Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia
2.2.3. Đánh giá thực tế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung từ năm 2012- 2014 tình hình kinh doanh dịch vụ truyền thông quảng cáo của công ty đạt được nhiều thành tựu. So với các Công ty trong cùng ngành thì hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty ở mức cao.
Năm 2013, 2014 cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng so với năm 2012, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân đều tăng, đời sống được cải thiện giúp họ yên tâm và chú tâm vào việc thực hiện sản xuất kinh doanh.
- Qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, tổng tài sản của công ty năm 2012 là 36.005 trđ; năm 2013 là 33.343 trđ giảm so với năm 2012 là 7,39% tương ứng giảm 2.662 trđ, với mức giảm không đáng kể, Sang năm 2014tổng tài sản là 49.245 trđ tăng lên so với năm 2013 mức khá cao lên đến 47,69% tương ứng 15.902 trđ với mức tăng trên là một mức tăng đáng kể, tháy rằng công ty đang mở rộng quy mô lớn vào năm 2014. Qua các năm, năm 2013 TSNH và TSDH đều giảm so với 2012 thì giảm, nhưng 2014 so với năm 2013 TSNH và TSDH của công ty đều tăng trong đó TSNH tăng chủ yếu là ở phải thu khách hàng tăng lên đến 38,34%. Điều này làm cho thấycông ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cũng thấy được là khả năng khách hàng ký hợp đồng và tạo doanh thu cho công ty cũng khá lớn; TSDH năm 2014 so với năm 2013 tăng chủ yếu là sự tăng lên từ việc đầu tư vào TSCĐ. Công ty đầu tư thêm máy sever để về mở rộng dịch vụ cho thuê dữ liệu và phần mềm của server nhằm nâng cấp phần mềm, nâng cao hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô của Công ty hiện tại và tương lai.
- Về cơ cấu nguồn vốn và mức độ tự chủ tài chính của công ty cũng được cho là an toàn, hạn chế các rủi ro tài chính. Tỷ trọng nợ phải trả tuy tăng lên qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng ngang bằng so với VCSH và chủ yếu nợ phải trả là khoản phải trả người bán mà Công ty chiếm dụng được. Công ty không phải trả chi phí cho khoản chiếm dụng này. Bên cạnh đó, cơ cấu tài trợ của công ty cũng được cho là an toàn về mặt tài chính và khả năng thanh toán do một lượng vốn dài hạn được dùng tài trợ cho TSNH.
- Năm 2013, 2014 cũng là năm đem lại lợi nhuận khá cao cho công ty, doanh thu tăng so với năm 2012, chi phí quản lí kinh doanh tăng không nhiều làm cho lợi nhuận của công ty cũng ở mức tương đương so với năm 2012. Với
những thành tựu Daonh thu tăng liên tục, lợi nhuận lớn, đảm bảm quyền lợi và đời sống Cán bộ công nhân viên đã dây dựng được cho Công ty uy tín lớn trên thị trường trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh cao, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong tương lai. Như vậy nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty năm 2013, 2014khá tốt so với năm 2012, qui mô kinh doanh mở rộng, lợi nhuận tăng lên, tăng uy tín thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty vẫn còn một số vấn đề hạn chế sau:
- Một là: Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi tăng dần việc sử dụng nợ phải trả nhiều, phụ thuộc vào vốn đi chiếm dụng nhiều.
+ Năm 2013, 2014, nợ phải trả của Công ty có tăng lên. Song các khoản này vẫn chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả cũng như nguồn vốn của Công ty. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng tỷ suất sinh lời trên VCSH trong điều kiện hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn.
+ Bên cạnh đó là mô hình tài trợ vốn của công ty theo đuổi chính sách chưa tài trợ an toàn. Công ty dùng một phần lớn nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên.
+ Những năm gần đây công ty mở rộng quy mô kinh doanh dịch vụ nhưng không tận dụng vốn vay ngắn hạn và dài hạn để giải quyết vấn đề về vốn; để tăng được hiệu quả trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và nghiên cứu sản phẩm mới tung ra thị trường
- Hai là: đối với VCĐ
+ Tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ còn hạn chế, qui mô vốn kinh doanh nghiêng về TSLĐ hơn TSCĐ. Đối với một công ty có vai trò chính là sản xuất kinh doanh thì tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ là chưa cao. Qua các năm, Công ty
đã tăng cường đầu tư vào TSCĐ làm cho giá trị TSCĐ tăng song tỷ trọng TSCĐ so với TSLĐ vẫn còn thấp. Cơ sở vật chất như vậy đã dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng cả VCĐ và VLĐ của công ty.
+ Khấu hao TSCĐ trong năm khá lớn, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là không cao chỉ có hao mòn TSCĐVH là phần mềm máy tính là cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty. Bên cạnh đó còn có những tài sản mà đã hết giá trị khấu hao vẫn được sử dụng.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm mới và mở rộng thị trường lớn, ngược lại đầu tư vào sản phẩm có sẵn khách hàng và thị phần đang chưa được quan tâm nhiều, về dài hạn thì phải quan tâm nhiều đến chính những dịch vụ đang cho nguồn doanh thu chính
+ Hiệu quả sử dụng VCĐ cũng có sự sụt giảm, trong khi cả các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và VCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận chưa cao so với tốc độ tăng của VCĐ làm cho hiệu quả sử dụng giảm đi. Tuy không giảm nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Ba là: đối với VLĐ
+ Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng tăng qua các năm do doanh thu BH và CCDV tăng lên. Song vẫn còn những khoản phải thu là do tồn đọng từ năm trước, những khoản này quá hạn và bị suy giảm giá trịvòng quay vốn khá lớn lên đên 80-90 ngày.
