Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Fifth iMedia
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH Fifth iMedia
* Khái quát tình hình sử dụng VLĐ
VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, kinh doanh. Muốn cho quá trình tái sản xuất, kinh doanh được liên tục doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ. Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết phải phân tích kết cấu tình hình phân bố VLĐ và tỷ trọng của từng loại trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Ta có bảng số liệu 2.3 như sau: (Trang bên)
Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động VLĐ của công ty từ năm 2012- 2014
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
trọng ( %)
1 2 3 4 5 6
A. Tài sản ngắn hạn 23,550 65.41 21,497 64.49 33,665
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,220 22.17 885 4.12 1,488 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 11,340 48.15 11,692 54.39 19,476
1. Phải thu khách hàng 10,611 93.57 11,270 96.39 18,279
2. Trả trước cho người bán 218 1.86
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 724 6.38 178 1.52 663
4. Các khoản phải thu khác 5 0.04 26 0.22 534
III. Hàng tồn kho 6,791 28.84 8,690 40.42 12,343
V. Tài sản ngắn hạn khác 199 0.85 230 1.07 358
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 29 14.57 71 30.87 78
2. Thuế GTGT được khấu trừ 103 51.76 139 60.43 189
(Nguồn: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2012- 2014)
Từ số liệu bảng 2.3 có thể thấy VLĐ của công ty tăng giảm qua các năm, cuối năm 2013 giảm 8,72% so với đầu năm 2013 và cuối năm 2014 tăng 36,14% so với đầu năm 2014. Tỷ trọng của VLĐ chiếm phần lớn hơn tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn qua các năm (31/12/2012: 65,41%; 31/12/2013: 64,49%;
31/12/2014: 68,36%). Xét về cơ cấu, VLĐ của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và tài sản ngắn hạn khác. Trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn (31/12/2012: 48,15%; 31/12/2013: 54,39%;
31/12/2014: 57,85%), HTK (31/12/2012: 28,84%; 31/12/2013: 40,42%;
31/12/2014: 36,66%). Như vậy, có thể thấy công ty nghiêng về đầu tư vào TSNH, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn và HTK.
Để xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cần xem xét hiệu quả sử dụng của từng khoản mục.
* Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty Từ số liệu bảng 2.4 thấy rằng các hệ số thanh toán của Công ty qua các khá đồng đều qua các năm, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh khá cao (>0.5), khả năng thanh toán tức thời của Công ty cũng không quá thấp (<0,5). Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng năm 2013, và nhưng lại giảm năm 2014;khả năng thanh toán nhanh của công ty đều giảm năm 2013 và năm 2014,hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2013 giảm so với đầu năm, sang đến cuối năm 2014 thì lại giữ nguyên. Để có được khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao là do tài sản ngắn hạn và Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, trong khi tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Tuy nhiên, các hệ số khả năng thanh toán của Công ty ở mức khá cao và tương đối ổn định qua các năm cũng có thể được cho là tốt, Công ty có lượng phải thu khách hàng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn
quá, trữ lượng HTK cao thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh đang được mở rộng.
Xét đến cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty qua bảng 2.5 có thể thấy: Gắn với qui trình thu, chi tiền của công ty thì việc quản lý khoản vốn bằng tiền là hợp lý. Công ty thực hiện phần lớn các giao dịch của mình qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản. Đối với việc thu tiền bán hàng, công ty thu tiền theo hình thức tập trung về công ty thông qua các tài khoản tại ngân hàng. Việc mua bán của Công ty cũng được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản. Như vậy lượng tiền mặt mà Công ty nắm giữ là không quá lớn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Qua phân tích kết cấu tiền của Công ty có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các khoản tương đương tiền là các khoản tiền gửi ngân hàng chỉ để đủ chi phí hiện tại, còn Công ty đã đầu tư vào Hàng tồn kho để phục vụ cho việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận
Bảng 2.4: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty từ năm 2012- 2014
Chỉ tiêu
ĐV
T 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
1. Tổng tài sản Tr đ 36,005 33,343 49,246
2. Tài sản ngắn hạn Tr đ 23,553 21,502 33,665
3. Tiền và các khoản tương đương tiền Tr đ 5,220 885 1,487
