CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN CUNG cấp nước SẠCH của TRUNG tâm nước SẠCH và vệ SINH môi TRƯỜNG NÔNG THÔN tại HUYỆN LONG hồ TỈNH VĨNH LONG (Trang 121 - 127)

CHO TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNGTỈNH VĨNH LONG

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1.4.478 Như đã trình bày ở chương 2, thị phần cung cấp nước sạch của Trung tâm Nước tại huyện Long Hồ đang nắm giữ gần 50% thị phần trong tổng thị phần cung cấp nước sạch và trên 60% thị phần khách hàng toàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Trung tâm Nước cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Đồng thời, bản thân trong hoạt động cung cấp nước của mình Trung tâm Nước cũng còn nhiều điểm yếu kém và từng bị khách hàng chuyển đổi dùng nước sạch sang đối thủ cạnh tranh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thị phần cung cấp nước được phân chia với tỷ lệ như trên. Sau đây, tác giả sẽ phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thị phần cung cấp nước của Trung tâm Nước được phân chia như vậy.

3.1.1 Nguyên nhân khách quan

1.4.479 Những nguyên nhân khách quan thường xuất phát từ môi trường hoạt động bên ngoài của Trung tâm Nước. Những yếu tố đó có thể đến từ những quy định về chính sách pháp luật, từ những yếu tố kinh tế xã hội như thu nhập, trình độ dân trí hay mức độ ô nhiễm nguồn nước xung quanh... Đối với những nguyên nhân khách quan này có những yếu tố mang lại sự thuận lợi trong hoạt động cung cấp nước của Trung tâm Nước nhưng cũng có những yếu tố ràng buộc gây khó khăn cho Trung tâm Nước. Nhìn nhận được những yếu tố này sẽ giúp Trung tâm Nước hiểu được mình cần áp dụng những điều thuận

lợi ra sao và đối phó với những điểm khó khăn như thế nào để cho hoạt động của cả tổ chức được ổn định và phát triển. Những nguyên nhân chủ quan ảnh huởng đến thị phần hiện nắm giữ của Trung tâm Nuớc là:

- Các tổ chức cung cấp nuớc đều phải tuân thủ theo nghị định của Chính phủ về sản xuất nuớc sạch nhu Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nuớc sạch, Thông tu 54/2013/Trung tâm-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nuớc tập trung... Việc phân vùng cung cấp nuớc giúp cho các tổ chức cung cấp nuớc ít bị rơi vào việc tranh giành thị truờng quá gay gắt. Tuy nhiên, việc áp dụng nghị định 117 tại tỉnh Vĩnh Long cũng còn chua đuợc áp dụng triệt để. Việc tranh giành thị phần tại các nơi giao thoa vẫn diễn ra và chua đuợc giải quyết triệt để. Ví dụ nhu công ty Cấp nuớc cho tiến hành lắp đuờng ống tại khu vực phân vùng cấp nuớc cho Trung tâm Nuớc. Quá trình xử lý cũng chỉ lập biên bản hiện trường. Do đó, trong thực tế cấp nuớc việc tranh giành thị truờng cung cấp nuớc hiện đang diễn ra ở bất cứ khu vực nào giao thoa giữa 2 tổ chức cung cấp nuớc.

- Căn cứ vào quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 Về việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần. Trong quyết định này, những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nuớc thành công ty cổ phần. Tuy loại hình hoạt động của Trung tâm không nằm trong đối tuợng thực hiện quyết định này nhung trong từ nay đến năm 2020 Trung tâm phải dần chuyển đổi hình thức hoạt động từ đơn vị sự nghiệp sang công ty. Điều này một mặt gây áp lực trong việc cơ cấu, tổ chức lại bộ máy cho phù hợp từ đơn vị Nhà nuớc sang doanh nghiệp độc lập. Mặt khác, nguồn vốn dùng để tái đầu tu và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào vốn sẵn có của đơn vị.

