7. Cơ cấu của luận văn
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng người khuyết tật và trẻ em khuyết tật tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Khát quát tình hình kinh tế - xã hội
Theo phân loại đô thị toàn quốc, Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, thuộc tỉnh Lâm Đồng có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh; thành phố Đà Lạt nằm tên cao nguyên LangBiang, có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 1.500m, không có đường địa giới hành chính chung với các tỉnh lân cận;
phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Có 16 đơn vị hành chính, gồm: 12 phường (xếp theo thứ tự từ 1 đến 12) và 04 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường và Trạm Hành. Đà Lạt có tổng diện tích tự nhiên: 394,39 km2.
Dân số tính đến tháng 12 năm 2014 là: 271.720 người, mật độ 552 người/ km2.
Trong giai đoạn 2011-2015, với việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá về phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị và nguồn nhân lực…, thành phố Đà Lạt đã thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu cơ bản do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đề ra như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đạt 16,8%; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2015 đạt 60 triệu đồng/năm; giá trị bình quân trên đơn vị diện tích đạt 220 triệu đồng/ha. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 22.377 tỷ đồng; năm 2015 thu hút khoảng 4 triệu
lượt khách du lịch; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong nhiệm kỳ đạt 13.377 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,6%. Tỷ lệ hộ nghèo 0,3%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 0,5%; 16/16 phường, xã có hội trường hoặc kết hợp hội trường với nhà văn hóa; 92% gia đình, 89,5% tổ dân phố/thôn, 90% cơ quan đạt chuẩn văn hóa; 12/16 (75%) phường, xã được công nhận văn hóa, văn minh đô thị; 36/75 (62%) trường học đạt chuẩn quốc gia; 16/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 99,5% hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; diện tích bao phủ rừng đạt 47,6%.
2.1.2. Thực trạng người khuyết tật và trẻ em khuyết tật tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
2.1.2.1. Thực trạng người khuyết tật và trẻ em khuyết tật
Theo kết quả điều tra khảo sát và báo cáo thực hiện Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2011-2015; báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và báo cáo kết quả triển khai xác định mức độ khuyết tật của UBND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tính đến tháng 12 năm 2015, thành phố Đà Lạt có tổng số: 7.960 người khuyết tật các loại, chiếm 2,93% dân số. Trong đó TEKT là 954 trẻ chiếm 11,98% số NKT của địa phương.
Số NKT được cấp giấy khuyết tật chia theo dạng tật và mức độ khuyết tật tại cộng đồng là: 1.273 người, trong đó có 144 TEKT.
Số TEKT đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội và giáo dục chuyên biệt trên địa bàn thành phố là: 351 em.
Bảng 2.1. Phân loại, xác định mức độ khuyết tật tại cộng đồng Mức độ khuyết tật Người khuyết tật Tỷ lệ (%) Trẻ em khuyết tật Tỷ lệ (%)
Đặc biệt nặng 230 18,1 50 3,92
Nặng 886 69,6 60 4,71
Nhẹ 157 12,3 34 2,67
Tổng cộng 1.273 100 144 11,30
(Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Đà Lạt 2015)
Bảng 2.2. Phân chia theo dạng tật tại cộng đồng
Dạng tật Người khuyết tật Tỷ lệ (%) Trẻ em khuyết tật Tỷ lệ (%)
Vận động 397 31,18 44 3,45
Nghe, nói 176 13,82 30 2,35
Nhìn 178 13,98 20 1,57
Thần kinh/tâm thần 343 26,94 19 1,49
Trí tuệ 163 12,80 25 1,96
Khác 16 1,25 06 0,47
Tổng 1.273 100 144 11,30
(Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Đà Lạt 2015)
Bảng 2.3. TEKT tại các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chuyên biệt
Tên cơ sở Số
TEKT
Mức độ khuyết tật
Đặc biệt nặng Nặng Nhẹ
Trung tâm bảo trợ xã hội 01 00 01 00
Trường Khiếm thính 87 00 81 06
Trường Thiểu năng Hoa. P. Lan 125 00 93 32
Làng Hòa Bình 35 18 9 08
Lớp Khiếm thính Mai Anh 85 00 85 00
Hội Người mù 18 00 18 00
Tổng cộng 351 18 287 46
(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng 2015) 2.1.2.2. Thực trạng việc trợ giúp trẻ em khuyết tật tại địa phương
(i). Về xác định mức độ khuyết tật: Thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật đã được thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả, Tổng số NKT trên địa bàn 7.960 người. Trong đó, NKT được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật chia theo dạng tật và mức độ khuyết tật 1.273 người, chiếm 16%.
