7. Cơ cấu của luận văn
1.3. Nội dung của chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật 1. Phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp cho các đối tượng nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng
1.3.1.1. Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội
Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 xác định công tác tuyên tuyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về nghề CTXH là một trong những nội dung xuyên suốt của hoạt động Đề án trong cả giai đoạn. Nhiệm vụ của các địa phương là có trách nhiệm cụ thể hóa chính sách tuyên truyền với những công cụ, phương tiện và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về CTXH.
Trong điều kiện nghề CTXH còn non trẻ ở Việt Nam, để phát triển CTXH thành một nghề, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong xã hội phát triển phải được đặt lên hàng đầu. Với mục đính tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng sau đây: (i). Tuyên truyền cho đội ngũ những nhà
quản lý, lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là những ngành liên quan đến DVCTXH như LĐ-TBXH, Giáo dục–Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Tư pháp..., các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,...) và các tổ chức xã hội dân sự khác có liên quan đến cung cấp DVCTXH. Với mục đích kêu gọi tất cả nguồn lực tích cực tham gia vào việc phát triển khuông khổ luật pháp và tạo môi trường hành chính thuận lợi cho việc phát triển nghề CTXH; (ii). Tuyên truyền trong nhân dân, nhất là những đối tượng người dân có nhu cầu cung cấp DVCTXH, chăm sóc xã hội, để họ hiểu và tìm cách tiếp cận hoặc có biện pháp giúp họ tiếp cận DVCTXH một cách kịp thời, có hiệu quả.
1.3.1.2. Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội các cấp
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH chuyên nghiệp và được phân bố, sử dụng hiệu quả là một chính sách không thể thiếu trong việc phát triển CTXH thành một nghề. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến đội ngũ nhân viên bán chuyên nghiệp, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia cung cấp DVCTXH.
Với mục tiêu tăng số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức sự nghiệp cung cấp DVCTXH, các trường đại học có đào tạo về CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập, trong giai đoạn 2010-2020, Đề án phát triển nghề CTXH được Chính phủ xác định: Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, nội dung đào tạo và dạy nghề CTXH, gồm: (i). Xây dựng và ban hành chương trình khung, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề CTXH bảo đảm liên thông với đào tạo đại học nghề CTXH; (ii). Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về CTXH; (iii).
Hỗ trợ các khoa có đào tạo CTXH tại các cơ sở đào tạo và (iv). Nâng cao năng lực
đội ngũ giảng viên ngành CTXH.[16].
1.3.1.3. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Cơ sở cung cấp DVCTXH là công cụ không thể thiếu của hoạt động CTXH.
Các cơ sở cung cấp DVCTXH có nhiệm vụ cung cấp các DV khẩn cấp; tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng,... cho đối tượng. Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp.
Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi... Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng. Quản lý đối tượng được cung cấp DVCTXH. Cung cấp các DV xã hội và nâng cao năng lực; phát triển cộng đồng; tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức; thực hiện nghiên cứu, khảo sát liên quan đến phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
Từ thực tiễn nghề CTXH đang trong giai đoạn mới hình thành và phát triển ở các địa phương cũng như trong cả nước, việc củng cố và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp DVCTXH theo hướng gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa trung tâm cung cấp DVCTXH với hệ thống bảo trợ xã hội, đồng thời cũng cần phải có cơ chế, chính sách mở rộng các DVCTXH trợ giúp theo hướng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
1.3.1.4. Vị trí làm việc, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội
Để nhân viên xã hội hành nghề CTXH được phát huy nghề nghiệp một cách
có hiệu quả, việc trợ giúp tốt cho các đối tượng cần trợ giúp nói chung và TEKT nói riêng, trước hết họ phải nhận thức được trách nhiệm xã hội và biết được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình..., đồng thời trong thực hành CTXH họ phải thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn, quy định như thế nào đối với các loại hình, đối tượng cụ thể cần trợ giúp.
Vì vậy, pháp luật, chính sách CTXH cần quy định cụ thể vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH và thủ tục giải quyết việc cung cấp DV CTXH đối với cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng. Cần quy định đầy đủ: (i).
Mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH; (ii).
Tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH; (iii). Tiêu chuẩn, quy trình cung cấp DVCTXH; (iv). Áp dụng ngạch, bậc lương viên chức CTXH phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành nghề; (v). Tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH của các cơ sở cung cấp DVCTXH.
1.3.2. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
Chúng ta biết rằng CTXH có nhiều cách tiếp cận với đối tượng là TEKT.
Trong đề tài này tác giả tập trung phân tích vào hai cách tiếp cận cơ bản là: (i). Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của TEKT; và (ii). Tiếp cận dựa trên nhu cầu của TEKT.