4. Hàng tồn kho Tr đ 6,791 8,690 12,343
5. Chi phí lãi vay Tr đ
6. Tổng nợ phải trả Tr đ 20,877 16,817 30,289
7. Nợ ngắn hạn Tr đ 20,877 16,817 30,289
8. Khả năng thanh toán tổng quát = (1)/(6) Lần 1.72 1.98 1.63
9. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = (2)/(7) Lần 1.13 1.28 1.11
10. Khả năng thanh toán nhanh = [(2)-(4)]/(7) Lần 0.80 0.76 0.70
11. Khả năng thanh toán tức thời = (3)/(7) Lần 0.25 0.05 0.05
(Nguồn: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2012- 2014)
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty từ năm 2012- 2014
Chỉ tiêu
ĐV
T 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
1. Tiền mặt Tr đ 525 318 271
2. Tiền gửi ngân hàng Tr đ 4,675 567 1,216
3. Tiền đang chuyển Tr đ 0 0 0
4. Các khoản tương đương tiền Tr đ 0 0 0
Tổng tiền và các khoản tương đương tiền Tr đ 5,200 885 1,487
(Nguồn: Trích Bảng cân phát sinh tài khoản của Công ty từ năm 2012- 2014)
* Tình hình quản lý khoản phải thu
Bảng 2.6: Bảng so sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh 2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tăng, giảm (±)
Các khoản phải thu 11,340 100 11,694 100 19,476 100 354
1. Phải thu của khách hàng 10,611 93.57 11,270 96.37 18,279 93.85 659
2. Trả trước cho người bán 0 0.00 218 1.86 218
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 724 6.38 179 1.53 663 3.40 -545
4. Các khoản phải thu khác 5 0.04 27 0.23 534 2.74 22
Các khoản phải trả 34,876 100 32,816 100 48,277 100 -2,060
1. Phải trả người bán 34,829 99.87 32,783 99.90 48,211 99.86 -2,046 3. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước 47 0.13 33 0.10 66 0.14 -14
(Nguồn: Trích Bảng cân đốikế toán của Công ty từ năm 2012- 2014)
Phân tích bảng số liệu 2.6 dưới đây thấy rằng: Tại Công ty Cổ phần TNHH Fifth iMedia, khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối trong VLĐ.
Cuối năm 2103, các khoản phải thu đã tăng 3,12% so với đầu năm và cuối năm 2014 đã tăng 66,55% so với đầu năm 2014, chủ yếu là phải thu khách hàng.
- Đối với khoản phải thu khách hàng.
Công ty TNHH Fifth iMedia thực hiện 1 chính sách tín dụng khá chặt chẽ mà theo đó mỗi khách hàng mới sẽ được đánh giá riêng biệt về độ tin cậy của khả năng trả nợ trước khi Công ty đưa ra các điều khoản và điều kiện làm dịch vụ và thanh toán chuẩn cho khách hàng đó. Tất cả các hợp đầu hầy như được thanh toán 1 phần ngay sau kí hợp đồng, sau khi nghiệm thu khách hàng thanh toán 1 phần còn lại. Như vậy dư nợ của phải thu khách hàng chủ yếu là khoản nợ tạm thời mà khách hàng còn dư nợ không nhiều so với tổng giá trị hợp đồng. Trong năm 2013, 2014 số lượng công việc dịch vụ quảng cáo trực tuyến của công ty tăng lên, doanh thu tăng, như vậy thì khoản dư nợ phải thu khách hàng cũng tăng lên. Điều này được cho là hợp lý.
Song qua phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu khách hàng và khoản phải thu khác theo bảng 2.7 dưới đây thì Công ty còn một số khoản phải phải thu được đánh giá là khó đòi nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều và số phải thu này vẫn trong khả năng thu hồi được .
Bảng 2.7: Bảng phân tích tuổi nợ và trích lập dự phòng phải thu khó đòi Đơn vị tính: Triệu đồng
Phân tích tuổi nợ các khoản nợ phải thu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Không quá hạn và không bị suy giảm giá trị 9,552 10,240 16,453
Quá hạn từ 1 đến 30 ngày 820 927 1,556
Quá hạn từ 31 đến 60 ngày 182 77 270
Quá hạn hơn 90 ngày 57 26 0
Tổng tiền 10,611 11,270 18,279
(Nguồn: Trích Sổ chi tiết tài khoản 131 của Công ty từ năm 2012- 2014)
- Đối với khoản trả trước cho người bán
Đây là khoản chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng các khoản nợ phải thu Năm 2012, 2014 không phát sinh năm 2013 phát sinh 218 trđ.Trên thị trường Công ty TNHH Fifth iMedia có tiếng, có thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo trực tuyến và có số lượng nhà cung cấp thường xuyên nhất định nên công thì thường không phải ứng trước cho nhà cung cấp
- Xem xét mối quan hệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả ngắn hạn (nói cách khác là các khoản vốn đi chiếm dụng) thì các khoản phải trả công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm 5,91% tương ứng 2.060 trđ, năm 2014 so với năm 2013 tăng lên đến 47,11% tương ứng 15.461 trđ và luôn lớn hơn nhiều khoản nợ phải thu hay vốn mà công ty bị chiếm dụng bởi khách hàng và nhà cung cấp. Khoản phải trả ngắn hạn của công ty chủ yếu là khoản tiền phải trả người bán. Điều này chứng tỏ công ty đi chiếm dụng hơn là bị chiếm dụng, giúp công ty tiết kiệm được một khoản vốn phải đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên cũng như một khoản chi phí sử dụng vốn.
