7. Cơ cấu của luận văn
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015
2.3.1. Kết quả đạt được
Từ khi có Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Chính phủ, thành phố Đà Lạt là một trong những địa phương của tỉnh Lâm Đồng sớm ban hành kế hoạch cụ thể hóa và thực hiện tương đối đồng bộ trên tất cả các nội dung với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phát triển CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề CTXH được quan tâm;
việc triển khai đã kết hợp nhiều hình thức, phương pháp và công cụ tương đối phù
hợp với điều kiện của địa phương. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người dân về chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển nghề CTXH đã có sự chuyển biến tích cực.
Công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên các cấp được chú trọng, nhất là việc tổ chức điều tra, thống kê để đánh giá trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo của đội ngũ này làm cơ sở cho việc đào tạo, đào tạo lại và tập huấn nâng cao nghiệp vụ về CTXH. Thành phố đã gửi đi đào tạo đại học và trên đại học một số cán bộ với số lượng tương đối, đây sẽ là đội ngũ nòng cốt cho sự phát triển của nghề CTXH tại địa phương trong thời gian đến.
Trong 5 năm qua, đội ngũ làm việc trực tiếp và gián tiếp liên quan đến nghề CTXH ở địa phương có tăng lên cả về số lượng và nghiệp vụ về CTXH. Mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH của Thành phố đã từng bước đưa phương pháp, cách tiếp cận của nghề CTXH vào thực tiễn để nâng cao chất lượng DV trợ giúp, chăm sóc đối tượng. Bằng việc triển khai thí điểm, áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ tiền lương đối với 16 cộng tác viên tại 16 phường, xã của thành phố; chuyển đổi chức danh nghề nghiệp, xếp ngạch lương CTXH đối với nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định mới được tuyển vào làm việc tại các trung tâm trợ giúp xã hội tại địa phương là những hoạt động triển khai thực hiện chính sách CTXH cho những người làm CTXH là những bước đi đầu tiên xác định vị trí, nhiệm vụ của nghề CTXH.
Tuy còn hạn chế, song với những kết quả đạt được trong thời gian qua đã đặt nền móng và là cơ sở cần thiết cho sự hình thành và phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp ở địa phương để trợ giúp cho các đối tượng yếu thế nói chung và TEKT nói riêng.
Mặc dù đội ngũ làm CTXH các cấp ở địa phương chưa có nghiệp vụ chuyên nghiệp về CTXH, song việc triển khai thực hiện chính sách CTXH đối với TEKT đã có bước tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của TEKT cả về quyền về tồn tại, quyền được an toàn về vật chất, sức khỏe và phát triển, quyền bình đẳng, tham gia. Trên cơ sở đó, TEKT, gia đình TEKT cơ bản được thụ hưởng đầy đủ chính
sách hỗ trợ NKT, TEKT của Nhà nước; một bộ phận NKT đã bảo vệ được quyền của mình trong việc tham gia cùng chính quyền, cộng đồng khi triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại địa phương, nói lên tiếng nói của mình trong việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với nhu cầu của TEKT, gia đình TEKT và NKT…
Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án trợ giúp NKT, TEKT tại địa phương ít nhiều được bắt đầu từ nhu cầu, nguyện vọng của TEKT, gia đình NKT đã tạo động lực, thu hút sự tham gia của TEKT nói riêng và NKT nói chung vào quá trình giải quyết chính sách và cung cấp các DV xã hội.
