Tình hình thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 51 - 64)

7. Cơ cấu của luận văn

2.2. Tình hình thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

2.2.1. Phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho các đối tượng nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng

Để triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020

theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Mục tiêu của Kế hoạch được xác định: Cùng với cả tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung, thành phố Đà Lạt sẽ phát triển CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với việc hình thành và phát triển các cơ sở cung cấp DVCTXH tại địa phương, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngày một tốt hơn trên địa bàn thành phố.

Căn cứ vào các chính sách của Trung ương và của tỉnh Lâm Đồng về phát triển CTXH thành một nghề và trên thực tiễn tình hình thực tế của địa phương, trong giai đoạn 2011-2015 thành phố Đà Lạt đã tập trung tổ chức thực hiện các nội dung của chính sách bao gồm: (i). Thông tin, tuyên truyền về nghề CTXH; (ii). Đào tạo, phát triển đội ngũ làm CTXH các cấp; (iii). Củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH; (iv). Vị trí việc làm, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên CTXH.

2.2.1.1. Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội

Công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề CTXH là nội dung được thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xác định hàng đầu và chiếm vị trí quan trọng của các hoạt động trong giai đoạn 2011-2015. Tập trung vào các nội dung: (i). Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục đích, ý nghĩa của CTXH đối với các đối tượng cần trợ giúp, đặc biệt là các đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người tâm thần, người khuyết tật, người có công với Cách mạng, người nghèo…

trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, bệnh viện, … và tại cộng đồng; (ii). Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về định hướng, nội dung, giải pháp

phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp để trợ giúp tốt cho đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; (iii). Định hướng để người dân nhận biết về loại hình, phương thức, nội dung, tôn chỉ, mục đích hoạt động của nghề CTXH để tiếp cận và sử dụng DVCTXH, tuyên truyền những nội dung có liên quan đến nghề CTXH từ thực tiễn của địa phương.

Đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức, công cụ truyền thông trong tuyên truyền về nghề CTXH. Trong 5 năm qua đã phát hành 5.500 tờ rơi, 840 cuốn tài liệu, sách các loại giới thiệu về những nội dung cơ bản của nghề CTXH; xây dựng 40 áp phích tuyên truyền tại trung tâm xã, phường, tổ dân phố. Xây dựng và phát sóng trên đài Truyền thanh - Truyền hình Đà Lạt, đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng 22 chuyên mục, phóng sự, chuyên đề giới thiệu nghề CTXH, nêu những kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động DVCTXH. Có 30% phường, xã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh và 100% phường, xã triển khai lồng ghép tuyên truyền thông qua các cuộc hội, họp của người dân, các hội đoàn thể tại cơ sở thôn, tổ dân phố về các nội dung liên quan đến nghề CTXH và DVXTXH.

2.2.1.2. Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội các cấp

Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH các cấp là nội dung được thành phố Đà Lạt xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015. Theo sự chỉ đạo vào hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH, UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2011 thành phố Đà Lạt đã tiến hành điều tra, thống kê đánh giá thực trạng đội ngũ này tại cả các cơ quan có chức năng trực tiếp và gián tiếp đến CTXH ở cả 2 cấp thành phố và phường/xã gồm: cán bộ LĐ-TBXH, Tư pháp, Văn hóa, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên,...., và các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn, Trên cơ sở đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ CTXH cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên các cấp. Kết quả cụ thể như sau:

Đào tạo trên đại học ngành CTXH: 01 người là cán bộ thuộc ngành LĐ-

TBXH; Cử 14 cán bộ tham gia học đại học CTXH hệ tại chức do Trường Đại học Đà Lạt phối hợp với Sở LĐ-TBXH tổ chức theo Đề án 32 của Chính phủ, cán bộ được cử đi học chủ yếu là đang công tác ở các ngành: LĐ-TBXH, Tư pháp, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên các cấp.

Mở 4 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 540 lượt người, mỗi lớp từ 3 đến 5 ngày với sự trực tiếp giảng dạy của giảng viên được mời từ Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Đà Lạt và những người có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn về CTXH tại tỉnh. Trong số cán bộ này chủ yếu tập trung cho đối tượng cán bộ, viên chức, nhân viên đang làm việc ở các cấp trực tiếp hỗ trợ cho người nghèo, trẻ em, người khuyết tật, người tâm thần, người có HIV, người cao tuổi, phụ nữ bị xâm hại/buôn bán, người mại dâm, người nghiện ma túy.

Năm 2013 địa phương đã chỉ đạo tổ chức làm thí điểm để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở 16/16 phường, xã của thành phố., có thể nói đây là lực lượng chuyên về công tác xã hội đầu tiên ở tỉnh.