(ii). Về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng: Chăm sóc sức khỏe cho TEKT tại thành phố được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế, phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp, có 100% NKT và TKKT được cấp giấy xác định mức độ
khuyết tật có thẻ Bảo hiểm y tế, hiện thành phố có 01 Trung tâm phục hồi chức năng cho TEKT.
(iii). Về giáo dục: Thành phố Đà Lạt hiện có 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt:
Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan, Trường Khiếm thính; 01 cơ sở dạy trẻ khiếm thính Mai Anh. Song song với việc xây dựng cơ sở giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập, nhiều cán bộ, giáo viên đã được đào tạo về giáo dục khuyết tật.
(iv). Về dạy nghề và việc làm: Thành phố Đà Lạt hiện có 13 cơ sở dạy nghề, (công lập 5, ngoài công lập 8), có 02 Trường Cao đẳng nghề, và 3 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Tuy nhiên việc đào tạo nghề cho NKT và TEKT chủ yếu do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm, bao gồm các cơ sở như: cơ sở Nắng Mai, Hợp tác xã đan len Hữu Hoà, Hợp tác xã đan len Nhân Ái, cơ sở dạy nghề và tự tạo việc làm của Hội Người mù. Bình quân các cơ sở trên mỗi năm đào tạo và hỗ trợ việc làm cho hơn 125 NKT.
(v). Về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch: Đà Lạt hiện có 09 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ của NKT. Hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động sáng tác hội họa, âm nhạc cho các hội viên là NKT và TEKT có nhu cầu. Thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan, xây dựng kế hoạch phát triển 15 môn thể thao dành cho NKT tập luyện, thi đấu trong các kỳ đại hội thể thao trong tỉnh và toàn quốc cũng như tham gia giao lưu giữa các Hội NKT.
(vi) Về bảo trợ xã hội: Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 74/NQ về phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Trong giai đoạn 2011-2015 thành phố Đà Lạt đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ BHYT cho 100% NKT, TEKT nặng và đặc biệt nặng (kể cả tại cộng đồng và trong cơ sở BTXH) và 100% hộ gia đình nhận chăm sóc NKT đặc biệt nặng.
(vii). Về trợ giúp pháp lý: Triển khai thực hiện quyết định số 3888/QĐ-BTP ngày 18/12/2012 Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý cho NKT. Từ năm 2011– 2015, thông qua hình thức trợ giúp pháp lý
lưu động và sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã thực hiện tư vấn cho 175 người, cử trợ giúp viên pháp lý đại diện tố tụng cho 07 người (chủ yếu ở dạng tật vận động). Nội dung tư vấn, trợ giúp tập trung chủ yếu về chính sách bảo trợ xã hội, hôn nhân và gia đình.
(viii). Về tiếp cận các công trình công cộng, giao thông: Hiện thành phố có 80% nhà chờ bến xe, bến tàu đảm bảo điều kiện tiếp cận cho NKT, TEKT; 111 NKT được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí; 270 lượt NKT được giảm giá vé khi tham gia giao thông đường sắt; 410 lượt NKT được giảm giá vé khi tham gia giao thông đường hàng không.
(ix). Về tổ chức, hoạt động của Hội NKT tại địa phương: Toàn thành phố có 03 tổ chức Hội của NKT với 1.400 hội viên; ngân sách chi hỗ trợ phát triển tổ chức của NKT/vì NKT giai đoạn 2011-2015 hơn 500 triệu đồng.
Với thực trạng và đặc điểm TEKT tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã phân tích trên, để đạt mục tiêu chăm sóc, hỗ trợ TEKT một cách có hiệu quả và mang tính bền vững, việc thực hành cung cấp DVCTXH thiết nghĩ có thể triển khai đồng bộ các phương pháp CTXH với TEKT, gia đình TEKT và cộng đồng NKT.
Đối với nhóm TEKT đồng thời với việc cung cấp, kết nối các nguồn lực để khắc phục tình trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản là các dịch vụ hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm nhằm tạo điều kiện tốt nhất để TEKT sớm hòa nhập với cộng đồng.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết