CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG .1 Khái niệm thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN CUNG cấp nước SẠCH của TRUNG tâm nước SẠCH và vệ SINH môi TRƯỜNG NÔNG THÔN tại HUYỆN LONG hồ TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 - 34)

III. PHẦN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YÉU TỐ

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG .1 Khái niệm thị trường

1.4.139 Thị trường là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều ngành. Tuy nhiên, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và được dùng trong các ngữ cảnh khác nhau nên nội hàm khái niệm này cũng rất khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ trích dẫn một số khái niệm làm nền tảng lý luận, cụ thể:

- Nhà kinh tế học L. Reudous cho rằng, “Thị trường được hiểu là tổng hợp các quan hệ trao đổi, mua bán giữa người mua với người bán được thực hiện trong những điều kiện sản phẩm hàng hóa”. [8,186]

- Trong khi Philip Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại thì cho rằng, “Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. Các nhu cầu hay mong muốn của những người mua này sẽ được thỏa mãn thông qua hoạt động trao đổi”. [8,186]

1.4.140 Sự khác nhau về khái niệm của nhà kinh tế và nhà marketing là do cách tiếp cận để phân tích định nghĩa về thị trường. Đối với các nhà kinh tế ở vị trí ngoài thị trường vì thế họ nhìn nhận thị trường bao gồm một tập thể những người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ. Trong khi đó, các nhà làm

marketing, họ đứng ở vị trí người bán hàng để nhìn nhận thị trường nên họ nhìn thấy thị trường là một tập hợp tất cả người mua. Trong trường hợp này, thị trường và khách hàng được hiểu như nhau và dùng thay thế cho nhau.

- Bên cạnh đó, Hội quản trị Hoa Kỳ đưa ra ý kiến là “Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người bán sang người mua”.

[

http://voer.edu.vn/]

1.4.141 Như vậy, theo các tài liệu đã dẫn, về cơ bản thị trường là nơi phát sinh mối quan hệ trao đổi mua bán giữa những người mua và người bán, là nơi xảy ra sự tương tác cung - cầu, tại đó người mua và người bán tìm đến, tiếp xúc, thỏa thuận và trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc trao đổi mua bán có thể giữa diễn trực tiếp giữa người mua và người bán, hoặc gián tiếp với sự tham gia của bên trung gian. (Ví dụ như mua hàng trên internet, người mua hàng không trực tiếp gặp mặt người bán nhưng vẫn có thể mua được những hàng hóa mà mình mong muốn). Do đó, để hình thành nên thị trường cần có sự tham gia: đối tượng trao đổi (hàng hóa, dịch vụ); đối tượng tham gia trao đổi (bên bán, bên mua và bên trung gian); điều kiện thực hiện trao đổi (khả năng thanh toán).

1.4.142 Trên cơ sở nghiên cứu những khái niệm về thị trường, có thể kết luận rằng, thị trường chính là nơi tập hợp những người có nhu cầu bán sản phẩm, những người cú nhu cầu mua sản phẩm (được thể hiện rừ hoặc cũn đang tiềm ẩn).

Nhóm người mua này sẵn lòng chi trả để có được sản phẩm/dịch vụ mà họ mong muốn.

- Những người có nhu cầu bán sản phẩm: Đó chính là các tổ chức, doanh nghiệp, hay bất kì cá nhân nào muốn quy đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trở thành tiền hoặc những hàng hóa dịch vụ khác có giá trị tương đương;

- Những người có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ: Đó là trạng thái ý thức của bản thân nhận thấy thiếu thốn và đòi hỏi cần phải được thỏa mãn. Những nhu cầu này không do xã hội hay những nhà marketing tạo ra mà xuất phát từ

những nguyên nhân tâm sinh lý quy định;

- Đối với bản thân người mua khi họ có nhu cầu đối với bất kì sản phẩm dịch vụ nào đó mà họ cảm thấy thiếu họ sẽ tìm kiếm cách để đáp ứng lại cảm giác đó.

Tuy nhiên, để thỏa mãn những nhu cầu đó thì người mua cần phải chi trả chi phí để có được nó. Chi phí này có thể là tiền bạc, thời gian, sức lực. Nhưng không phải tất cả những người mua đều đủ khả năng để chi trả cho những nhu cầu của bản thân, chỉ có một số ít người mua mới có thể chi trả cho tất cả những nhu cầu mà bản thân mình muốn, những người còn lại chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu của mình, họ sẵn lòng chi trả cho những nhu cầu họ muốn trong khả năng của mình.