Và để phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu cần xem xét các chỉ tiêu trên bảng 2.8. Từ đó có thể thấy:
Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2013tăng so với năm 2012 là 1,27 vòng đã làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm23 ngày. Đến năm
201, vòng quay các khoản phải thu có giảm so với năm 2014 là 0,74 vòng điều đó cũng làm ký thu tiền tăng lên 12 ngày. Vòng quay các khoản phải thu có tăng, giảm qua các năm, kì thu tiền của công ty khá dài, lên đến gần 3 tháng cho thấy công ty cho khách hàng nợ nhiều, khoản trả trước cho người bán hầu như là không có. Tuy nhiên các khách hàng chủ yếu là khách hàng thường xuyên và quen thuộc nên khả năng thu hồi nợ rất cao ít bị nợ quá hạn và nợ xấu
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản phải thu tại công ty từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ Trđ 38,058 56,141 64,917 18,083 47.51 8,776 15.63
2. Số dư bình quân các khoản phải thu Trđ 9,865 10,940 14,774 1,075 10.90 3,834 35.05
3. Vòng quay các khoản phải thu Lần 3.86 5.13 4.39 1.27 33.02 -0.74 -14.38
4. Kỳ thu tiền trung bình Ngày 93.32 70.15 81.93 -23 -24.83 12 16.79
(Nguồn: Trích Bảng kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2012- 2014)
Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động HTK của Công ty từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tăng, giảm (±)
Tỷ lệ tăng giảm (%+-)
Số tăng, giảm (±)
Tỷ lệ tăng giảm (%±)
Hàng tồn kho 6,791 100.00 8,690 100.00 12,343 100.00 1,899 27.96 3,653 29.60
1. Sản phẩm dở dang 6,791 100.00 8,690 100.00 12,343 100.00 1,899 27.96 3,653 29.60 (Nguồn: Trích Sổ chi tiết tài khoản 154 của Công ty từ năm 2012- 2014)
* Tình hình quản lý HTK
Từ số liệu của bảng 2.9 có thể thấy, trong tổng VLĐ của công ty, HTK luôn đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đó chính là chi phí sản phẩm dở dang, tại Công ty TNHH Fifth iMedia, tỷ trọng HTK chiếm từ 28%-40% và có xu hướng tăng đi qua các năm. Cuối năm 2013 HTK (Sản phẩm dở dang) tăng so với đầu năm 27,96%. Sang đến năm 2014, giá trị HTK cuối năm tăng 29,60% so với đầu năm.
Song để đánh giá được việc HTK là hợp lý chưa, ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần xem xét một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng HTK của công ty từ năm 2012- 2014.
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Hàng tồn kho bình quân Trđ 6,332 7,740 10,516 1,408 22.24 2,776 35.87
2. Giá vốn hàng bán Trđ 25,445 34,152 40,755 8,707 34.22 6,603 19.33
3. Vòng quay HTK Vòng 4.02 4.41 3.88 0.39 9.70 -0.53 -12.02
4. Số ngày HTK quay được 1
vòng Ngày 90 82 93 -8 -8.89 11 13.41
(Nguồn: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2012- 2014) Từ số liệu bảng 2.10 có thể thấy, số vòng quay HTK của công ty ở mức tương đối, một năm HTK quay được khoảng 4 vòng nên số ngày mà HTK của công ty quay được một vòng là khoảng 80 đến 90 ngày. Nhìn chung, vòng quay HTK của Công ty khá ổn định. Năm 2013 có tăng0,39 vòng so với năm 2012 làm cho số ngày HTK quay được 1 vòng giảm 8 ngày. Năm 2014 lại giảm 0,53 vòng làm cho số ngày HTK quay được 1 vòng lại tăng lên 11 ngày. Hiệu quả sử dụng HTK như vậy có thể cho là chưa đạt nhưng ổn định với chu kỳ kinh doanh dài khoảng 3 tháng. DTBH và tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên qua các năm song tốc độ tăng giá vốn hàng bán tăng cũng cao.
* Hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu.