Kết quả khảo sát của thành phố, đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên các cấp trong các ngành liên quan nêu trên, thời điểm năm 2015 so với năm 2011 có tăng lên cả số lượng người làm việc, số người có ngành đào tạo nghề CTXH và các ngành gần với CTXH (Phát triển cộng đồng, Tâm lý học, Xã hội học): Về số người tăng từ 21 người lên 62 người; về trình độ chuyên môn bậc đại học ở cấp xã tăng từ 30% lên 75%. Trong số người có trình độ chuyên môn, số có nghề nghiệp đào tạo CTXH và nghề gần với CTXH tăng đều ở cả 2 cấp: (i). Nghề công tác xã hội: Cả thành phố tăng từ 1,83 lên 3,18%, trong đó: Cấp thành phố tăng từ 3% lên 7%, cấp xã/phường tăng từ 2% lên 3,73%; (ii). Nghề gần với nghề công tác xã hội: Cả thành phố tăng từ 6% lên 10%, trong đó: Cấp thành phố tăng từ 6% lên 9%, cấp xã/phường tăng từ 4% lên 8%.

2.2.1.3. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay có những cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở giáo dục chuyên biệt cung cấp một số nội dung DVCTXH cho nhóm đối tượng TEKT sau đây: (i). Trung tâm Bảo trợ xã hội: Chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho từ 55 đến 70 người già neo đơn, không nơi nương tựa; chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ học tập cho 95 đến 110 trẻ em mồ côi, khuyết tật không có điều kiện chăm sóc tại cộng đồng; (ii). Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan: Chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho 125 trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ; (iii). Trường Khiếm Thính: Chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho 87 trẻ em bị khiếm thính; (iv). Hội Người mù: Chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho 18 trẻ em bị khiếm thị; (v).

Lớp Khiếm thính Mai Anh: Chăm sóc và dạy học thường xuyên cho 85 trẻ em bị khiếm thính; (vi). Làng Hòa bình Đà Lạt: Mỗi năm thường xuyên có từ 35 đến 40 trẻ em khuyết tật được đến cơ sở tập luyện luân phiên 2 ngày trong mỗi tuần. Ngoài ra cơ sở này còn có hệ thống cộng tác viên hỗ trợ cho người thân gia đình trẻ về phương pháp tập luyện và chăm sóc sức khỏe.

Thực hiện chính sách củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp DV CTXH, thành phố Đà Lạt ngoài việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ CTXH cho nhân viên, cộng tác viên nhằm từng bước đưa phương pháp, cách tiếp cận nghề CTXH vào thực tiễn các cơ sở bảo trợ xã hội để nâng cao chất lượng DV đã chỉ đạo cho các cơ sở của Nhà nước nghiên cứu thành lập phòng CTXH, mở rộng thêm chức năng DVCTXH. Song, vì nhiều lý do như chưa có sở sở pháp lý, nguồn lực đầu tư thấp, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH còn hạn chế ... nên chất lượng DV CTXH trong các cơ sở bảo trợ xã hội chưa cao; thành phố chưa thành lập Trung tâm DVCTXH.

2.2.1.4. Vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội

Cho đến nay, các chính sách quy định về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên CTXH đã được ban hành gồm: Quy định về mã số các ngạch viên chức CTXH tại Thông tư 08/2010/TT-BNV ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ có công

tác xã hội viên chính, công tác xã hội viên và nhân viên công tác xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TBXH có Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, về chức trách, nhiệm vụ cụ thể, năng lực, trình độ. Về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH xã, phường; Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 quy định về đối tượng phục vụ, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp đối với cộng tác viên CTXH cấp xã, phường.

Về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức CTXH được Chính phủ quy định tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 đối với chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH viên chính, CTXH viên, CTXH viên cao đẳng, nhân viên CTXH và CTXH viên sơ cấp. Trên có sở đó, Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TBXH có Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội gồm mã số; phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH; tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành CTXH; nhiệm vụ chung; nhiệm vụ cụ thể; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; việc thăng hạng đối với từng chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH.

Thành phố Đà Lạt đã triển khai các chính sách trên đến các cơ sở bảo trợ xã hội và các địa phương để áp dụng thực hiện. Đã áp dụng thực hiện tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với 16 cộng tác viên CTXH làm thí điểm tại 16 xã, phường thuộc thành phố; áp dụng thực hiện tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ tiền lương đối với 04 viên chức mới được tuyển dụng sau ngày có các chính sách quy định về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên CTXH. Còn lại phần lớn nhân viên đang làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn viên chức, bảng lương viên chức theo các ngành khác vì không đủ điều kiện về năng lực, trình độ để chuyển xếp theo các chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH.

2.2.2. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các

cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Như phân tích ở phần trên, trong thời gian qua, thành phố Đà Lạt triển khai thực hiện các hoạt động để cùng tỉnh Lâm Đồng và cả nước phấn đấu đến năm 2020 phát triển CTXH thành một nghề. Tuy nhiên, hiện chưa có đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH chuyên nghiệp để trợ giúp các đối tượng nói chung và TEKT nói riêng. Mặt khác đến nay, Nhà nước chưa có chính sách CTXH đối với TEKT đảm bảo cơ sở pháp lý cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội với TEKT.