Việc triển khai các phương pháp CTXH với đối tượng TEKT, gia đình TEKT, nhóm NKT và phát triển cộng đồng tuy chưa được đầy đủ với tư cách là nghề nghiệp của nhân viên CTXH, song những người làm CTXH bước đầu đã vận dụng phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình để giúp TEKT, gia đình TEKT trong việc tư vấn về chính sách, hướng dẫn về trình tự thủ tục thực hiện để được thụ hưởng chớnh sỏch, theo dừi và giỏm sỏt điều kiện thực tế của đối tượng, bảo vệ cho TEKT được thụ hưởng các chính sách theo quy định của Nhà nước. Thông qua việc thực hiện các dự án tài trợ của các tổ chức phi chính phủ đã tập hợp, hình thành và tổ chức sinh hoạt một số nhóm NKT có nhu cầu giống nhau để cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau… đã làm cho một bộ phận cán bộ làm CTXH dần dần có ý thức về sự quan trọng trong sử dụng các phương pháp CTXH để trợ giúp cho đối tượng TEKT nói riêng và các đối tượng yếu thế nói chung.
Tuy còn nhiều hạn chế, song việc thực hiện chính sách CTXH đối với TEKT tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho kết quả đạt được của việc thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020.
Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về thực hiện chính sách trợ giúp cho NKT, TEKT, gia đình NKT tiếp tục được nâng cao cả trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư. Tạo được phong trào trong toàn địa phương theo phương châm xã hội hoá, phát huy nội lực và có sự hỗ trợ của Nhà nước thu hút sự tham gia thực hiện của toàn xã
hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cộng đồng, các tầng lớp dân cư. Vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong công tác NKT, TEKT ngày càng được tăng cường. Hầu hết các gia đình TEKT, NKT ở địa phương đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa và dịch vụ xã hội cơ bản.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện các mục tiêu, nội dung phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho các đối tượng nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng
Một là: Trong đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH các cấp, tuy có quan tâm nhưng triển khai thực hiện chậm, chưa đạt yêu cầu mục tiêu theo kế hoạch đề ra cả về số lượng người được tập huấn và đào tạo, đào tạo lại. Đội ngũ cán bộ làm CTXH ở các cơ quan có liên quan trực tiếp và gián tiếp ở các cấp, nhất là cấp cơ sở (xã, phường) còn nhiều bất cập, trình độ không đồng đều và thường xuyên thay đổi; số cán bộ có trình độ đào tạo chuyên ngành về nghề CTXH và ngành gần với nghề CTXH (Phát triển cộng đồng, Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục chuyên biệt …) còn thấp cả ở các cấp: Cấp thành phố có nghề CTXH 8%, nghề gần với nghề CTXH 13%; cấp phường, xã có nghề CTXH 2% và nghề gần với nghề CTXH 4,5%.
Tại địa phương hiện nay, việc bố trí, phân công công việc theo nhiệm vụ được giao chỉ ở cấp thành phố mới có cán bộ chuyên trách làm công tác NKT, TEKT, còn ở cấp phường/xã đối với công tác NKT, TEKT chỉ mới bố trí kiêm nhiệm hoặc dưới hình thức phối hợp. Với thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH các cấp phân tích trên, cho thấy thành phố Đà Lạt vẫn còn khoảng cách khá xa để hội đủ điều kiện phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp.
Hai là: Mạng lưới các cơ sở cung cấp DVCTXH chưa được củng cố và phát
triển thể hiện: Trong thời gian qua, mặc dù có chú trọng tập huấn cho cán bộ, nhân viên đang làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, giáo dục chuyên biệt, song đội ngũ này mới chỉ bước đầu tiếp cận áp dụng nghiệp vụ, quy trình can thiệp, trợ giúp đối với một số đối tượng đã được Nhà nước quy định như NKT, TEKT, trẻ em trong trường hợp cần bảo vệ khẩn cấp… nhưng chưa có cơ chế giám sát việc thực hiện nội dung này. Việc triển khai thành lập riêng hoặc giao thêm nhiệm vụ cho phòng chức năng của các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội về nghiệp vụ CTXH đều chưa thực hiện được vì không có biên chế bổ sung thêm và nhân viên đang làm việc chưa đảm bảo điều kiện về trình độ chuyên môn. Thành phố Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng đến nay vẫn chưa thành lập được Trung tâm DVCTXH để triển khai thực hiện DVCTXH theo kế hoạch, mục tiêu phát triển nghề CTXH đã đề ra.
