Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH fifth media (Trang 32 - 36)

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.5. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một là: Đánh giá lựa chọn đúng đắn các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp. Việc đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng, bởi vì các quyết định này ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Vì vậy vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh. Có như vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ được, doanh nghiệp mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn.

Hai là: Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng VKD.

Cần lập hồ sơ, đỏnh số và mở sổ theo dừi, quản lý đối với từng tài sản kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trỏch nhiệm quản lý và sử dụng. Thường xuyờn kiểm tra và theo dừi tỡnh hỡnh sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền chủ động và có trách nhiệm tiến hành nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý TSCĐ đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng…để nhanh chóng thu hồi vốn. Thực hiện định kỳ kiểm kê tài sản, xác định số lượng và hiện trạng tài sản (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn). Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính và có biện pháp xử lý tổn thất tài sản.

Ba là: Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ.

Doanh nghiệp cần lựa chọn và biết sử dụng các phương pháp khấu hao thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lý, làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.

Bốn là: Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực hiện đổi mới TSCĐ kịp thời, hợp lý doanh nghiệp có thể tăng được năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Năm là: Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển VKD theo quy định của pháp luật.

Sáu là: Thực hiện tốt việc sửa chữa lớn TSCĐ kết hợp hiện đại hoá TSCĐ cần tính toán hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ. Thực hiện biện pháp này góp phần duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ tránh tình trạng hư hỏng.

Bảy là: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Tám là: Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các loại tài sản, để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý và sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

Chín là: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn. Làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Đồng thời vốn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát, khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đó hệ thống húa và làm rừ những lý luận cơ bản về VKD và hiệu quả sử dụng VKD bao gồm khái niệm, đặc điểm, cách phân loại của VKD; khái niệm hiệu quả sử dụng VKD, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD; những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VKD và một số biện pháp về mặt lý thuyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

Như vậy qua chương 1 tác giả đã phân tích, góp phần hoàn thiện thêm 1 bước lý luận về VKD và hiệu quả sử dụng VKD. Đó là nền tảng, là cơ sở để tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp cụ thể ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH FIFTH IMEDIA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH fifth media (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w