7. Cơ cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho các đối tượng nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng
3.2.1.1. Về truyền thông, vận động
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong việc phát triển xã hội. Tập trung vào các nhóm đối tượng chính: (i) Đội ngũ những nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là những ngành liên quan đến hoạt động cung cấp DVCTXH, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội có liên quan đến cung cấp DVCTXH, để họ tích cực tham gia vào việc phát triển, cụ thể hóa khuôn khổ luật pháp và tạo môi trường hành chính thuận lợi cho việc phát triển nghề CTXH; (ii). Tuyên truyền cho người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu cung cấp DVCTXH, chăm sóc xã hội để họ được tiếp cận hoặc có biện pháp giúp họ tiếp cận.
Ngoài những nội dung về chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nghề CTXH, các phương pháp CTXH cần tập trung vào tầm quan trọng của nghề CTXH trong việc phát triển xã hội, những hiệu quả đem lại từ DVCTXH trong thực tiễn. Có hình thức, công cụ truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và có trọng tâm như xây dựng mô hình cung cấp DVCTXH để qua đó giới thiệu, nhân rộng mô hình. Xây dựng điểm một số mô hình thực hiện cung cấp DVCTXH đối với TEKT, gia đình TEKT.
3.2.1.2. Về phát triển nguồn nhân lực.
Tiếp tục có các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH chuyên nghiệp gọi chung là nhân viên CTXH chuyên nghiệp, đồng thời phải được phân bố, sử dụng nhân viên CTXH một cách hiệu quả. Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia hoạt động DVCTXH tại cộng đồng theo quy trình:
(i). Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ tại các cơ quan có chức năng trực tiếp và gián tiếp đến CTXH ở các cấp, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ CTXH.
(ii). Tiếp tục lựa chọn cán bộ để đào tạo trên đại học, đại học; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo lại theo chuyên ngành CTXH cho nhân viên đang làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục chuyên biệt, cán bộ trong bộ máy trực tiếp quản lý và liên quan đến việc phát triển nghề CTXH tại địa phương.
(iii). Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu, gắn với thực hành trong các lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và TEKT nói riêng cho cộng tác viên, nhân viên làm việc trong các ngành, hội đoàn thể liên quan ở cấp xã, phường; trang bị kiến thức về CTXH cho đội ngũ tình nguyện viên CTXH ở các thôn, tổ dân phố.
3.2.1.3. Phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ:
Củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH và nhân viên CTXH trên địa bàn toàn thành phố, đảm bảo cung cấp DVCTXH theo nhu cầu của đối tượng TEKT nói riêng và các đối tượng yếu thế nói chung theo hướng:
(i). Thành lập Trung tâm DVCTXH nhằm thực hiện nhiệm vụ: Cung cấp các DVCTXH cho đối tượng có nhu cầu để ổn định tâm lý, sức khỏe, tinh thần và các điều kiện hòa nhập cộng đồng; nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng về nghề CTXH; từng bước nâng cao chất lượng DV theo hướng chuyên nghiệp hóa nghề CTXH ở địa phương. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng được quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người lang thang ăn xin. Tiếp nhận, quản lý, chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách kỹ năng sống; tư vấn, tham vấn; tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, người bị bạo lực gia đình, người bị xâm hại tình dục, người bị mua bán trở về; người nhiễm HIV/AIDS; Tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cú trú ổn định bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các đối tượng khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
(ii). Tham mưu thành lập phòng CTXH ở các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục chuyên biệt, tại các bệnh viện, văn phòng tư vấn cấp thành phố, trường học, điểm CTXH cộng đồng. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự đảm bảo các bộ máy này hành nghề CTXH một cách chuyên nghiệp.
(iii). Phát triển mạng lưới nhân viên CTXH tại cộng đồng đảm bảo đến năm 2020 mỗi xã, phường ít nhất có một nhân viên CTXH chuyên nghiệp, một cộng tác viên và một số tình nguyện viên để trợ giúp các đối tượng TEKT, gia đình TEKT.
3.2.1.4. Thực hiện chính sách pháp luật về chính sách công tác xã hội
Địa phương cần kịp thời và có các giải pháp cụ thể hóa để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về khung pháp lý CTXH, cụ thể gồm:
(i). Vị trí việc làm; vai trò, vị trí của nhân viên CTXH, đặc biệt là quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên CTXH trong một số trường hợp mang tính chất phổ biến, cụ thể; (ii). Hệ thống DVCTXH bao gồm về danh mục DVCTXH, tiêu chuẩn chất lượng cung cấp DV, về định mức chi phí DV trên cơ sở tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường, làm cơ sở cho việc tạo cơ chế tài chính của Nhà nước chi trả cho các tổ chức, cá nhân cung cấp DV cho các đối tượng trợ giúp xã hội của Nhà nước, không có sự phân biệt DV do tổ chức công lập hay ngoài công lập cung cấp, các đối tượng không thuộc diện Nhà nước trợ giúp tự trả chi phí theo định mức quy định của Nhà nước…; (iii). Mạng lưới tổ chức cung cấp DVCTXH như việc thành lập và tổ chức hoạt động của các cơ sở cung cấp DVCTXH ở cộng đồng, mạng lưới về nhân viên, cộng tác viên CTXH, trách nhiệm và quyền lợi của họ, điều kiện và thủ tục hành nghề CTXH độc lập với tư cách là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong cộng đồng; (iv). Trong trợ giúp các đối tượng NKT nói chung và TEKT nói riêng, mô hình cung cấp DVCTXH đều phải hướng vào cung cấp DV ngay tại gia đình, cộng đồng là chủ yếu. Do vậy, phương thức hoạt động của cơ sở
cung cấp DVCTXH phải gắn kết chặt chẽ với đội ngũ nhân viên CTXH, cộng tác viên CTXH ở cộng đồng.
