Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CDCCLĐ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 45)

ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA – HIỆN ĐẠI HểA

1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CDCCLĐ

Cùng với quá trình CDCCKT, việc thực hiện quá trình CDCCLĐ là một tất yếu khách quan, nó không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của các ngành, các vùng kinh tế, mà còn để nó đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (1996) đã nhấn mạnh đến phương hướng CDCCLĐ, cơ cấu GDP là “ … công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội” [6].

Cũng từ từ Đại hội VIII của Đảng, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn được đặt cụ thể hóa bằng nhiều nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ của CDCCLĐ làm giảm tỷ trọng lao động thuần nông có năng suất thấp sang lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn, một bộ phận có thể chuyển ra thành thị và bộ phận khác tuy tiếp tục ở lại nông thôn nhưng chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp.

Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX (2001), lần đầu tiên, CDCCLĐ được xem là mục tiêu quan trọng của vấn đề CDCCKT: “Năm 2010, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%” [7]. Tại Đại hội này, Đảng ta đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học công nghệ đối với CDCCLĐ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp: “… chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn; đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động” [7].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI thụng qua ghi rừ: “Phỏt triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tõm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường: xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông lâm, ngư nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [9].

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI thụng qua ghi rừ: “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85%

trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có

bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 – 35% lao động xã hội [9].

Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) chỉ rừ:

“… chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp xuống dưới 40 – 41% vào năm 2015. Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng và đặc biệt lao động ở khu vực dịch vụ trong tổng lao động xã hội” [9]. Ngoài ra, trong 5 năm 2011 – 2015, tạo được việc làm cho 08 triệu lao động, đến năm 2015, lao động qua đào tạo chiếm 55% tổng lao động xã hội. Thực tế đến hết năm 2015 đã đạt được:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm 2011 – 2015:

5,82%/năm, bình quân đầu người 2.200 USD. Giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng bình quân 05 năm tăng 7,5%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 05 năm 3,9%; giá trị dịch vụ gia tăng bình quân 05 năm 6,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm 85%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân khoảng 18%. Giá trị khoa học công nghệ tăng bình quân 13,5%; tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm, còn khoảng 46,5%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50%, trong 5 năm tạo việc làm cho khoảng 7,8 triệu người; vai trò kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 39% tổng đầu tư toàn xã hội và khoảng 50% GDP …

- CDCCKT theo hướng hiện đại, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng sâu sắc.

- Phân bố lại nguồn lao động đi đôi với nâng cao trình độ cho người lao động. Giảm dần số lượng và tăng tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần số lượng và tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động giản

đơn, tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo, đào tạo đội ngũ nhà quản lý và kinh doanh giỏi.

Thực hiện phân công lao động xã hội ở nước ta tuân thủ theo các quá trình có tính quy luật sau:

+ Tỷ trọng và số lao động tuyệt đối nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp và lao động dịch vụ ngày càng một tăng lên.

+ Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng số lao động xã hội.

+ Tốc độ tăng lao động xã hội trong các ngành sản xuất phi vật chất tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

+ Dựa vào lợi thế đi sâu vào chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động xã hội đào tạo đội ngũ lao động để sử dụng được những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, tham gia tích cực trong hệ thống phân công lao động của quốc tế.

1.4 Kinh nghiệm về CDCCLĐ của một số nước trên thế giới và các địa

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w