Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ mỹ HƯNG (Trang 21 - 26)

2.60 Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn

1.1.6 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng

2.95 Theo quyết định Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì các khoản cho vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm như sau:

* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng 2.96 hạn;

- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Nợ gia hạn nợ lần đầu;

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

2.97 + Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ

1

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

2.98 + Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

2.99 + Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

2.100 + Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

2.101 + Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

2.102 + Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2.103 + Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2.104 * Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

2.105 * Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá 2.106 hạn;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có

2

quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

2.107 Như vậy, chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay xấu nhất.

Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất.

2.108 1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.109 Đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, chúng tôi xin trình bày một số nghiên cứu, tài liệu có liên quan làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.

- Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTMCP Ngoại thương Chi nhánh TP Cần Thơ. Áp dụng mô hình Probit, kết quả phân tích đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm : Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực tế rất có giá trị nhằm giúp các NHTM nói chung và Vietcombank núi riờng hiểu rừ hơn cỏc nguyờn nhõn dẫn đến rủi ro tớn dụng.

- Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu thu thập từ 202 hồ sơ vay từ 4 NHTM nhà nước là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH 2.110 Đầu tư và Phát triển, NH Công thương và NH phát triển nhà ĐBSCL. Bằng việc sử dụng mô hình logit, kết quả nghiên cứu đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như : khả năng tài chính của người vay, tài sản bảo đảm, ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, quá trình kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay trong kinh doanh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro tín dụng tương quan thuận với tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo và nếu ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay là nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp thì có rủi ro cao hơn các ngành kinh doanh khác. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng lại có mối tương quan nghịch với các yếu tố : khả năng tài chính của người vay, quá trình kiểm tra, giám sát nợ vay của ngân hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay.

- Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại các chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Việt Nam ở ĐBSCL. Trên cơ sở hệ thống dữ liệu từ 454 DNNVV ở ĐBSCL và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như quy mô, nợ phải trả, ROA, xếp hạng doanh nghiệp, lịch sử vay, kinh nghiệm của

3

cán bộ tín dụng và cạnh tranh có ảnh hưởng đến RRTD của các doanh nghiệp. Ngoài ra, bằng cách sử dụng mô hình hồi quy binary logistics, bài viết đã chỉ ra mối quan hệ giữa RRTD với các yếu tố liên quan đến tiềm lực tài chính của người vay (số nợ phải trả và ROA), xếp hạng doanh nghiệp và các yếu tố giúp làm giảm thiểu thông tin bất đối xứng giữa các TCTD và người vay (như thời hạn duy trì tín dụng, lịch sử trả nợ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng).

- Ngô Thị Thanh Trà (2010). Tác giả sử dụng mô hình điểm số Z, Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng và Mô hình điểm số và xếp hạng doanh nghiệp để tìm hiểu nghiên nhân của rủi ro tín dụng từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn.

- Trần Đức Tuấn (2001) dựa vào số liệu thứ cấp, ý kiến cán bộ ngân hàng và những thông tin từ báo chí, từ đó phân tích đề tài đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra RRTD của các NHTM quốc doanh tại Cần Thơ là: Ngân hàng chủ quan trong cho vay, cán bộ tín dụng thiếu thông tin và năng lực phân tích thông tin, do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp thiên tai...Đề tài cũng đã đề ra một số biện pháp nhằm kiểm soát RRTD của các NHTM quốc doanh tại cần Thơ.

- Trần Quang Phương (2000) đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra RRTD đối với các NHTM tỉnh Cần Thơ là: Công tác quản lý của ngân hàng yếu, ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, ngân hàng thực hiện không nghiêm quy chế tín dụng...Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề tài cũng đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD.

- Ali và Daly (2010) điều tra sự tương tác giữa các tác động theo chu kỳ mặc định tổng hợp trong một nền kinh tế và vốn cổ phần (tổng lượng vốn) của một ngân hàng. Nghiên cứu làm một phân tích so sánh của hai quốc gia, có nền kinh tế tương đối miễn dịch từ cuộc khủng hoảng gần đây - Úc và Mỹ trong một khoảng thời gian. Nghiên cứu những biến kinh tế vĩ mô nào là quan trọng đối với cả hai quốc gia và xem xét tác động của những cú sốc bất lợi với nền kinh tế vĩ mô đến lãi suất mặc định ở cả hai nước. Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý trong 14 năm (1995Q1 đến 2009Q2) với các biến kinh tế vĩ mô:

