Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực .1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 105 - 112)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực .1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng

Nguồn tuyển dụng

Trong những năm qua, công ty đã tuyển lao động cả từ nguồn bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, chi nhánh công ty vẫn chưa chú ý đến nguồn tuyền dụng bên ngoài là đội ngũ sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, để công tác tuyển dụng đạt kết quả tốt thì trong thời gian tới chi nhánh công ty nên phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng để chọn những sinh viên xuất sắc tham gia tuyển dụng. Bên cạnh nguồn sinh viên của các trường Đại học thì công ty cần xem xét đến lao động là các sinh viên tự nộp hồ sơ xin thực tập tại công ty. Tìm kiếm lao động từ nguồn này sẽ giảm được chi phí cho việc thông báo và loại hồ sơ vì: trong quá trình thực tập, các

cán bộ lãnh đạo trực tiếp của các phòng ban có sinh viên thực tập và những nhân viên, công nhân cùng làm việc với họ sẽ đánh giá được năng lực thực tế của các sinh viên này và phát hiện ra các tài năng bộc lộ trong quá trình thực tập. Những sinh viên nào có năng lực sẽ được các phòng ban giới thiệu đưa lên Phòng Hành Chính Nhân Sự để lập danh sách ứng cử viên tham gia tuyển dụng.

Thông báo tuyển dụng

Để việc tuyển chọn nguồn lao động của công ty có hiệu quả hơn, phòng tổ chức hành chính phải tiến hành dán thông báo tại các phòng ban, tại xưởng sản xuất và tại bảng thông báo của công ty. Việc thông báo phải được tiến hành công khai cùng với quá trình tuyển dụng.

Để các nguồn khác nhận được thông báo một cách nhanh nhất thì công ty cần thông báo tới từng nguồn cụ thể. Thông báo tới các trường Đại học hoặc Cao đẳng hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phương pháp tuyển dụng

Chi nhánh công ty đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và thi kiểm tra tay nghề để tuyển người lao động. Tuy nhiên, công việc phỏng vấn của công ty còn mang tính chủ quan.

Công ty nên thành lập ra hội đồng phỏng vấn gồm: Giám Đốc, Trưởng Phòng Tổ Chức Hành Chính - Nhân Sự, Giám đốc sẽ trực tiếp phỏng vấn đối với ứng viên tuyển vào bộ phận quản lý, các nhân viên sẽ do Trưởng phòng Hành Chính - Nhân Sự và người lãnh đạo trực tiếp phỏng vấn.

Để hoàn thiện quá trình tuyển chọn, chi nhánh công ty cần bổ sung phương pháp trắc nghiệm trong phỏng vấn. Đối với các cán bộ quản lý, phương pháp này sẽ đưa ra đầy đủ hơn các tình huống và cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát của người lao động. Đối với lao động đơn giản như bảo vệ hay nhân viên kho khi áp dụng phương pháp này có thể giảm được chi phí cho tuyển dụng, thời gian cho tuyển dụng. Việc bổ sung phương pháp này cũng đang được công ty xem xét trong thời gian tới với một số hình thức trắc nghiệm như sau:

+ Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn: có thể trắc nghiệm qua các tình huống cụ thể đối với từng vị trí khác nhau theo chuyên môn của họ.

+ Trắc nghiệm cá tính: có mức độ rất quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại trong quá trình làm việc. Rất nhiều nhà quản trị không thành công trong lãnh đạo điều hành nhân viên cấp dưới không phải do họ thiếu khả năng chuyên môn mà do tính cách của họ khác phức tạp khó thay đổi làm cho phong cách lãnh đạo của họ không phù hợp ở môi trường làm việc mới.

+ Trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp: cho biết nghề nghiệp mà ứng viên thích nhất và khả năng người đó có thoả mãn nghề nghiệp này hay không.

+ Trắc nghiệm tâm lý: Giúp hội đồng tuyển dụng hiểu được động thái và thái độ ứng xử của ứng viên, đặc điểm về nhân cách, khí chất…

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đề bạt, điều động nhân viên Môi trường làm việc, chế độ lương, thưởng, phúc lợi là những yếu tố chủ yếu quyết định đến việc ra đi hay ở lại gắn bó lâu dài với công ty của nhân viên. Bên cạnh đó, chính sách đề bạt, thăng tiến cũng không kém phần quan trọng trong quyết định đó. Khi họ làm việc mà không có cơ hội được thăng tiến thì chắc chắn những nhân viên giỏi họ sẽ ra đi và tìm một môi trường mới có nhiều cơ hội cho họ hơn. Tuy nhiên còn một bộ phận khá đông CBCNV cho rằng chính sách thăng tiến tại công ty hiện nay chưa công bằng, khoa học. Mặc dù công ty đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể trong việc đề bạt, thăng tiến nhưng việc thực hiện còn lỏng lẻo, chưa đúng theo tiêu chuẩn đã đưa ra. Vì vậy công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh hơn để đảm bảo được quyền lợi và hướng cho người lao động có những mục tiêu để phát triển trong tương lai.