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT
2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tăng, giảm (±)
Tỷ lệ tăng giảm (%+-)
Số tăng, giảm (±)
Tỷ lệ tăng giảm (%
±)
1. VLĐ bình quân Trđ 22,733 22,527 27,583 -206 -0.91 5,056 22.44
2. Hàng tồn kho bình quân Trđ 6,332 7,740 10,512 1,408 22.24 2,772 35.81
3. Các khoản phải thu bình quân Trđ 9,865 10,940 14,774 1,075 10.90 3,834 35.05
4. Giá vốn hàng bán Trđ 25,445 34,152 40,755 8,707 34.22 6,603 19.33
5. Doanh thu thuần BH và CC dịch vụ Trđ 38,058 56,141 64,917 18,083 47.51 8,776 15.63
7. Số lần luân chuyển VLĐ = (5)/(1) lần 1.67 2.49 2.35 0.82 49.10 -0.14 -5.62
8. Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày)=360/(7) ngày 216 145 153 -71 -32.87 8 5.52
9. Hàm lượng VLĐ=(1)/(5) lần 0.600 0.400 0.420 -0.200 -33.33 0.020 5.00
11. Vòng quay HTK=(4)/(2) Vòng 4.02 4.41 3.88 0.39 9.70 -0.53 -12.02
12. Vòng quay các khoản phải thu (vòng)=(5)/
(3) Vòng 3.86 5.13 4.39 1.27 32.90 -0.74 -14.42
13. Kỳ thu tiền trung bình (ngày)=360/(12) Ngày 93 70 82 -23 -24.73 12 17.14
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2012- 2014)
Từ số liệu bảng 2.11 có thể thấy được, số lần luân chuyển VLĐ của công ty là khá thấp khoảng 1,67 đến 2,49 lần; kỳ luân chuyển VLĐ của công ty thường kéo dài khoảng 3-6 tháng. Năm 2013, số lần luân chuyển VLĐ của công ty tăng 0,82 lần so với năm 2012 làm cho kỳ luân chuyển VLĐ giảm 71 ngày so với năm 2012; Năm 2014, số lần luân chuyển VLĐ giảm 0,14 lần so với năm 2013 làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 8 ngày. Thời gian luân chuyển VLĐ càng dài thì thời gian tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp càng lâu. So sánh năm 2013, 2014 với 2012 thì tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty nhìn chung là có tăng, giảm nhưng giảm không quá lớn, số lượng VLĐ công ty giảm do tốc độ luân chuyển VLĐ giảm năm 2013 so với năm 2012 là 206 (tr đ) và năm 2014 so với năm 2013 tăng là 5.056 (tr đ) để có được mức doanh thu thuần năm 2013 là 56.141 (trđ), năm 2014 là 64.917 (tr đ). Điều đó làm cho hàm lượng VLĐ năm 2013 giảm 0,2 so với năm 2012 và năm 2014 tăng 0,020 so với năm 2013, tức số VLĐ mà công ty cần bỏ ra để có được 1 đồng doanh thu thuần BH và CCDV năm 2013 giảm so với năm 2012, 2014 đã tăng so với năm 2013.
Từ điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2013 so với 2012 giảm và năm 2014 so với 2013 lại tăng. Doanh thu thuần của công ty có tăng song chưa tương xứng với tốc độ tăng của VLĐ nhất là khi VLĐ của Công ty nằm ở khâu lưu thông quá lớn.
- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền: việc dữ trữ một khối lượng không quá lớn tiền mặt đủ khả năng chi trả những khoản phát sinh thường xuyên.
- Đối với các khoản phải thu, khách hàng chủ yếu là khách hàng thường xuyên và có chính sách bán hàng khá chặt chẽ với khách hàng mới nên dù số dư khoản phải thu khá cao nhưng cũng không phải là vấn đề đáng quan tâm.
Đối với cả các khoản trả trước cho người bán hầu như công ty không bị chiếm dụng vốn .
-Với đặc thù của công ty là kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến có chu kỳ làm dịch vụ ngắn, công ty càng nhanh chóng rút ngắn được chu kỳ
kinh doanh thì số vòng quay HTK càng tăng lên, đảm bảo hiệu quả sử dụng HTK tăng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Từ phân tích trên cho thấy, để rút ngắn chu kỳ kinh doanh thì việc đầu tư vào chất lượng dịch vụ và tìm nguồn dịch vụ đầu vào tốt là yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng HTK.
2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty TNHH Fifth iMedia
* Khái quát tình hình đầu tư, mua sắm TSCĐ
VCĐ là một phần quan trọng của VKD của công ty, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Vì vậy việc xem xét cơ cấu và hiệu quả sử dụng VCĐ cung cấp những thông tin khái quát về công tác đầu tư dài hạn của công ty cũng như việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất, máy móc và trang thiết bị của công ty.
Đối với Công ty TNHH Fifth iMedia, TSDH bao gồm TSCĐ và TSDH khác song TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng TSDH (31/12/2012:
98,82%; 31/12/2013: 99,71%; 31/12/2014: 99,89%) nên có thể đánh giá vốn dài hạn cũng là VCĐ của Công ty. Trong Công ty VCĐ chiếm tỷ trọng thấp hơn VLĐ trong tổng vốn kinh doanh của Công ty (31/12/2012: 34,58%;
31/12/2013: 35,51%; 31/12/2014: 31,64%). Xét trong kết cấu TSCĐ có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ là Máy móc thiết bị, còn lại là Thiết bị văn phòng.