lãi suất mặc định, GDP, lãi suất trái phiếu (lãi trái phiếu kho bạc kỳ hạn 6 tháng), chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ lệ nợ so với GDP. Kết quả cho thấy, cùng một tập hợp của các biến số kinh tế vĩ mô nhưng hiển thị lãi suất mặc định khác nhau ở hai nước. Đặc biệt, GDP, lãi suất ngắn hạn và tổng nợ giải thích cho rủi ro vỡ nợ của hai nền kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy so với Úc, nền kinh tế Mỹ nhạy cảm hơn với những cú sốc kinh tế vĩ mô bất lợi. Nói rộng hơn, bài nghiên cứu đưa ra vấn đề cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế vĩ mô và chính sách. Trong số những thách thức đó là sự hội nhập của tín dụng và chu kỳ tài chính vào các mô hình kinh tế vĩ mô chính thống, nâng tầm hiểu biết của chúng ta về liên kết tài chính vĩ mô và công cụ phát triển cho quy định bảo đảm an toàn.

2.111 - Phạm Phú Nhân (2011) nghiên cứu với mục tiêu là tìm ra các nhóm nguyên nhân chính dẫn đến RRTD tại các NHTM. Hướng tiếp cận rủi ro của tác giả là từ nghiên cứu khách quan nhận định của CBTD, chuyên viên quản lý rủi ro và các cấp quản lý khác tại các NHTM.

4

Tác giả đưa ra bảng câu hỏi gồm 34 nguyên nhân phát sinh RRTD và gửi đến hơn 200 cán bộ công tác tại các NHTM trên toàn quốc để thu thập ý kiến. Bằng phương pháp Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá Explore Factor Anlysis (EFA) và kiểm định Cronbach Alpha, tác giả đã tổng hợp được có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM, bao gồm : (i) Nhóm nhân tố F1 : Khách hàng chưa hợp tác và phê duyệt, kiểm soát; đạo đức của cán bộ,... (ii) Nhóm nhân tố F2 là Những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô gồm 4 nguyên nhân như Sự biến đổi tỷ giá, giá dầu, tỷ lệ lạm phát và lãi suất; (iii) Nhóm nhân tố F3 Quy định quản lý TBĐB tại địa phương gồm 3 nguyên nhân ; (iv) Nhóm nhân tố F4 Chính sách cho vay thiếu khoa học gồm 2 nguyên nhân xuất phát từ chính sách tín dụng của các ngân hàng, lãi suất không được xác định khoa học; (v) Nhóm nhân tố F5 Áp lực chỉ tiêu gồm 2 nguyên nhân xuất phát từ áp lực chỉ tiêu do hội sở đặt ra và áp lực từ đối thủ cạnh tranh.

5

2.112 - Nguyễn Trung Kiên (2010) nghiên cứu về rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam. Tác giả căn cứ vào tình hình hoạt động thực tiễn của hệ thống NHTM Việt Nam để đưa ra các nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy là rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đó là những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh như sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới hay thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa đầu tư trong một số ngành...; nguyên nhân từ môi trường pháp lý chưa thuận lợi. Nguyên nhân chủ quan là từ phía khách hàng vay: sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ; Khả năng quản lý kinh doanh kém; tình hình tài chính yếu kém...và từ ngân hàng cho vay: lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ; Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay. Từcác nguyên nhân trên, tác giả đã đưa ra biện pháp tính toán xác định rủi ro và các phương pháp giải quyết rủi ro.

2.113 - Nguyễn Văn Đức (2012) nghiên cứu vấn đề rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của NHTM. Tác giả sử dụng các khái niệm về đạo đức nghề nghiệp để chỉ ra rủi ro đạo đức trong hoạt động của NHTM là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do cán bộ nhân viên của ngân hàng cố ý vi phạm những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn , tác giả đưa ra bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để làm thước đo, nêu lên những tổn thất do rủi ro đạo đức nghề nghiệp gây ra và đề xuất hai nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

2.114 Có thể thấy rằng rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM. Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng và thời gian, đề tài này sẽ chỉ xem xét ảnh hưởng của một số nhân tố đến RRTD của Agribank Phú Mỹ Hưng thông qua nghiên cứu định tính và định lượng.

2.115 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ mỹ HƯNG (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w