Với hình thức tổ chức hiện nay, với nhiều nhà máy nhỏ phân bổ khắp tỉnh là rất khó quản lý. Trong đó, có nhiều nhà máy đến thời điểm chuyển sang hình thức doanh nghiệp sẽ không còn đủ khả năng hoạt động sản xuất. Việc duy trì hoạt động tại các nhà máy ổn định đến khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp là việc rất khó khăn.

- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về Quản lý đầu tu xây dựng có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 quy định về hình thức tổ chức thực hiện dự án. Truớc đây, các công trình đầu tu xây dựng đều do Trung tâm tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Nhưng khi áp dụng nghị định này, đơn vị chủ quản của Trung tâm Nước là Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ đứng ra tổ chức thực hiện xây dựng nhà máy. Sau khi hoàn thành công trình mới bàn giao lại cho Trung tâm Nước sử dụng. Việc thay đổi đơn vị quản lý và thực hiện dự án gây khó khăn trong việc sử dụng nhà máy sau này. Bởi khi bảng vẽ kỹ thuật và dự toán được thực hiện bởi đơn vị tư vấn, phía Trung tâm Nước sẽ cử cán bộ chuyên ngành hiểu về công nghệ đóng góp ý kiến. Đồng thời trong quá trình xây dựng, Trung tâm sẽ đưa ra những quy định, yêu cầu cụ thể với đơn vị thi công nhằm hoàn thiện công trình một cách tốt nhất. Nếu thay đổi đơn vị quản lý, trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án sẽ phát sinh sai sót, khi đưa sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nhà máy sau này.

- Dân số tăng quá nhanh nên nhu cầu sử dụng nước sạch trong khi một số trạm nước ban đầu thành lập chỉ để phục vụ một cụm, một tuyến dân cư nhỏ nên đa phần các trạm đều hoạt động quá tải. Đường kính nước thiết kế nhỏ, áp lực yếu nên chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng.

- Điều kiện kinh tế còn khó khăn của một bộ phân hộ dân ở các tuyến vùng ngập lụt, vùng đồng bào Khhmer nên còn rất khó khăn trong việc áp dụng giá nước cao và thu tiền nước hằng tháng. Tỷ lệ nợ khó đòi đối với người dân tộc là khá cao, đặc biệt có những hộ nợ tiền nước từ 6 - 7 kỳ liên tục. Đối với những hộ dân bình thường, khi không thanh toán tiền nước bên Trung tâm sẽ tạm ngưng cung cấp nước. Nhưng đối với những hộ người dân tộc với những chính sách ưu đãi riêng thì việc tạm ngưng cung cấp nước là việc làm rất khó. Phía Trung tâm Nước cử cán bộ Trung tâm xuống hỗ trợ nhân viên trạm, kết hợp cùng với người của UBND xã (trưởng ấp, bí thư ấp) vận động người dân thanh toán tiền nước. Nếu hộ dân vẫn không đồng ý thanh toán tiền nước thì Trung tâm mới kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành tạm ngưng cấp nước. Trường hợp này xảy ra thường xuyên tại các xã có số lượng khách hàng là người dân tộc.

- Cuối năm 2015, mục tiêu phấn đấu của Trung tâm là tỷ lệ hộ dân sử dụng nước qua trạm cấp nước là 60%. Khi mục tiêu trên đạt được thì nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ hạn chế đầu tư cho nước sạch. Thay vào đó nguồn vốn của chương trình sẽ dành để đầu tư những dự án khác. Nguồn vốn hỗ trợ hạn chế, việc đầu tư nâng cấp những dự án có quy mô lớn sẽ khó khăn hơn.

