạt động khai thác còn manh mún, nhỏ lẻ nên năng suất không cao.
Bảng 2.10 Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015
Năm 2011 Năm 2015
Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%) Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 2.138 100 3.696
CN khai thác 346 16,19 262 7,09
CN chế biến 1.782 83,35 3.339 90,34
CN Sxuất&PP điện, khí đốt & nước
10 0,46 95 2,57
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2015