1.3.2.1. Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật Tiếp cận dựa trên quyền con người là khung lý thuyết chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình hoạt động CTXH. Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được luật pháp bảo vệ. Nhân viên xã hội dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động những mô hình phát triển xã hội.
Cách tiếp cận đảm bảo quyền con người trong CTXH đối với TEKT nhấn
mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được an toàn về vật chất, sức khỏe và được phát triển toàn diện, bình đẳng. Để thực hiện được cách tiếp cận này, Nhà nước phải có chính sách, quy định chống xem thường, kỳ thị đối với TEKT và chính bản thân TEKT cũng không tự xem thường mình. CTXH đối với TEKT nhằm giúp đỡ họ là nghĩa vụ của xã hội mà Nhà nước phải thừa nhận và quy định để thực hiện. Đối tượng TEKT đương nhiên được thụ hưởng chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của xã hội, thông qua CTXH đối với TEKT là một cách, phương thức để TEKT được kịp thời tiếp cận và thụ hưởng các chính sách đầy đủ, hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận quyền con người trong CTXH đối với TEKT là cách tiếp cận mang tính nhân văn, phù hợp chung với nhân loại. Nhà nước cần có chính sách tạo cơ sở pháp lý để nhân viên CTXH bảo vệ quyền cho TEKT thông qua chức năng biện hộ của nghề nghiệp để làm việc với các cơ quan liên quan mỗi khi quyền của TEKT chưa được đảm bảo. Đồng thời trong quy định về quản lý trường hợp đối với TEKT, nhân viên CTXH giúp cho TEKT định hướng bảo vệ được các quyền của mình là không thể thiếu trong quá trình cung cấp DVCTXH đối với TEKT.
1.3.2.2. Tiếp cận dựa trên nhu cầu của trẻ em khuyết tật
Con người có nhiều nhu cầu, mỗi thời kỳ của đời người có nhu cầu khác nhau. Nhu cầu về vật chất và tinh thần; các nhu cầu đa dạng, phong phú và phát triển, nó xuất phát từ chủ quan và khách quan tùy theo điều kiện hoàn cảnh sống, văn hóa, nhận thức và vị trí trong xã hội. Theo thuyết động cơ của Maslow, con người cần có nhu cầu cho sự sống và nhu cầu xã hội và có năm thang bậc từ thấp đến cao lần lượt là: Nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu hoàn thiện.
Cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu cơ bản cho TEKT trong CTXH đối với TEKT nhấn mạnh đến giúp TEKT đảm bảo quyền con người để có điều kiện phát triển mọi mặt thể chất, tinh thần, tình cảm. Điều quan trọng là phải xác định đúng nhu cầu của từng TEKT, gia đình TEKT, cộng đồng NKT. Tiếp cận đáp ứng nhu cầu của TEKT xuất phát từ coi trọng nhu cầu và tính cách riêng của mỗi người.
Trong CTXH với TEKT đòi hỏi nhân viên CTXH phải có kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và kỹ năng quan sỏt để xỏc định rừ và đỳng nhu cầu, từ đú tỡm ra giải pháp, phương pháp hỗ trợ thích hợp. Việc đáp ứng nhu cầu của TEKT cũng chính là động cơ để TEKT tham gia vào các hoạt động của kế hoạch trợ giúp. Mặt khác, tiếp cận dựa theo nhu cầu sẽ giúp cho việc hỗ trợ TEKT đúng đối tượng, đạt hiệu quả và tránh lãng phí.
Như vậy, chính sách đảm bảo cho nhân viên CTXH tiếp cận theo nhu cầu trong CTXH đối với TEKT cần: (i). Trong đào tạo nhân viên CTXH cần đặc biệt quan tâm đến kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, quan sát; (ii). Có quy định bắt buộc nguyên tắc tôn trọng và xác định đúng nhu cầu TEKT trong tiến trình làm việc và quản lý trường hợp đối với TEKT của nhân viên CTXH.
1.3.3. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các phương pháp công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
1.3.3.1. Phương pháp công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình trẻ TEKT Nhân viên CTXH làm việc với cá nhân, gia đình TEKT sử dụng phương pháp CTXH cá nhân. Đây là một phương pháp chuyên nghiệp mà các nhân viên xã hội sử dụng để hỗ trợ TEKT, gia đình TEKT với mục tiêu: (i). Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn;
(ii). Cung cấp thêm những DV can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả; (iii). Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện của mọi thành viên trong gia đình.
