THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI
2.3 Thành tựu và hạn chế trong quá trình CDCCLĐ ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1 Thành tựu
- Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn có những thay đổi: giảm tình trạng thuần nông, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, các ngành nghề được mở rộng, các dịch vụ tại chỗ gia tăng, quá trình thay đổi kéo theo chuyển dịch CCLĐ.
- Tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 81,98% (năm 2011) xuống còn 71,82% (năm 2015), lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 7,61% (năm 2011) lên 11,8% (năm 2015). Mặc dù tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp tăng lên chậm nhưng bước đầu đã tạo ra một khối lượng việc làm tương đối lớn thu hút một bộ phận lao động dư thừa trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình CDCCLĐ. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành CDCCLĐ, từ đó tiến hành CDCCLĐ theo hướng tích cực, giảm dần tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông lâm – nghiệp và tăng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ.
2.3.2 Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình CDCCLĐ của huyện Ba Tơ vẫn còn những hạn chế, tồn tại sau:
- CCLĐ của huyện vẫn thể hiện đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp, với tỷ lệ lao động nông nghiệp tương đối lớn. CDCCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp chậm, lao động tập trung chủ yếu ở ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi có phát triển nhưng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đơn giản, quy mô trang trại nhỏ bé, năng xuất chưa cao. Trong ngành công nghiệp, cơ cấu lao động chưa có sự cân đối, lao động tập trung chủ yếu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến. Hoạt động thương mại – dịch vụ có sự phát triển, nhưng nhìn chung còn chậm, quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát nên khả năng thu hút lao động chưa cao.
- Xu hướng chuyển dịch CCKT và CCLĐ của huyện còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa gắn với giải quyết các vấn đề xã hội.
- Việc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, thương mại – dịch vụ đã và đang được triển khai nhưng tiến bộ còn chậm làm giảm khả năng thu hút lao động. Việc huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế và nhân dân để đầu tư phát triển còn hạn chế.
2.3.3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
* Nguyên nhân của thành tựu
- Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của huyện được duy trì ở tốc độ khá, tiềm lực kinh tế được tăng cường phát triển, cơ sở hạ tâng được cải thiện đáng kể, quá trình đô thị hoá tăng nhanh.
- Năn lực sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế tăng, sản xuất đang được tập trung theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, các nguồn lực được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả.
- CCLĐ chủ yếu tập trung trung tâm thị trấn và thị tứ nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và dịch vụ - thương mại.
* Nguyên nhân của hạn chế
- Số lượng lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp, phương thức canh tác thủ công, lạc hậu, năng suất thấp.
- Các doanh nghiệp, công ty hoạt động trên địa bàn huyện chưa có cơ chế khuyến khích để thu hút lao động địa phương vào làm việc.
- Một số ngành nghề truyền thống chưa được khôi phục, phát huy nên chưa thu hút được lao động nông nghiệp, quy mô các làng nghề còn bé.
- Quá trình chuyển dịch CCKT còn chậm làm cho sự chuyển dịch CCLĐ trên địa bàn huyện chưa phát huy tác dụng.
- Trình độ lao động lao động còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật.
Như vậy, quá trình CDCCLĐ ở huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 – 2015 đã và đang diễn ra đúng hướng, phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, trong thời gian đến, huyện cần có những giải pháp thiết thực để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH ở địa phương.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẨU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1 Phương hướng và mục tiêu 3.1.1 Phương hướng
Nhận thức được tầm quan trọng của CNH, HĐH trong những năm qua huyện Ba Tơ đã và đang đẩy nhanh tộc độ tăng trưởng kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến CDCCLĐ nhằm tạo ra nhiều việc làm đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, hướng đến mục tiêu mọi người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có việc làm được bố trí đúng vị trí, sở trường nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao nâng xuất lao động là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT - XH.
Nghị quyếi Đại hội Đại biểu đảng bộ huyện Ba Tơ lần thứ XVIII xác định rừ một số nhiệm vụ sau:
* Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất; phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý, bảo vệ bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có; chỉ đạo hoàn thành, ổn định việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức, cá nhân.