- Các tuyến ống nước cấp nước thường xuyên bị di dời, sửa chữa do việc phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, chợ nông thôn, bờ bao... Việc này gây khó khăn trong công tác quản lý nhất là gia tăng hao hụt nước, sản lượng nước tiêu thụ giảm do tạm ngưng cung cấp nước cho các hộ dân trong khu vực thi công. Kinh phí di dời đường ống cũng khó khăn. Nếu được hỗ trợ kinh phí và đơn vị thi công kết hợp cùng khắc phục thì thời gian xử lý ngắn. Nếu không có nguồn vốn hỗ trợ, đơn vị thi công lắp toàn bộ đường ống thì thời gian sửa chữa dài, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất tại nhà máy. Người dân thì khiếu nại lên Trung tâm về việc không có nước để sử dụng, trạm cấp nước giảm sản lượng tiêu thụ tại trạm.

- Theo nghị quyết số 96/2014/NQ-HDND tỉnh Vĩnh Long ngày 11/7/2014 về việc

“Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Long” cú nờu rừ để lại 10% trong tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch. Nguồn tiền thu được góp phần tích lũy tái đầu tư cho đơn vị.

- Trình độ dân trí của người dân được nâng cao, người dân ý thức về môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Đặc biệt, môi trường nước ở các kênh rạch hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe thì họ sẽ chủ động đăng ký sử dụng nước qua các trạm cấp nước tập trung. Trong các buổi truyền thông về nước sạch & VSMTNT do Trung tâm Nước tổ chức, người dân tham dự đều mong muốn được sử dụng nước sạch.

Họ ý thức được nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm và mong muốn chuyển qua sử dụng nước từ các nhà máy nước.

- Ngoài ra, thu nhập của người dân tại tỉnh đang được nâng cao. Với những hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung mà đường ống nước chính chưa đi đến thì họ sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư mở rộng ống nước chính.

Những hộ dân này cam kết cùng Trung tâm Nước là sẽ tự đầu tư mua vật tư ống để đấu nối vào đường ống hiện hữu. Phía Trung tâm chỉ hỗ trợ cán bộ hướng dẫn khách hàng khâu thi công lắp đặt. Hình thức mở rộng tuyến ống này được áp dụng từ năm 2014 đến nay. Đường ống sau khi đưa vào sử dụng sẽ do Trung tâm quản lý. Những hộ dân nào muốn đăng lý sử dụng nước trên tuyến ống nước mở rộng đó sẽ tự thỏa thuận với những người dân đầu tư ống ban đầu. Hằng năm số lượng km tuyến ống được mở rộng không dưới 20 km. Người dân đầu tư mở rộng tuyến ống đã giúp cho Trung tâm Nước mở rộng thị trường của mình mà không tốn chi phí đầu tư.

- Cùng với sự phát triển về kinh tế địa phương, các khu tái định cư, khu dân cư, đô thị mới... xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho mở rộng tuyến ống nước, phát triển thêm một lượng khách hàng. Những khu dân cư tập trung này bắt buộc phải sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung. Đầu tư mở rộng ống nước tại các khu vực này có chi phí đầu tư/khách hàng thấp hơn rất nhiều so với đầu tư tại khu vực dân cư thưa thớt.

- Đến năm 2020, tất cả các xã trong tỉnh đều đạt xã Nông thôn mới. Để làm được điều này thì tiêu chí về nước sạch là rất quan trọng. Toàn huyện Long Hồ hiện có 11/14 xã đạt tiêu chí về nước sạch. Để làm đạt được tiêu chí nước sạch cho xã, các xã sẽ có những chính sách kết hợp với Trung tâm Nước hỗ trợ người dân trong lắp đặt đồng hồ nước. Một trong những biện pháp được áp dụng là chính quyền địa phương vận động được nguồn vốn hỗ trợ nhằm mở rộng tuyến ống nước. Chính quyền địa phương mua ống và Trung tâm Nước hỗ trợ nhân công lắp đặt ống. Một chính sách hỗ trợ khác đó là kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Phụ nữ.

hỗ trợ người dân lắp đặt đồng hồ như: lắp miễn phí cho hộ nghèo, hộ dân tộc, cho vay/ hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt đồng hồ nước.

