KPI trong hệ thống tiền lương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 91 - 94)

Tiền lường luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến. Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì ổn định được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này mà trong những năm vừa qua, công ty đã cố gắng để đảm bảo cho đội ngũ công nhân viên của mình có một mức lương ngang bằng với các công ty cùng ngành ở trong và ngoài tỉnh.

Bảng 2.20: Lương trung bình năm của nhóm chức danh trong chi nhánh công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chức danh 2011 2012 2013 2012/2011 Tỷ lệ

% 2013/2012 Tỷ lệ

% Quản lý cấp công ty 67,2 81,6 92,4 14,4 21,43 10,8 13,24 Trưởng, phó các phòng

ban 42 57,6 66

15,6 37,14 8,4 14,58

Cấp quản lý tổ, chuyền 32,4 42 50,4 9,6 29,63 8,4 20,00

Nhân viên nghiệp vụ các

phòng ban 24 30 37,2

6 25,00 7,2 24,00

Bộ phận QC, bảo trì máy

móc 21,6 24 30

2,4 11,11 6 25,00

Nhân viên lái xe 21,6 24 30 2,4 11,11 6 25,00

Công nhân 19,2 21 23,4 1,8 9,38 2,4 11,43

Nhân viên phục vụ (Bảo

vệ, nấu ăn, tạp vụ) 17,4 19,2 20,8

1,8 10,34 1,6 8,33

Tổng 258 312,6 365,4 54,6 21,16 52,8 16,89

(Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu, ta thấy mức lương trung bình của mỗi nhóm chức danh trong công ty có sự khác biệt và thay đổi theo hướng tăng dần trong những năm gần đây, cụ thể như sau:

Cán bộ quản lý công ty

Cán bộ quản lý là bộ phận đầu tàu trong công ty, việc công ty làm ăn tốt hay không là do các cán bộ quản lý điều hành tốt hay không, nếu những người quản lý mà

thấy hài lòng về các chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi thì họ sẽ tận tâm để làm việc và trung thành với công ty hơn, từ đó cũng làm cho công ty ổn định và phát triển.

Vì vậy đây bộ phận có mức lương trung bình cao nhất trong công ty. Năm 2011, lương trung bình của mỗi nhân viên là 67,2 triệu đồng. Đến năm 2012 thì lương trung bình tăng lên 81,6 triệu đồng, tăng 14,4 triệu đồng hay tăng 21,43% so với năm 2011. Năm 2013, mỗi nhân viên có mức lương trung bình là 92,4 triệu đồng, tăng 10,8 triệu đồng hay tăng 13,24% so với năm 2012.

Trưởng, phó các phòng ban.

Đây là bộ phận có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng để tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được phân công phụ trách. Mức lương trung bình của mỗi nhân viên ở bộ phận này cũng tương đối cao. Năm 2011, mỗi nhân viên có mức lương trung bình là 42 triệu đồng. Năm 2012, mức lương trung bình cảu mỗi nhân viên là 57,6 triệu đồng, tăng 15,6 triệu đồng hay tăng 37,14% so với năm 2011. Và năm 2013, mức lương trung bình tăng 8,4 triệu đồng hay tăng 14,58% so với 2012.

Cấp quản lý tổ, chuyền.

Các chuyền trưởng, chuyền phó, tổ trưởng là những người trực tiếp quản lý, đôn đốc công nhân sản xuất nên có sự ảnh hưởng lớn đến công nhân trực tiếp sản xuất.

Mỗi nhân viên ở bộ phận này có mức lương trung bình qua mỗi năm như sau: năm 2011 là 32,4 triệu đồng; năm 2012 là 42 triệu đồng, tăng 9,6 triệu đồng tương đương tăng 29,63%; năm 2013 là 50,4 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 8,4 triệu đồng hay tăng 20%.

Nhân viên nghiệp vụ các phòng ban

Mỗi nhân viên ở bộ phận này có mức lương trung bình trong năm 2011 là 24 triệu đồng. Năm 2012, mức lương trung bình tăng lên 30 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng hay tăng 20% so với 2011. Và năm 2013, mức lương trung bình của mỗi nhân viên là 37,2 triệu, tăng 7,2 triệu đồng hay tăng 24% so với năm 2012. Nhân viên bộ phận văn phòng là lao động sản xuất gián tiếp, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của công ty, do

mức sống xã hội ngày càng tăng cộng với việc công ty kinh doanh tốt, ổn định nên công ty đã tăng lương cho cán bộ nhân viên văn phòng để khích lệ tinh thần của nhân viên.

Bộ phận QC, bảo trì máy móc và nhân viên lái xe

Năm 2011 lương trung bình của mỗi nhân viên của bộ phận này là 21,6 triệu đồng. Sang năm 2012 mức lương này tăng lên 24 triệu đồng, tăng 2,4 triệu đồng hay tăng 11,11%. Mức lương trung bình của mỗi nhân viên trong năm 2013 là 30 triệu đồng, so với 2012 tăng 6 triệu đồng hay tăng 25%.

Bộ phận công nhân

Công nhân là những lao động trực tiếp, có vai trò nồng cốt của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp dệt may. Việc tăng lương cho bộ phận công nhân này có tác dụng khích lệ, thúc đẩy họ làm việc, giúp họ ổn định đời sống và yên tâm làm việc, gắn bó với công ty. Mức lương trung bình của mỗi công nhân qua các năm lần lượt là: năm 2011 là 19,2 triệu đồng; năm 2012 là 21 triệu đồng, tăng 1,8 triệu đồng hay tăng 9,38% và năm 2013 là 23,4 triệu đồng, tăng 2,4 triệu đồng tương đương tăng 11,43% so với 2012.

Nhân viên phục vụ

Mức lương trung bình của mỗi nhân viên ở bộ phận nhân viên phục vụ năm 2011 là 17,4 triệu đồng. Năm 2012 lương trung bình là 19,2 triệu, tăng 1,8 triệu đồng hay tăng 10,34% so với năm 2011. So với năm 2012, mức lương trung bình tăng lên 20,82 triệu đồng, tăng 1,6 triệu đồng hay tăng 8,33%.

Như vậy, nhìn chung mức lương trung bình mỗi nhân viên ở từng bộ phận tăng qua mỗi năm. Đây là một trong những điểm mạnh nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong việc tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh trên thị trường lao động.

2.2.6 KPI về an toàn lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY HÀNG GIA DỤNG GILIMEX – PPJ QUẢNG TRỊ THÔNG QUA các NHÓM CHỈ số KPI (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w