- Phát kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng thủy sản, thực hiện cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn rừng; đảm bảo diện tích trồng cây nguyên liệu theo kế hoạch, đồng thời trồng xen ghép với loại cây bản địa, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao nhằm vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo độ che phủ của rừng.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn thiện theo quy hoạch, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho sản xuất; đồng thời xây dựng các mô hình liên kết được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, gắn phát triển nông nghiệp với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân; đảm bảo an sinh xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện tốt chính sách dân tộc; bảo vệ môi trường;
nâng cao chất lượng, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với xã hội nông thôn.
* Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; mở rộng mạng lưới điện, giao thông; chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, trong đó ưu tiên đầu tư dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh...
- Tiếp tục phối hợp hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới điện, đẩy nhanh tiến độ lập dự án “cấp điện nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2020”
và triển khai xây dựng mới các công trình thuỷ điện và lưới điện trong quy
hoạch; phối hợp hoàn thành việc mở rộng mạng lưới điện trên địa bàn (dự án ADB và KFW).
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.
- Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời đẩy mạnh quá trình xã hội hoá hoạt động du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển đô thị; thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư dành riêng cho đô thị, phấn đấu đến năm 2020, thị trấn Ba Tơ đạt chuẩn đô thị loại 5 và đạt một số tiêu chí của đô thị loại 4, có cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; nông - lâm nghiệp. Đối với xã Ba Vì, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V và trở thành thị trấn Ba Vì. Đối với xã Ba Động, đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại V, đề nghị tỉnh đưa vào quy hoạch phát triển thành thị trấn của huyện sau năm 2020. Đối với các trung tâm cụm xã trong huyện, trên cơ sở xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp đầu tư từ các chương trình, dự án để phát triển theo hướng đô thị hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.
* Tăng cường công tác tài nguyên - môi trường và phòng, tránh thiên tai
- Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường bền vững và phòng, chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản trái phép.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; thực hiện tốt phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, nâng cao tính chủ động trong ứng phó với các tình huống xảy ra.
* Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu, thực hiện tốt tiết kiệm chi, ưu tiên cho việc chi đầu tư phát triển
Quản lý chặt chẽ và khai thác tốt các nguồn thu, đảm bảo nguồn thu ổn định; phát triển mạnh quỹ đất và thực hiện tốt đấu giá quyền sử dụng đất.
Triệt để thực hành tiết kiệm để tăng tích lũy, tạo thêm nguồn đầu tư chủ động của huyện; tập trung cho công tác đầu tư phát triển. Tăng cường trách nhiệm kiểm soát của cơ quan quản lý tài chính nhằm bảo đảm việc sử dụng ngân sách đúng mục đích và đạt hiệu quả.
Với quan điểm nói trên, CCLĐ huyện trong thời gian đến chuyển dịch theo phương hướng sau:
Thứ nhât, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đồng thời phải xây dựng CCLĐ phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, CDCCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật theo hướng tăng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, giảm lao động chưa qua đào tạo.
Thứ hai, trong nội bộ ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh những ngành công nghiệp xây dựng, chế biến, đồ gỗ mỹ nghệ để xuất khẩu... Những ngành này vừa đóng góp lớn trong giá trị sản xuất của huyện, đồng thời có khả năng thu hút nhiều lao động tham gia.
Thứ ba, đối với ngành dịch vụ: phát triển cụm thương mại - dịch vụ trên tuyến quốc lộ 24B, các trung tâm xã, thị trấn nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển rộng thị trường dịch vụ ở khu vực nông thôn để chuyển một số lao động trong ngành nông nghiệp sang làm việc trong ngành thương mại - dịch vụ góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ
Thứ tư, gắn tạo việc làm tại chỗ có nhập ngày càng tăng, ổn định với xuất khẩu lao động nhăm góp phần phân công lại lao động và đào tạo nghề cho lao động ở địa phương.
Thứ năm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, đa dạng hóa các ngành nghề trên cơ sở khai thác tiềm năng hiện có của địa phương.