Nhiệm vụ của của nhân viên CTXH trong làm việc với cá nhân và gia đình TEKT là đưa ra nhiều hoạt động khác nhau như hỗ trợ cá nhân, gia đình tiếp cận các DV xã hội, biện hộ để đảm bảo quyền lợi, xây dựng niềm tin trong cuộc sống, cùng cá nhân giải quyết các vấn đề tâm lý, tình cảm, xã hội, giúp các thành viên thực hiện chức năng của mình. Nhân viên CTXH hỗ trợ cải thiện an sinh cho các
thành viên trong gia đình, thực hiện các vai trò kết nối, biện hộ, hòa giải, giáo dục, tham vấn, trị liệu...cho đối tượng.
Cũng như mọi tiến trình hỗ trợ của CTXH, tiến trình làm việc với gia đình TEKT cũng trải qua 6 bước gồm: Tiếp nhận ca; thu thập thông tin; đánh giá nhu cầu/vấn đề; lập kế hoạch can thiệp; triển khai kế hoạch; lượng giá. Trong làm việc với TEKT, gia đình TEKT, nhân viên CTXH cần có nhiều kỹ năng, trong đó đặc biệt là kỹ năng biện hộ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của TEKT, kỹ năng huy động nguồn lực, hỗ trợ tiếp cận và thụ hưởng DV xã hội ...
Để nhân viên CTXH thực hành phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình TEKT, chính sách CTXH đối với TEKT cần: (i). Trong đào tạo nhân viên CTXH làm việc đối với TEKT phải kết hợp giữa lý thuyết với thực hành các kỹ năng; (ii). Chính sách có quy định và xác lập pháp lý về quan hệ giữa nhân viên CTXH với TEKT, gia đình TEKT; (iii) Xác định được vai trò, vị trí của nhân viên CTXH; (iv). Quy định về tiến trình, các bước làm việc và quản lý trường hợp TEKT, gia đình TEKT của nhân viên CTXH, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của nhân viên CTXH.
1.3.3.2. Phương pháp công tác xã hội đối với nhóm trẻ em khuyết tật
Phương pháp CTXH đối với nhóm TEKT là quá trình nhân viên xã hội sử dụng các tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp TEKT tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghỉ với nhau, tạo sự thay đổi thái độ, hành vi tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên nhóm. Với mục đích tạo điều kiện cho TEKT bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm; là nơi để TEKT được công nhận, được quan tâm, được an toàn, được có cảm giác gắn bó, được phát huy tiềm năng và tự khẳng định mình.
Phương pháp CTXH đối với nhóm TEKT được sử dụng trong trường hợp khi vấn đề nảy sinh trong mối tương quan giữa hai hay nghiều người; khi một số
TEKT có nhu cầu giống nhau; khi trao đổi tương tác với nhau về các vấn đề liên quan đến TEKT. Trong CTXH có nhiều dạng nhóm, song phổ biến đối với TEKT là nhóm giáo dục và nhóm tương trợ như: nhóm chăm sóc; nhóm giáo dục; nhóm phục hồi chức năng; nhóm dạy nghề-tạo việc làm; nhóm phát triển…
Nếu như ở phương pháp CTXH với TEKT, gia đình TEKT, công cụ để nhân viên xã hội giúp đỡ TEKT, gia đình TEKT là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với TEKT, gia đình TEKT, thì trong phương pháp CTXH đối với nhóm TEKT, công cụ để giúp đỡ là các hoạt động của nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các trẻ em trong nhóm. Để đảm bảo vai trò này, nhân viên xã hội phải có kỹ năng như làm việc với nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lấy ý kiến và ra quyết định.
Như vậy, để nhân viên CTXH thực hành phương pháp CTXH đối với nhóm TEKT, chính sách CTXH đối với TEKT cần: (i). Trong đào tạo nhân viên CTXH làm việc đối với nhóm TEKT phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành các kỹ năng làm việc nhóm. (ii). Chính sách có quy định và xác lập pháp lý về quyền thành lập nhóm trong hỗ trợ TEKT của nhân viên CTXH; (iv). Xác định vai trò, vị trí của nhân viên CTXH. (iii). Quy định về tiến trình, các bước làm việc của nhân viên CTXH, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của nhân viên CTXH trong làm việc với nhóm TEKT.
1.3.3.3. Phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng có đặc trưng: Tạo ra những điều kiện căn bản cải thiện về kinh tế và xã hội cho cộng đồng; nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng theo cơ chế dân chủ và tự nguyện; sự nỗ lực của chính quyền nhằm hỗ trợ và định hướng cho quá trình phát triển là yếu tố quyết định tính bền vững; biết định hướng các nhu cầu từ người dân; phát triển tính tự lực, nâng cao ý thức của người dân; tăng quyền lực cho cộng đồng; tăng cường sự hội nhập và tính bền vững và tuân thủ theo tiến trình từ thấp đến cao. Trong khuôn khổ đề tài này, cộng đồng được xem là cộng đồng nơi có TEKT, NKT (xã, phường, thôn, khu dân cư).