Ba là: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên CTXH chưa được xác lập đầy đủ kể cả trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội và cộng tác viên CTXH ở phường, xã. Nhân viên CTXH đủ điều kiện để chuyển xếp lương theo ngạch viên chức CTXH còn quá ít. Qua rà soát để thực hiện chuyền đổi chức danh nghề nghiệp, chuyển ngạch viên chức chỉ được 20 người trong tổng số hơn 100 cán bộ, nhân viên, người lao động đang làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội đủ điều kiện; 16 cộng tác viên CTXH tại 16 xã, phường của thành phố Đà Lạt, chỉ có 6 cộng tác viên đủ tiêu chuẩn theo quy định, còn lại 10 người gọi là cộng tác viên nhưng là cán bộ làm công tác LĐ-TBXH kiêm nhiệm, do đó phần lớn thời gian chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, việc thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên CTXH quá ít. Vì vậy, vị trí, vai trò của số cán bộ này chưa được bộc lộ dưới góc độ cộng tác viên CTXH.
2.3.2.2. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội và sự chuyện nghiệp dịch vụ công tác xã hội
Thứ nhất: Trong tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của NKT, TEKT, tuy về cơ bản đảm bảo cho NKT nói chung và TEKT nói riêng về quyền tồn
tại, quyền được thụ hưởng các chính sách theo quy định của Nhà nước, song về quyền tham gia trong việc tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách chưa được thực hiện nhiều và đặc biệt là quyền tham gia trong việc hoàn thiện chính sách CTXH đối với TEKT hầu như chưa được người làm CTXH tiếp cận do đó TEKT chưa thật sự được đảm bảo về quyền, nghĩa vụ và lợi ích trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Trong tiếp cận dựa trên nhu cầu của TEKT hiện còn nhiều bất cập, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của TEKT, gia đình NKT nên việc thực hiện trợ giúp thiếu hiệu quả, không sát với nhu cầu của đối tượng và chưa phát huy tác dụng của chính sách trợ giúp kể cả cho từng đối tượng TEKT, gia đình TEKT và cộng đồng.
Thứ ba: Trong quá trình trợ giúp NKT, TEKT, gia đìnhTEKT chưa áp dụng triển khai các phương pháp CTXH kể cả phương pháp làm việc với cá nhân, gia đình, phương pháp làm việc nhóm và phát triển cộng đồng một cách đầy đủ với tư cách là nghề nghiệp của nhân viên CTXH. Trong khi thực trạng TEKT, NKT của thành phố Đà Lạt ở mỗi gia đình, mỗi cá nhân đối tượng đều có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, có nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở …), trong tâm lý, tư tưởng, cũng như thái độ, động cơ của họ đối với chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng khác nhau… Sự khác biệt về nhu cầu này đòi hỏi việc trợ giúp đối với mỗi TEKT, NKT, gia đình NKT phải có kế hoạch riêng thông qua thực hiện phương pháp CTXH với cá nhân, gia đình của nghề CTXH.
Thực tế trong số TEKT ở địa phương, có nhu cầu giống nhau, họ có nhu cầu cùng nhau chia sẻ thông tin, học hỏi lẫn nhau, tạo niềm tin trong cuộc sống để vượt qua hoàn cảnh, thông qua thực hiện phương pháp CTXH nhóm của nghề CTXH.
Thứ tư: Chưa có sự chuyên nghiệp trong DVCTXH đối với TEKT xét trên tất cả các mặt về con người chuyên nghiệp, môi trường chuyên nghiệp và sự chuyên nghiệp trong cung cấp DVCTXH đối với TEKT nói riêng, NKT và cộng đồng nói chung. Bởi vì, trong mọi hoạt động của xã hội, ở lĩnh vực nào có tính chuyên
nghiệp và mức độ chuyên nghiệp càng cao thì hiệu quả đem lại càng lớn.