Công tác điều động nhân viên tại công ty được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên để có hiệu quả tốt hơn thì nên đào tạo chéo cho những nhân viên nào thực sự cần thiết, để khi có sự việc bất ngờ xảy ra như bỏ việc, thôi việc, ốm đau, chết...thì những nhân viên được đào tạo này sẽ được điều động làm việc ở vị trí mới, điều này sẽ giúp giảm bớt việc gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời giúp cho nhân viên có được những cảm giác mới trong quá trình làm việc, tạo sự sảng khoái , niềm đam mê hơn cho nhân viên và đem lại kết quả tốt cho công việc.

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng suất lao động

Nâng cao năng suất lao động là quá trình làm tăng năng lực sản xuất của người lao động, tăng năng suất của máy móc và làm tăng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Do vậy sẽ làm giảm chi phí lao động xã hội cần thiết để chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm. Các biện pháp để tăng năng suất lao động mà công ty cần áp dụng là:

Nâng cao trình độ người lao động: trong sản xuất, máy móc tạo ra sản phẩm nhưng con người lại quyết định máy móc, sử dụng máy móc để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, trình độ tay nghề người lao động còn gắn liền với chất lượng sản phẩm và uy tín trên thị trường của doanh nghiệp.Việc nâng cao tay nghề cho người lao động được coi là chìa khóa để tăng năng suất lao động. Bên cạnh việc nâng cao tay nghề, việc rèn luyện giáo dục thể chất cho người lao động cũng cần được chú ý đến. Có tay nghề cao đòi hỏi có sức khỏe và thể lực tốt.

Đổi mới công nghệ: đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng thì đổi mới công nghệ là bước tiến vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế. Tại doanh nghiệp, hiện có một số công nghệ máy móc trang thiết bị xuống cấp, thường xảy ra sự cố, gây thiệt hại không nhỏ, vì vậy doanh nghiệp coi việc đổi mới công nghệ là việc cần làm hơn bao giờ hết giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cao.

Nâng cao trình độ tổ chức quản lý: đối với mỗi doanh nghiệp trình độ tổ chức quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động sẽ tăng khi có một công tác quản lý tích cực đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần phải nâng cao hệ thống quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý doanh nghiệp có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu trong thời buổi kinh tế thị trường.

3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thời gian lao động

Công tác quản lý thời gian lao động của công nhân viên liên quan đến việc chấp hành đúng nội quy của công ty. Bất cứ một tổ chức nào muốn làm việc ổn định hiệu quả thì cần có những quy định về thời gian làm việc một cách chặt chẽ.

Thực trạng đi làm muộn, nghỉ không có lý do của công nhân viên tại công ty những năm qua vẫn còn tồn tại và diễn ra khá nhiều. Nên ban quản lý công ty cần có những biện pháp cụ thể như:

- Khi công nhân đi trễ, về sớm sẽ bị bảo vệ ghi tên, và số giờ đi trể, về sớm là bao nhiêu sau đó sẽ báo lên người chấm công của ở phòng nhân sự để trừ lương, nhắc nhở.

- Thông báo cho công nhân viên cụ thể những quy định về các quy định của công ty ngày từ khi công nhân viên vào làm việc tại công ty và những kỷ luật cụ thể đối với từng vi phạm.

- Về thời gian tăng ca thì phải đúng như luật lao động quy định.

- Có những khen thưởng cho những công nhân viên đi làm đúng giờ, đủ công trong tháng và đặc biệt những tháng quan trọng như cuối năm để giúp công nhân viên có động lực làm việc.

- Tham khảo ý kiến của công nhân về thời gian làm việc tại công ty sao cho phù hợp với đa số công nhân rồi từ đó kết hợp với kế hoạch sản xuất của công ty để có những thay đổi hợp lý và hiệu quả

3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo

Nhu cầu đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Mục tiêu của đào tạo là tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và công nhân lành nghề đảm đương nhiệm vụ của công ty. Trong những năm qua công tác đào tạo xây dựng đội ngũ ở công ty đã được tiến hành thận trọng. Trước tình hình có nhiều thử thách, công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo thì mới đáp ứng đòi hỏi của tình hình.