3.1.2 Nguyên nhân chủ quan

1.4.480 Khác với nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan thường xuất phát từ bên trong bản thân tổ chức. Đối với những yếu tố này, Trung tâm Nước cần phải dần dần cải thiện nhằm giảm bớt những tác động của nó đối với hoạt động cung của tổ chức. Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ thị phần nắm giữ của Trung tâm

Nước tại huyện Long Hồ hiện nay đa phần là do:

- Vị trí nhà máy không được thuận lợi, không gần các con sông lớn nên không chủ động được nguồn nước mặt bơm vào. Bên cạnh đó, công suất nhà máy đa phần nhỏ, các cụm lắng lọc không thể dự trữ nước nước đầu vào cũng như nước sạch đầu ra để cung cấp cho khách hàng. Tình trạng thiếu hụt nước vào những tháng hạn hay vào những giờ cao điểm, dịp lễ tết. xảy ra rất thường xuyên tại rất nhiều trạm cấp nước.

- Chất lượng nước cung cấp đến cho khách hàng không được duy trì bảo đảm. tình trạng nước có cặn hay độ trong không được đảm bảo vẫn còn xảy ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch.

- Nhân viên trạm cấp nước có trình độ không đồng đều, dù được đào tạo tập huấn 3 - 4 lần/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại trong việc vận hành nhà máy cung cấp nước đạt chuẩn.

- Giá nước hiện nay chưa bao gồm chi phí khấu hao tài sản nê giá bán cho khách hàng không chênh lệnh chiều so với các đối thủ cạnh tranh. Điềi này giúp cho Trung tâm Nước giảm được áp lực cạnh tranh về giá so với những tổ chức cung cấp nước khác. Tuy nhiên, do đơn giá nước không được tính đúng, tính đủ nên lợi nhuận mang về dùng để tích lũy để tái đầu tư hiện nay không nhiều.

- Ngân sách dành cho tích lũy của Trung tâm Nước hiện chưa nhiều, bản thân Trung tâm Nước còn quá phụ thuộc vào nguồn Ngân sách hỗ trợ. Do đó, nếu chuyển hình thức hoạt động sang doanh nghiệp Trung tâm Nước sẽ không có đủ nguồn vốn để tái đầu tư.

- Một số nhân viên của Trung tâm Nước còn tâm lý làm việc cho có lệ, quá nguyên tắc, không sáng tạo đã tạo nên sức ì cho tổ chức.

- Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Trung tâm Nước hiện còn chưa hoàn thiện, phòng Quản lý - Khai thác tuy số lượng nhiều nhưng cán bộ chuyên trách để phụ trách quản lý vận hành các trạm cấp nước còn ít. Công tác chuyên môn hiện không đảm nhận hết công việc, công tác kiểm tra, duy tu các trạm cấp nước còn chậm trễ.

Đội thi công với số lượng công nhân dành cho sửa chữa tại các trạm chưa nhiều.

Những việc đòi hỏi số lượng người nhiều và chuyên thì đa phần phải thuâ mướn bên ngoài.

- Tỷ lệ thất thoát nước còn cao với nhiều nguyên nhân: địa bàn cấp nước dàn trãi khó kiểm soát, trước đây lắp đồng hồ cơ nên độ chính xác không cao, đai khởi thủy bằng sắt dễ bị rò rỉ, mạng đường ống không có cấp 2 nên lắp đồng hồ trực tiếp lên ống chính,... Do không áp dụng kỹ thuật máy móc vào tìm kiếm nên khi tuyến ống bị vỡ thời gian phát hiện để sửa chữa thường kéo dài. Nhân viên trạm thường tìm kiếm bằng phương pháp thủ công, dựa vào kinh nghiệm của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN CUNG cấp nước SẠCH của TRUNG tâm nước SẠCH và vệ SINH môi TRƯỜNG NÔNG THÔN tại HUYỆN LONG hồ TỈNH VĨNH LONG (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w