1.1.2 Phân loại thị trường

1.4.143 Phân loại thị trường có nghĩa là chia một thị trường lớn thành các thị trường nhỏ mà người tiêu dùng ở đó có cùng đặc điểm về hành vi mua bán. Mỗi các phân loại thị trường có một ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh. Dựa trên cơ sở tiêu thức khác nhau, người ta tiến hành phân loại thị trường trong hoạt động marketing như sau:

- Căn cứ vào điều kiện địa lý: Thị trường được chia ra theo từng vủng, từng miền trong nước hoặc chia thị trường thành trong nước, ngoài nước.

- Căn cứ vào sản phẩm: Thị trường được chi thành thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng và thị trường dịch vụ.

1.4.144 + Thị trường tư liệu sản xuất: Vai trò của tư liệu sản xuất trong tái sản xuất xã hội quyết định thị trường, nhưng nhu cầu của thị trường tư liệu sản xuất không phong phú đa dạng như nhu cầu trên thị trường, thị trường tư liệu sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường hàng tiêu dùng.

1.4.145 + Thị trường hàng tiêu dùng: Tính đa dạng và phong phú về nhu cầu tiêu dùng quyết định tính phong phú, đa dạng của thị trường hàng tiêu dùng.

1.4.146 + Thị trường dịch vụ: Là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các nhân tốt không hiện hữu, giải quyết các mối

quan hệ giữa người cung cấp khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu.

- Căn cứ vào số lượng người mua trên thị trường: Thị trường được chia thành thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh.

1.4.147 + Thị trường độc quyền: Loại thị trường này bao gồm thị trường độc quyền người bán và thị trường độc quyền người mua, trên thị trường độc quyền giá cả và các mối quan hệ kinh tế khác bị chi phối rất lớn bởi các nhà độc quyền, nhưng không vì thế mà cho rằng các mối quan hệ kinh tế, giá cả tiền tệ... Trên thị trường độc quyền là hoàn toàn chủ quan. Bởi vì, hoạt động trên thị trường độc quyền, vẫn còn sự tồn tại cạnh tranh giữa người mua và người bán, vẫn có sự hoạt động của quy luật kinh tế thị trường.

1.4.148 + Thị trường cạnh tranh: Là thị trường có nhiều người mua và người bán, thế và lực của họ là có thể tương đương. Họ cạnh tranh với nhau và do đó tạo ra thị trường cạnh tranh. Trên thị trường này quan hệ kinh tế diễn ra tương đối khách quan và tương đối ổn định.

1.4.149 Bên cạnh đó, trong kinh tế thị trường hiện đại còn xuất hiện nhiều loại thị trường đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh như thị trường, thị trường hối đoái, thị trường lao động. Ngoài ra, ta còn thấy thị trường của những nhà hảo tâm để thỏa mãn các nhu cầu về tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận.

1.4.150 Tóm lại, hiện có rất nhiều cách phân loại thị trường. Một khi doanh nghiệp đã hoạt động trong bất kì thị trường nào thì cũng phải tuân thủ những quy định và quy luật hoạt động của chính thị trường đó để có thể tồn tại và phát triển.

1.1.3 Vai trò và chức năng thị trường

1.4.151 Dù doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào, thì thị trường vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể:

- Đó là môi trường để thực hiện các hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

Thị trường đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường giúp cho doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu của xã hội, đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá lại chính bản thân mình;

- Thị trường còn là nơi để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế được đưa vào áp dụng.

Thông qua phân tích mối quan hệ tương tác cung - cầu trên thị trường, nhà nước sẽ có đường lối, chính sách tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;

- Bên cạnh đó, nhờ xác định nhu cầu thị trường giúp chúng ta phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp trước đây để hình thành hệ thống nhất định trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới;

- Qua thị trường ta có thể nhận được sự phân phối của các nguồn nhân lực cho sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Bởi lẽ qua thị trường giá cả hàng hoá và các nguồn lực về tư liệu sản xuất, về sức lao động luôn biến đổi cho nên phải đảm bảo nguồn lực, sử dụng hợp lý đê sản xuất đúng hàng hoá và dịch vụ về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu cũa xã hội;

- Do thị trường mang tính chất khách quan, đại đa số các doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại họ phải tiếp cận để thích ứng với thị trường, để xác định được thế mạnh kinh doanh, trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường mà có phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Tuân theo các quy luật của thị trường, phát huy khả năng sẵn có là phương châm hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường;

- Ngoài ra, thị trường còn giúp các doanh nghiệp sẽ làm căn cứ để họach định chiến lược sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

1.4.152 Tóm lại, thị trường có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, thị trường là nơi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, tồn tại và phát triển. Còn đối với Nhà nước, thị trường là nơi điều tiết nền kinh tế giúp cho nền phát triển ổn định và phát triển.

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ PHẦN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN CUNG cấp nước SẠCH của TRUNG tâm nước SẠCH và vệ SINH môi TRƯỜNG NÔNG THÔN tại HUYỆN LONG hồ TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w