Đối với bộ phận lao động quản lý, đối tượng đào tạo là nhân viên các phòng, các kỹ thuật viên để nắm bắt được các kiến thức về kinh tế thị trường, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ công tác. Với hình thức đào tạo có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc gửi vào các trường đại học.

Đối với công nhân kỹ thuật: Ngoài việc tổ chức thi đua tay nghề hàng năm, hàng quý, thậm chí hàng tháng có thể tổ chức các lớp ngắn hạn tại công ty hoặc gửi đến các trường kỹ thuật để bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề.

Đặc biệt nên đào tạo chéo cho nhân viên để tạo nên tính đa dạng trong nghề nghiệp của nhân viên, nhưng khi làm việc này thì phải có chính sách lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân viên sau đào tạo.

3.2.6 Giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực

Công tác đánh giá quá trình lao động

Bộ phận nhân sự phải phối hợp với các bộ phận chuyên môn của công ty xây dựng hệ thống đánh giá đa chiều: cấp trên đánh giá cấp dưới, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, bộ phận này đỏnh giỏ bộ phận khỏc…cỏc tiờu thức đỏnh giỏ phải rừ ràng, thống nhất trên cơ sở của việc phân tích văn bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí, chức danh, đồng thời phải đảm bảo dễ thực hiện.

Tăng cường hơn nữa việc phõn cấp quản lý trờn cơ sở quy định rừ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản trị trong hệ thống tổ chức của công ty đảm bảo tính hệ thống, tính phân quyền và tính khoa học trong quản lý. Thông qua sự phân cấp quản lý chặt chẽ, công ty sẽ hình thành được bộ máy quản lý đồng bộ giúp cho công tác điều hành đạt kết quả.

Các phương pháp đánh giá trên đều cho kết quả tốt miễn là việc đánh giá phải được tiến hành công khai, dân chủ và không được áp đặt.

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi

Với mục tiêu phát huy, kích thích người lao động nâng cao ý thức, trách nhiệm và nâng cao năng suất lao động, công ty nên tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện quy chế phân phối tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh tháng, điều chỉnh quy chế lương, xây dựng và ban hành quy định thanh toỏn tiền lương chặt chẽ, rừ ràng, tổ chức thi nõng lương nâng bậc định kỳ cho toàn thể CBCNV trong công ty.

Cụng ty cần cú biện phỏp tuyờn truyền giải thớch cho nhõn viờn rừ hơn về cỏch thức trả lương hiện tại phù hợp như thế nào đối với người lao động, lợi ích của họ khi áp dụng cách tính lương này đồng thời kêu gọi sự góp ý của toàn thể nhân viên tham gia vào việc xây dựng chính sách lương phù hợp với yêu cầu của công ty.

Đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho người lao động, giải quyết và làm thủ tục cho các trường hợp ốm đau, thai sản, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn – con người kết hợp.

Đối với chính sách thưởng thì đây là một chính sách động viên người lao động rất tốt nhưng khi tiến hành thì ban lãnh đạo công ty phải tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của từng lao động bằng cách thường xuyên tiếp xúc với họ và lấy ý kiến từ phía đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp của người lao động. Khi thưởng thì phải đưa ra hình thức và mức thưởng phù hợp với công lao đóng góp của người nhận thưởng, phù hợp với mong muốn của họ và đặc biệt phải chú trọng đến sự công bằng.

3.2.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động

Trong những năm qua thì vấn đề an toàn lao động tại chi nhánh công ty được thực hiện khá tốt và luôn được quan tâm, vì vậy số vụ tai nạn xảy ra tại công ty có xu hướng giảm đi. Trong thời gian tới công ty cần phải nổ lực hơn nữa để hạn chế tai nạn xảy ra tai doanh nghiệp bằng các biện pháp sau:

Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho đội ngũ cán bộ nhân viên đầy đủ.

Thường xuyên mở các đợt tập huấn về an toàn lao động cho cán bộ, công nhân trong công ty để nâng cao ý thức của họ trong việc tuân thủ nội quy, quy trình thực hiện công việc đảm bảo an toàn.

Thiết kế nhà xưởng rộng rải, thoáng mát đủ ánh sáng và các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động.

Trong doanh nghiệp nên treo các băng rôn, các cảnh báo để năng cao ý thức chấp hành kỷ luật an toàn lao động.

Bắt buộc mọi công nhân viên đều tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng nhà ăn sạch sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng cho công nhân viên.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w