7. Cơ cấu của luận văn
3.4. Một số kiến nghị 1. Đối với Trung ương
(i). Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, xây dựng và sớm hoàn thiện khung pháp lý CTXH, từ luật chuyên ngành về CTXH, về vị trí việc làm, về vai trò, vị trí của nhân viên CTXH, đặc biệt là quyền và trách nhiệm của nhân viên CTXH trong làm việc với đối tượng TEKT, NKT; danh mục DVCTXH, tiêu chuẩn chất lượng cung cấp DVCTXH với đối tượng TEKT; quy định về mức chi phí DVCTXH với đối tượng TEKT. Quy định về mạng lưới tổ chức cung cấp DVCTXH với đối tượng TEKT... và các quy định khác đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc hành nghề và cung cấp DVCTXH với đối tượng TEKT.
(ii). Có chính sách nhằm đảm bảo đào tạo chuyên ngành CTXH phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra của từng bậc đào tạo, chuẩn này được tiêu chuẩn hóa và lượng hóa một cách cụ thể về sự hiểu biết kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành
CTXH; mức độ thành thạo các kỹ năng cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đảm bảo cả về trình độ nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam về kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu của sự phát triển nghề CTXH nói riêng.
(iii). Mở rộng phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo giải quyết những khó khăn của NKT nói chung và TEKT nói riêng trong việc hòa nhập xã hội, tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, thông tin... dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bổ sung và sửa đổi các chính sách kinh tế, văn hóa, tiếp cận dịch vụ xã hội và công trình công cộng nhằm trợ giúp TEKT, gia đình TEKT, NKT trong đời sống sinh hoạt và việc làm, song song đú, quy định rừ trỏch nhiệm gia đỡnh và xó hội trong việc đảm bảo quyền của TEKT nói riêng và NKT nói chung.
3.4.2. Đối với địa phương
(i). Có các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong phát triển xã hội.
(ii). Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH chuyên nghiệp và được phân bố, sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả.
(iii). Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH và nhân viên CTXH trên địa bàn thành phố đảm bảo cung cấp DVCTXH theo nhu cầu của đối tượng NKT nói chung và đối tượng TEKT nói riêng.
(iv). Kịp thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về khung pháp lý CTXH; Từng bước thực hiện xã hội hóa các hoạt động CTXH nhằm đảm bảo triển khai các cách tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền, tiếp cận dựa trên nhu cầu của đối tượng TEKT.
Kết luận chương 3
Chính sách CTXH đối với TEKT là cơ sở pháp lý để hành nghề CTXH với đối tượng TEKT, phải đặt trên cơ sở của quá trình và kết quả phát triển của nghề CTXH và trong mối quan hệ nền tảng với chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách đối với TEKT nói riêng. Việc phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói riêng còn rất mới mẻ. Chính sách CTXH đối với TEKT là chính sách điều chỉnh một lĩnh vực có tính chất chuyên sâu của nghề CTXH, do đó việc hoàn thiện nó cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp.
Cùng với cả nước, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2020 phát triển CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp. Có đủ điều kiện về nhận thức của xã hội, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH, môi trường hành chính, hành lang pháp lý đảm bảo cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp CTXH với đối tượng TEKT. Đồng thời từng bước chuyên nghiệp hóa DVCTXH đối với TEKT.
Việc đảm bảo quyền, nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của TEKT nói riêng, gia đình TEKT và NKT nói chung trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm và rất cần sự chia sẽ trách nhiệm từ phía cộng đồng xã hội, cũng như từ sự ý thức của mỗi chúng ta.
Những giải pháp nêu trên chỉ thật sự phát huy hiệu quả và thực hiện triệt để khi có sự đồng thuận và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và chính nhân viên CTXH khi thực hiện chính sách CTXH đối với TEKT. Nhân viên CTXH đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp DVCTXH đối với TEKT, gia đình TEKT nhằm mang lại cho họ những nguồn lực, dịch vụ và cơ hội tốt nhất để họ họ có điều kiện nâng cao năng lực bản thân, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.