+ HTK chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng TSLĐ của Công ty. Tuy nhiên tính chất Công ty dịch vụ HTK ở đây là sản phẩm dịch vụ dở dang, khi hợp đồng dịch vụ nghiệm thu thì HTK cũng sẽ kết chuyển ngay sang giá vốn. Cuối năm 2014, HTK tăng so với với đầu năm. Trong đó HTK nằm ở sản phầm dở dang.. Điều này có thể thấy công ty đang tồn lại khá nhiều hợp đồng dịch vụ chưa được nghiệm thu gây tồn đọng vốn, gây khó khăn cho công ty trong những hợp đồngkinh doanh dịch vụ mới. Bên cạnh đó, vòng quay HTK có xu
hướng giảm, tốc độ tăng của doanh thu chưa cao so với tốc độ tăng của HTK trong năm. Điều này làm hiệu quả sử dụng VLĐ là HTK chưa cao.
- Bốn là: Về kết quả kinh doanh, trong các năm 2013, 2014 , doanh thu của công ty đều tăng lên so với năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, tăng được lượng dịch vụ cho khách hàng, mở rộng thị trường. Song tốc độ tăng doanh thu còn chậm do sự hạn chế trong việc tăng giá vốn,chi phí quản lý đầu vào tăng lên. Cùng với sự gia tăng về doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng lên. Công ty không phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính nên doanh thu và lợi nhuận trước thuế có tăng nhưng do gánh nặng thuế của Công ty ngày càng lớn làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên không lớn. Vì vậy mà các tỷ suất sinh lời tăng lên không nhiều. Năm 2014 còn có xu hướng giảm đi so với năm trước.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhận khách quan
Những năm gần đây tình hình kinh tế chung đang trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu nên ngân sách dành cho quảng cáo còn rất hạn hẹp
Chính sách quản lý chi phí quảng cáo của Nhà nước khá khắt khe và đưa ra mức khống chế chi phí quảng cáo với Doanh nghiệp chưa hợp lý với thực tế, chi phí trên 10% so với Tổng chi phí của Doanh nghiệp không được tính làm chi phí hợp lý và bị loại bỏ, đấy là nguyên nhân mà nhiều Công ty không mạnh chi cho quảng cáo sản phẩm của Công ty
Năng lực cạnh tranh của Công ty phụ thuộc nhiều vào các lợi thế Công ty xây dựng trong một thời gian dài. Hiệu quả sử dụng vốn SXKD còn phụ thuộc vào việc tổ chứ SXKD như vấn đề nguồn nhân lực chưa được chú trọng đúng mức, chưa tiết kiệm để giảm các chi phí cần thiết…
- Nguyên nhân chủ quan
Công ty có tiềm lực tài chính chưa mạnh nên dùng song song nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ để đảm bảo mức độ an toàn tài chính tuy chưa an
toàn. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn tăng, đồng thời chưa tận dụng được lợi ích của đòn bẩy để tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Các tài sản cố định tăng thêm nhiều mà chưa tận dụng hết TSCĐ chưa tương xứng với mức độ tăng tổng VKD cũng như qui mô kinh doanh của Công ty. Cũng chính vì chưa tạm dụng hết TSCĐ cũ mà Công ty đang gánh khoản chi phí vào TSCĐ..
Do hạn chế về dịch vụ công ty tự sản xuất phát triển sản phầm dịch vụ mới, mà hầu hết phải mua dịch vụ ở ngoài vì vậy mà lợi nhuận cũng giảm sút đang kể do chi phí đầu vào lớn
Hiệu suất sử dụng VCĐ giảm còn do Công ty chưa chú trọng vào việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả. Đồng thời có một số bộ phận nhân viên phát triển sản phẩm và nhân viên bán hàng tuyển mới khá nhiều chưa tao ra doanh thu lớn. Kể cả đội ngũ quản lý cũng chưa đáp ứng được sự tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty.
Công ty quá chú trọng việc nghiên cứu sản phẩm mới và giải ngân vào những sản phẩm mới quá nhiều chi phí nhưng hiện tại số sản phẩm mới đưa vào ứng dụng và bán ra thị trường chưa nhiều
Mặc dù chính sách tín dụng cho khách hàng khá chặt chẽ song vẫn có những khách hàng không trả tiền cho Công ty đúng hạn làm phát sinh những khoản nợ quá hạn. Công ty chưa chú trọng đến việc thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán để đẩy nhanh hơn tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng.
Vòng quay vốn kinh doanh bị giảm sút
Sự cạnh tranh gay gắt với các công ty quảng cáo dẫn đến việc thị trường tiêu thụ của Công ty bị hạn chế. Từ đó làm cho tốc độ tăng doanh thu chưa cao. Bên cạnh đó nhiều vùng của thị trường nước ngoài chưa được khai thác nhiều mà chủ yếu khái thác thị trường nội địa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những phân tích trên, chương 2 đã cho thấy cái nhìn toàn cảnh về thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia. Trong đó bao gồm cả những thành tựu mà Công ty đạt được từ năm 2012- 2014 cũng như những mặt còn hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Từ đó để tác giả có cơ sở tiến hành đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo ở Chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH FIFTH IMEDIA
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH FIFTH IMEDIA