3.2.1.5. Xã hội hóa hoạt động công tác xã hội
Từng bước thực hiện xã hội hóa các hoạt động CTXH: Trên cơ sở chính sách, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng cơ chế khuyến khích nhằm thu hút các thành phần của cộng đồng dân cư tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của CTXH kể cả trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phát triển đội ngũ CTXH và tham gia vào DVCTXH.
3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội và chuyên nghiệp dịch vụ công tác xã hội với đối tượng trẻ em khuyết tật
Thứ nhất: Cần có quy định bắt buộc, đưa vào quy trình, kế hoạch quản lý trường hợp và kiểm tra giám sát việc thực hiện của nhân viên CTXH nhằm đảm bảo triển khai các cách tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền, tiếp cận dựa trên nhu cầu của đối tượng TEKT.
(i). Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của đối tượng TEKT: Ngoài việc đảm bảo quyền con người theo pháp luật, còn quyền được biết và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ cho TEKT, gia đình TEKT, NKT của Nhà nước; quyền được tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ TEKT, NKT tại địa phương, cộng đồng nơi cư trú và quyền được tham gia trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ TEKT.
(ii). Tiếp cận dựa trên nhu cầu của đối tượng TEKT: Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thỏa mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại. Cùng là con người nên TEKT cũng có nhu cầu như những trẻ em bình thường khác như: về vật chất ( ăn, mặc, ở, học tập, lao động), về tinh thần (vui chơi, giải trí) và cần sự yêu thương, đùm bọc của người thân, gia đình và cộng đồng.
Trong quản lý trường hợp TEKT, gia đình TEKT và cộng đồng NKT, việc thu thập thông tin, đánh giá đúng nhu cầu, lựa chọn sắp xếp đúng thứ tự ưu tiên trong các loại nhu cầu và cá biệt hóa nhu cầu trong từng trường hợp là nguyên tắc bắt buộc trong quản lý trường hợp trợ giúp.
Thứ hai: Cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện việc xác lập cơ sở pháp lý để nhân viên hành nghề CTXH, triển khai các phương pháp CTXH với đối tượng TEKT: (i).
Nhân viên CTXH làm việc với TEKT, gia đình TEKT và vai trò, vị trí, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH; (ii). Quyền thành lập nhóm, vai trò, vị trí của nhân viên CTXH trong làm việc nhóm TEKT; (iii). Quyền làm tác viên phát triển cộng đồng và vai trò, vị trí, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH trong phát triển cộng đồng.
Thứ ba: Hướng dẫn triển khai thực hiện tiến trình, các bước làm việc và quản lý trường hợp TEKT, gia đình TEKT của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của nhân viên CTXH trong làm việc với TEKT, gia đình TEKT; tiến trình, các bước làm việc của nhân viên CTXH, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của nhân viên CTXH trong làm việc với nhóm TEKT; tiến trình, các bước làm việc trong các hoạt động phát triển cộng đồng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án trợ giúp NKT của cộng đồng theo phương pháp có sự tham gia của người dân và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của tác viên phát triển cộng đồng.
Thứ tư: Việc quy định giỏ cả DVCTXH trong trợ giỳp phải chi tiết, rừ ràng theo quy mô, nội dung và từng diện đối tượng cụ thể (TEKT, gia đình TEKT, nhóm TEKT, cộng đồng NKT…); trách nhiệm chi trả của đối tượng thụ hưởng, của Nhà nước và phương thức chi trả cho người, cơ sở cung cấp DV.
Thứ năm: Cần phải xỏc định rừ vị trớ, vai trũ của nhõn viờn CTXH; quy định về quy trình, các bước căn bản trong cung cấp DVCTXH với TEKT; mẫu hóa từng cụng đoạn trong hoạt động một DVCTXH. Quy định rừ về yờu cầu, kết quả đạt được; tiêu chí và cách thức đánh giá, giám sát chất lượng, hiệu quả và sự thỏa mãn của các bên tham gia trong từng hoạt động DVCTXH.
3.3. Lộ trình thực hiện