2.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập từ thực tiễn thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Thứ nhất: Nhận thức về CTXH và DVCTXH còn mờ nhạt; công tác truyền thông, vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người dân về nghề CTXH trong những năm qua tuy đã xác định được nội dung và sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, công cụ truyền thông nhưng hiệu quả chưa cao. Số người biết đến nghề CTXH như một nghề chuyên nghiệp còn rất ít, không chỉ người dân, cộng đồng mà thậm chí ngay cả đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội. Nhìn chung, thực trạng ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng giống với tình hình chung của cả nước, với kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy chỉ có khoảng 10% cán bộ làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội biết đến dịch vụ CTXH và thực hành cung cấp dịch vụ xã hội, còn người dân chỉ biết đến chính sách trợ giúp xã hội, rất ít người biết đến DVCTXH.
Thứ hai: Nhiều nội dung về chính sách CTXH nói chung và CTXH đối với TEKT chưa được Nhà nước ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các cách tiếp cận, phương pháp CTXH và chuyên nghiệp DVCTXH. Cụ thể gồm: Quy định về chống xem thường, kỳ thị đối với TEKT; nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong định hướng cho TEKT bảo vệ được các quyền của mình và tôn trọng xác định đúng nhu cầu của TEKT; xác lập cơ sở pháp lý, vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH trong làm việc với TEKT, gia đình TEKT, nhóm NKT và cộng tác viên tại cộng đồng; quy định về tiến trình các bước làm việc và quản lý trường hợp với TEKT, gia đình TEKT, nhóm NKT và phát triển cộng đồng; điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở cung cấp DVCTXH đối với TEKT; những yêu cầu cần đạt được, cơ chế giám sát đối với mỗi nội dung công việc trong DVCTXH đối với TEKT…
Thứ ba: Sự hạn chế của việc phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên CTXH các cấp vừa là những tồn tại trong quá trình phát triển nghề CTXH vừa là nguyên nhân của sự bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách CTXH đối với TEKT. Bởi vì khi chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thì khó có hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp. Giải quyết sự bất cập này là cả một quá trình, từ chính sách đối với nhân viên CTXH trong đào tạo gắn với chính sách phân bố, sử dụng, chính sách về tiền lương hiện nay ở thành phố Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng chưa được rừ ràng, đõy là một trong những nguyờn nhõn chớnh dẫn đến sự chậm trễ trong việc phát triển nghề CTXH và do đó, CTXH đối với TEKT chưa được triển khai đầy đủ các phương pháp và sự chuyên nghiệp trong DVCTXH.
Thứ tư: Hiện thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chưa có mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH theo đúng nghĩa đầy đủ của nghề CTXH cho các đối tượng nói chung và đặc biệt cho đối tượng là TEKT; chưa có đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH đối với TEKT ở cộng đồng. Đối với TEKT, để DVCTXH có hiệu quả nhất là phát triển hệ thống mạng lưới này theo hướng gắn chặt với cộng đồng và cung cấp DV ở cộng đồng. Thực tế cho thấy, để giúp TEKT, gia đình TEKT, cộng đồng NKT là phải trực tiếp làm việc tại hộ gia đình và tại cộng đồng mới có đủ điều kiện cung cấp DV có hiệu quả.
Thứ năm: Chưa có môi trường hành chính thuận lợi cho việc phát triển DV CTXH nói chung và hành nghề CTXH đối với TEKT nói riêng. Điều này xuất phát từ chỗ chưa có pháp luật quy định, chưa có các chính sách cụ thể trong việc quản lý, cơ chế giám sát chất lượng của DVCTXH đối với TEKT.
Kết luận chương 2
Với thực trạng chính sách CTXH đối với TEKT từ thực tiễn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng như phân tích trên có thể thấy rằng TEKT nói riêng, gia đình TEKT, NKT và cộng đồng nói chung đã cơ bản được tiếp cận các quyền của mình theo Công ước quốc tế về NKT và theo Luật NKT Việt Nam như: quyền được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe; phục hồi chức