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp TEKT và gia đình có TEKT tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và tiếp cận các DV xã hội cơ bản thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các ban, ngành, mặt trận và hội đoàn thể có liên quan ở các cấp thành phố, phường/xã và cán bộ thôn, tổ dân phố.

Trong đó, trực tiếp là ngành LĐ-TBXH, Tư pháp, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên...

đội ngũ này với trình độ đào tạo và nghiệp vụ chưa được chuyên nghiệp về CTXH.

2.2.2.1. Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật Trên cơ sở Luật NKT được Quốc hội ban hành và Nghị định số 28/2012/NĐ- CP của Chính phủ, địa phương đã cụ thể hóa các chính sách nhà nước về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bằng việc ban hành các Quyết định về việc quy định chế độ trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thực hiện quyền của TEKT nói riêng và NKT nói chung.

(i). Hàng năm có 80% số TEKT tại cộng đồng và 100% TEKT đang được chăm sóc, nuôi dạy tại các cơ sở bảo trợ xã hội và giáo dục chuyên biệt được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 95% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; bình quân hàng năm có 25 TEKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp, so với cả nước - lý do trước khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì ở Đà Lạt,

phát triển ở trẻ sơ sinh, do đó hoạt động này được triển khai thực hiện thuận lợi và tiến độ thời gian đạt chỉ tiêu sớm hơn dự kiến.

(ii). Giáo dục hòa nhập cho TEKT được thành phố triển khai theo phương pháp xây dựng từ bậc học thấp nhất đến bậc cao, vì vậy hiện có 60% trẻ em khuyết tật được tiếp cận giáo dục, trong đó 25% có khả năng học tập sẽ được học ở bậc cao hơn.

(iii). Trong giai đoạn 2011-2015 địa phương có 580 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

(iv). Hiện chỉ có 9% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT, chủ yếu tập trung ở các công trình có vốn ngân sách nhà nước và xây mới.

(v). NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương chưa thực hiện được mà địa phương mới chỉ thực hiện việc hỗ trợ miễn phí vé xe cho NKT nặng và đặc biệt nặng khi tham gia các tuyến xe buýt trên địa bàn nội tỉnh.

(vi). Chỉ có từ 7% NKT được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, 11% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa; 9% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.

(vii). 100% NKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

(viii). Có 80% cán bộ làm công tác trợ giúp TEKT, NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ NKT; 50% gia đình có TEKT, NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho TEKT, NKT và 30% NKT được tập huấn các kỹ năng sống.

Có thể nói việc thực hiện quyền bình đẳng, quyền được tham gia của NKT nói chung và TEKT núi riờng đó được địa phương quy định rừ trong quy trỡnh, cụng cụ điều tra, rà soát xác định mức độ khuyết tật. Mặt khác, TEKT và NKT có quyền đề đạt nguyện vọng, nhu cầu của mình; được tham gia biểu quyết tại cuộc họp bình xét mức độ khuyết tật của thôn, tổ dân phố, bên cạnh đó công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho NKT là một trong những nội dung hoạt động có hiệu quả tại các địa bàn dân cư, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NKT, góp phần đảm bảo công lý và công bằng cho TEKT, gia đình TEKT và NKT trong việc tiếp cận với pháp luật; nâng cao hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật, đảm bảo cho TEKT, gia đình NKT được quyền thụ hưởng đầy đủ và kịp thời các chính đã được pháp luật thừa nhận.

2.2.2.2. Tiếp cận dựa trên nhu cầu của trẻ em khuyết tật

Lý luận về tiếp cận đáp ứng nhu cầu của TEKT là nhấn mạnh đến việc giúp TEKT đảm bảo các quyền của mình để có điều kiện phát triển mọi mặt cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Trên thực tế tại thành phố Đà Lạt, việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trợ giúp TEKT mặc dù có tham khảo số liệu kết quả khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng, nguyên nhân, mức độ, nguyện vọng của TEKT, gia đình TEKT song chủ yếu là dựa trên chính sách trợ giúp được quy định được phân tích theo cách tiếp cận dựa trên quyền và bảo đảm quyền của TEKT nêu trên, kết hợp với nguồn lực có thể huy động được tại cộng đồng. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 về các chỉ tiêu, kế hoạch đạt kết quả thực hiện như sau:

(i). Giai đoạn 2011 – 2015: Toàn thành phố có 95% trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc khuyết tật; 253 trẻ em được can thiệp sớm khuyết tật thông qua Chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp NKT. Thực hiện chương trình phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo mô hình của Bộ Y tế tại 100% xã, phường trên địa bàn thành phố. Cú 136 TEKT được lập hồ sơ theo dừi sức khỏe và hướng dẫn phục hồi chức năng và 216 lượt TEKT được cung cấp các dụng cụ hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w