KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị nhân lực .1 Doanh số trung bình trên một nhân viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 96 - 101)

Quy mô hoạt động sản xuất của công ty thể hiện qua doanh thu của công ty.

Doanh thu của công ty bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, từ hoạt động tài chính và từ thu nhập khác.

Từ bảng số liệu 2.22 ta có thể thấy doanh thu của chi nhánh công ty tương đối lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2011 là năm mà công ty mới đi vào hoạt động, hợp đồng không nhiều nên doanh thu chỉ đạt 22.571,62 triệu đồng, nhưng đến năm 2012

doanh thu tăng lên 46.976,95 triệu đồng, tăng24.405,33 triệu đồng hay tăng 108,12%

so với năm 2011. Và năm 2013 doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên là 71.083,25 triệu đồng, tăng 24.106,3 triệu đồng tương đương tăng 51,32% so với năm 2012.

Để biết được trong một năm mỗi doanh viên tạo ra bao nhiêu doanh thu ta sử dụng chỉ số doanh thu trung bình. Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu trung bình của công ty tăng qua qua các năm. Năm 2011, doanh thu trung bình của công ty là 31,09 triệu đồng/người/ năm. Năm 2012, doanh thu trung bình tăng lên 56,26 triệu đồng/người/năm, tăng 25,14 triệu đồng hay tăng 80,86% so với năm 2011. Doanh thu trung bình của một nhân viên trong năm 2013 là 75,06 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 18,83 triệu đồng hay tăng 33,49%.

Bảng 2.22: Số liệu về hiệu quả đầu tư của chi nhánh công ty trong 3 năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012/2011 2013/2012

Chênh

lệch Tỷ lệ (%) Chênh

lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 22.571,62 46.976,95 71.083,25 24.405,33 108,12 24.106,3 51,32

Số công nhân trung bình 726 835,5 947 109,50 15,08 111,5 13,35

Doanh số trung bình 31,09 56,23 75,06 25,14 80,86 18,83 33,49

chi phí nhân sự 20.974,88 28.129,91 35.900,63 7.155,03 34,11 7.770,72 27,62

Doanh số/chi phí nhân sự 1,08 1,67 1,98 0,59 54,63 0,31 18,56

Lợi nhuận -1.293,33 1.179,01 2.804,08 2.472,34 -191,16 1.625,07 137,83

Lợi nhuận/chi phí nhân sự -0,06 0,04 0,07 0,10 -166,67 0,03 75

Số công nhân (người) 726 835,5 947 109 15,01 112 13,41

Lợi nhuận/số công nhân -1,78 1,41 2,96 3,19 -179,21 1,55 109,93

(Nguồn: phòng kế toán)

2.2.7.2 Doanh số trung bình trên chi phí nhân sự

Đây là chỉ số cho biết một đồng chi phí nhân sự thì tạo ra doanh số là bao nhiêu.

Từ bảng số liệu 2.22 ta thấy chỉ số này tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ việc đầu tư các chi phí cho việc tạo ra doanh thu cho công ty mỗi ngày một hiệu quả, cụ thể là:

năm 2011, chi phí nhân sự của công ty là 20.974,88 triệu đồng, doanh số trung bình trên chi phí nhân sự trong năm là 1,08, như vậy khi công ty bỏ ra 1 đồng cho chi phí nhân sự thì sẽ mang về được 1,08 đồng doanh số. Năm 2012 công ty bỏ ra cho chi phí nhân sự là 28.129,91 triệu đồng, trong khi đó công ty thu về được 46.976,95 triệu đồng, như vậy doanh số trung bình trên chi phí nhân sự là 1,67, tăng 0,59 hay tăng 54,63% so với năm 2011. Và năm 2013, doanh số trung bình trên chi phí nhân sự là 1,98 tức là khi công ty bỏ ra một đồng chi phí nhân sự sẽ thu về 1,98 đồng doanh số.

2.2.7.3 Lợi nhuận trung bình trên chi phí nhân sự

Lợi nhuận trung bình trên chi phí nhân sự cho biết một đồng chi phí nhân sự sẽ tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu.

Theo bảng số liệu 2.22 ta thấy chỉ tiêu này tăng lên qua các năm. Nếu như trong năm 2011 lợi nhuận trung bình trên chi phí nhân sự là âm 0.06 tức năm 2011 bỏ chi phí ra nhưng bị lỗ thì đến năm 2012 khi bỏ ra một đồng chi phí nhân sự, công ty đã thu về 0,04 đồng lợi nhuận. Và trong năm 2013 thì doanh số trung bình trên chi phí nhân sự là 0,07 tăng 0,03 hay tăng 75% so với năm 2012.