Thứ sáu, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán hộ quản lý các cấp, các ngành, đội ngũ quản lý trong các thành phần kinh tế, các nghệ nhân và thợ lành nghề, đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; đồng thời, nâng cao nhận thức cho người lao động, phổ biển và ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
3.1.2 Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững nhằm không ngừng cải thiện và đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
* Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 từ 8 - 9%. Trong đó nông, lâm nghiệp tăng từ 6 - 7%, CN - TTCN - XD tăng từ 15 - 16% và TM - DV tăng 10 - 11%.
- Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 1.625 tỷ đồng (trong đó nông, lâm, ngư nghiệp: 855 tỷ đồng; CN - TTCN - XD: 542 tỷ đồng và TM - DV 228 tỷ đồng).
- Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) khoảng 40 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản từ: 48 - 50%; CN - TTCN - XD từ: 21-23% và TM - DV từ: 25-27%.
- Ổn định diện tích lúa đến năm 2020 là 4.775 ha, năng suất lúa đạt 55 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 27.600 tấn; sản lượng cây có bột 25.300 tấn.
- Ổn định đàn trâu 22.500 con, phát triển đàn bò đạt 10.000 con theo hướng lai sind hóa với tỷ lệ đạt 70%; phát triển đàn lợn 35.000 con; đàn gia cầm 140.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.200 tấn; sản lượng cá nước ngọt 155 tấn/năm.
- Quản lý, bảo vệ bền vững vốn rừng hiện có, trồng cây phân tán 0,6 triệu cây/năm; trồng rừng tập trung 7.200 ha/năm (trồng mới 1.000 ha, trồng lại sau khai thác 6.200 ha); khai thác rừng trồng sản xuất 6.200 ha/năm, độ che phủ rừng 75%.
- Có 80% diện tích lúa nước được tưới bằng công trình kiên cố.
- Giá trị sản xuất đất lâm nghiệp: 85 triệu đồng/chu kỳ/ha; giá trị sản xuất đất nông nghiệp 35 triệu đồng/ha/năm.
- Thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm.
- Có 4 - 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đến năm 2020 là 100%; nhựa hóa, bê tông hóa trên 90% các tuyến đường huyện, đường đô thị và cứng hóa 70% đối với các tuyến đường xã, đường thôn.
- Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 25%, tiểu học 40%, THCS 30%; trung tâm học tập cộng đồng xã xây dựng cơ sở vật chất 50%.
- Đến năm 2020 có: 19/20 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (95%);
tỷ lệ tăng dân số hàng năm 10‰; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 100%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 1 - 2%/năm.
- Có 100% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 60% chất thải rắn và 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đúng quy trình.
- Giải quyết việc làm mới cho lao động nông thôn hàng năm từ 1.000 đến 1.500 lao động; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề cho lao động nông thôn mỗi năm từ 700 - 1.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn từ 40-50%; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 5 - 7% theo chuẩn nghèo quốc gia.
3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH trên địa huyện Ba Tơ
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất đạo đức, đảm bảo thực thi công vụ; từng bước xây dựng nền hành chính thân thiện, gần dân, phục vụ nhân dân và tổ chức, doanh nghiệp.
- Tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ.
- Thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng phù hợp với khả năng nguồn lực và tình hình thực tế của địa phương; tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ của UBND tỉnh, các Ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; phối hợp rà soát, sữa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành cơ cấu sản xuất trên địa bàn thị xã
CDCCLĐ phải tạo được sự chuyên dịch mạnh mẽ về CCKT. Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề trong nền kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đến sự CDCCLĐ. Trong mối quan hệ này, CDCCKT phải đi trước tạo tiền đề cho sự dịch chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác và dần hình thành CCLĐ hợp lý. Trong đó, phấn đấu giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng, thương mai - dịch vụ. Theo đó các giải pháp đặt ra là:
*Về công nghiệp, dịch vụ
- Nâng cao chất lượng công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý các quy hoạch; rà soát, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, qua đó điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành đảm bảo tính đồng bộ, kết nối giữa các ngành.
- Việc lập Quy hoạch, quản lý quy hoạch các ngành cần phải thực hiện đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện công khai rộng rãi các quy hoạch để tổ chức, công dân dễ dàng tiếp cận và giám sát.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lập, tổ chức thực hiện quy hoạch; đồng thời coi trọng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã đề ra. Xây dựng, thực hiện có hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.