Kết quả của kênh tuyển dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 65 - 69)

Trong công tác tuyển dụng, "đúng người, đúng việc" là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành tích làm việc của nhân viên, để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp phải xác định tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển và truyền đạt tiêu chuẩn đó đến thị trường lao động mục tiêu rừ ràng, hiệu quả. Cỏc doanh nghiệp cú thể sử dụng nhiều phương tiện khỏc nhau để các ứng viên tiếp cận được với thông báo tuyển dụng của mình. Tuy nhiên, mỗi một phương tiện truyền thông đều có ưu và nhược điểm riêng, chính vì vậy để có thể đạt hiệu quả cao nhất thì cách thức mà các công ty sử dụng đó là kết hợp nhiều hình thức khác nhau.

Trong các năm vừa qua, chi nhánh công ty đã sử dụng các kênh truyền thông là đăng quảng cáo tuyển dụng qua truyền hình (đài QTV Quảng Trị);

trung tâm giới thiệu việc làm; băng rôn, tờ rơi và qua các kênh khác. Kết quả của công tác tuyển dụng qua từng kênh được thể hiện qua bảng 2.4

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy số lượng hồ sơ mà công ty tiếp nhận được qua các kênh là khác nhau, cụ thể: Năm 2011, có 420 hồ sơ nhận được từ kênh tuyền hình, chiếm 58,25%; số hồ sơ có được từ trung tâm giới thiệu việc làm là 166 hồ sơ, chiếm 23,02%; qua băng rôn và tờ rơi công ty tiếp nhận 93 hồ sơ và 42 hồ sơ còn lại là từ quan hệ của công nhân viên công ty. Sang năm 2012 thì tổng số hồ sơ nận được từ kênh truyền hình là 565 bộ nhiều hơn năm 2011 là 145 bộ, tương đương tăng 34,52%; 202 bộ hồ sơ là kết quả tuyển dụng từ trung tâm giới thiệu việc làm;

108 bộ hồ sơ có được từ kênh băng rôn, tờ rơi và từ kênh khác là 60 bộ hồ sơ. Năm 2013, trong tổng số 1081 bộ hồ sơ mà công ty nhận được thì có 618 bộ từ kênh truyền hình; 285 bộ từ trung tâm giới thiệu việc làm; 125 bộ có được từ băng rôn, tờ rơi và 53 bộ là từ kênh khác.

Như vậy, có thể thấy kênh truyền hình và trung tâm giới thiệu việc làm là hai phương tiện mà các ứng viên tìm việc có khả năng tiếp cận với thông báo tuyển dụng của công ty nhất.

Tuy nhiên, hiệu quả của kênh tuyển dụng không phải được đo bằng số lượng hồ sơ nhận được từ mỗi kênh mà nó được đo bằng số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có được một bộ hồ sơ đó. Xét về chi phí cho mỗi bộ hồ sơ qua các kênh như sau:

Kênh truyền hình (Đài QTV Quảng Trị)

Năm 2011, công ty bỏ ra 12,5 triệu đồng để đăng quảng cáo tuyển dụng và số hồ sơ nhận được là 420 hồ sơ, như vậy chi phí cho mỗi bộ hồ sơ là 29.726 đồng.

Năm 2012, chi phí cho tuyển dụng qua truyền hình là 14 triệu đồng, nhiều hơn so với năm 2011 là 1,5 triệu đồng, tương đương tăng 34,52% nhưng chi phí cho mỗi bộ hồ sơ thì giảm 4.983 đồng, tương đương giảm 16,74%, (24.779 đồng/bộ hồ sơ) do số hồ sơ mà doanh nghiệp nhận được từ kênh này tăng lên 565 bộ. Năm 2013 thì chi phí cho kênh này là 14,5 triệu đồng và số hồ sơ nhận được là 618 bộ, mỗi bộ hồ sơ chiếm 23.463 đồng, giảm 1.316 đồng hay giảm 5,31% so với năm 2012.

Kênh trung tâm giới thiệu việc làm

Năm 2011, chi phí cho công tác tuyển dụng từ trung tâm giới thiệu việc làm là 3,5 triệu đồng và số hồ sơ doanh nghiệp nhận được là 116 hồ sơ, chi phí cho mỗi hồ sơ là 21.084 đồng, như vậy khi tuyển dụng từ kênh này doanh nghiệp tiết kiệm được 8.678 đồng / bộ vì chi phí trung bình từ kênh này nhỏ hơn kênh truyền hình. Năm 2012, chi phí trung bình là 20.792 đồng, giảm 292 đồng so với năm 2011. Và mỗi bộ hồ sơ có được từ kênh này chiếm 17.544 đồng trong năm 2013, giảm 3.248 đồng hay giảm 15,62% so với năm 2012.

Kênh băng rôn, tờ rơi

Chí phí cho mỗi bộ hồ sơ từ kênh này là 16.129 đồng trong năm 2011. Năm 2012, chi phí này tăng lên là 18.519 đồng. Doanh nghiệp bỏ ra 2,8 triệu đồng cho công tác tuyển dụng từ kênh băng rôn, tờ rơi trong năm 2013 và nhận được số hồ sơ là 125 bộ, như vậy chi phí trung bình là 22.400 đồng, tăng 3.881 đồng hay tăng 20,96% so với năm 2012.

Kênh khác (bạn bè, người quen là trong công ty)

Đây là kênh đem lại cho doanh nghiệp số lượng hồ sơ ít nhất, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ không phâỉ tốn chi phí cho kênh tuyển dụng này.

Từ việc phân tích trên, ta có thể thấy việc đăng thông báo tuyển dụng qua kênh truyền hình là hiệu quả nhất vì truyền hình là “ông vua” của các phương tiện truyền thông, đa số mọi người dành nhiều thời gian để xem ti vi hơn là thời gian dành cho các phương tiện truyền thông khác. Tuy chi phí trung bình cho kênh truyền hình là cao nhất trong số các kênh nhưng so với các kênh khác thì chi phí này cũng không lớn hơn bao nhiêu.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị Chênh lệch % Chênh lệch %

TỔNG SỐ HỒ SƠ 721 935 1081 214 29,68 146 15,61

Kênh truyền hình (QTV)

Chi phí (đồng) 12.500.000 14.000.000 14.500.000 1.500.000 12,00 500.000 3,57

Hồ sơ nhận được (bộ) 420 565 618 145 34,52 53 9,38

Chi phí/ Hồ sơ nhận được (đồng /bộ) 29.762 24.779 23.463 -4.983 -16,74 -1.316 -5,31 Trung tâm

giới thiệu việc làm

Chi phí (đồng) 3.500.000 4.200.000 5.000.000 700.000 20,00 800.000 19,05

Hồ sơ nhận được (bộ) 166 202 285 36 21,69 83 41,09

Chi phí/Hồ sơ nhận được (đồng/bộ) 21.084 20.792 17.544 -292 -1,39 -3.248 -15,62 Băng rôn,

tờ rơi

Chi phí (đồng) 1.500.000 2.000.000 2.800.000 500.000 33,33 800.000 40,00

Hồ sơ nhận được (bộ) 93 108 125 15 16,13 17 15,74

Chi phí/Hồ sơ nhận được (đồng/bộ) 16.129 18.519 22.400 2.389 14,81 3.881 20,09

Kênh khác 42 60 53 18 42,86 -7 -11,67

Bảng 2.4: Kết quả tuyển dụng qua các kênh tuyển dụng của chi nhánh công ty trong 3 năm 2011-2013

(Nguồn: phòng nhân sự)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w