2.2.7.4 Lợi nhuận trung bình trên một nhân viên

Lợi nhuận là cái cuối cùng công ty quan tâm đến, là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công ty. Công ty hoạt động luôn mong muốn mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể trong điều kiện phù hợp với pháp luật nhà nước. Để biết được trong một năm mỗi nhân viên tạo ra được bao nhiêu lợ nhuận, ta sử dụng chỉ số lợi nhuận trung bình trên một nhân viên.

Từ bảng số liệu 2.22 ta thấy, trong những năm qua mỗi nhân viên tạo ra lợi nhuận cho công ty ngay càng tăng. Năm 2011 công ty rơi vào tình trạng lợi nhuận âm tức bị thua lỗ 1.293,33 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty mới đi vào hoạt động nên chi phí ban đầu bỏ ra nhiều hơn những năm sau đồng thời công nhân cũng chưa nhiều, tay nghề chưa cao đặc biệt ban lãnh đạo còn thiếu kinh nghiệm quản lý.

Năm 2012 công ty đã vượt qua khó khăn, hoạt động ổn định và bắt đầu có lợi nhuận, với số lượng công nhân trung bình là 835,5 người, lợi nhuận mà công ty thu được là 1.179,01 triệu đồng, như vậy mỗi người tạo ra 1,41 triệu đồng. Năm 2013, mỗi công nhân viên của công ty tạo ra 2.96 triệu đồng, tăng 1,55 triệu đồng tương đương tăng 109,93% so với năm 2012.

2.2.7.5 Sản lượng trung bình trên một nhân viên

Để tạo thành một sản phẩm thì cần có sự tham gian của cả bộ phận lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những công nhân tại xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm của công ty như công nhân bộ phận cắt, công nhân may, công nhân ủi… Bộ phận lao động này sẽ hưởng lương theo sản phẩm mà họ làm ra. Nguồn lao động gián tiếp bao gồm những công nhân viên tham gia vào quá trình thúc đẩy sự tạo ra sản phẩm, góp phần vào việc tạo ra các sản phẩm đúng kiểu cách, chất lượng như nhân viên văn phòng, các tổ trưởng, phó, giám đốc…

và lương của họ được trả theo giờ hành chính. Để biết một lao động trực tiếp tạo ra sản lượng bao nhiêu trong một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng, năm), ta sử dụng tiêu chí sản lượng trung bình trên một nhân viên.

Từ bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân của chi nhánh công ty có xu hướng tăng qua mỗi năm, cụ thể là:

Năm 2011 có 1.953.728 sản phẩm được tạo ra từ 520 công nhân trực tiếp của chi nhánh công ty, như vậy số sản phẩm mà trung bình mỗi công nhân làm ra trong năm là 3.757,17 sản phẩm, và năng suất lao động bình quân là 13 sản phẩm. Năm 2011 là năm mà chi nhánh công ty bị thua lỗ do kinh nghiệm còn ít, khách hàng chưa nhiều do công ty mới đi vào hoạt động.

Năm 2012, số lượng công nhân trực tiếp là 636 người, sản lượng là 2.756.064 sản phẩm (tăng 41,075 so với năm 2011), năng suất lao động bình quân (sản phẩm/người) trong năm là 4.333,43 sản phẩm, tăng 576 sản phẩm hay tăng 15,34% so với năm 2011; Năng suất lao động bình quân (sản phẩm/ngày/người) là 15 sản phẩm.

Năm 2013, sản phẩm mà mỗi công nhân làm ra 4624 sản phẩm, tăng 290 sản phẩm so với năm 2012, tương đương tăng thêm 6,71%. Năng suất lao động bình quân (sản phẩm/ngày/người) năm 2013 là 16 sản phẩm, tăng 1 sản phẩm hay tăng 6,71% so với năm 2012.

Bảng 2.23: Tình hình năng suất của chi nhánh công ty

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 /2012 2012/2013

+/- % +/- %

Sản lượng

( Sản phẩm) 1.953.728 2.756.064 3.403.364 802.336 41,07 647.300 23,49 Lao động

bình quân (người) 520 636 736 116 22.31 100 15,72

Năng suất lao động bình quân (sản phẩm/người)

3.757,17 4.333,43 4.624,14 576,26 15,34 290,71 6,71

Năng suất lao động bình quân

(sản

phẩm/ngày/người)

13 15 16 2 15,34 1 6,71

(Nguồn: Phòng nhân sự) Trong đó:

Lao động bình quân năm 2011=(số lao động đầu kỳ + số lao động cuối kỳ)/2 = (460+580)/2=520

Lao động bình quân năm 2012=(số lao động đầu kỳ + số lao động cuối kỳ)/2=

(580+692)/2= 636

Lao động bình quân năm 2012=( số lao động đầu kỳ + số lao động cuối kỳ)/2=

(692+780)/2 = 736

Số ngày công nhân tham gia sản xuất là: 365-52-5-7-12= 289 (ngày)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w