KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ mỹ HƯNG (Trang 62 - 66)

2.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG

2.6.1 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

2.399 Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm cho đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn thông qua phân tích báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng, nghiên cứu tình hình trích lập dự phòng rủi ro, kết hợp với ý kiến các chuyên gia am hiểu hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn và những vụ việc mất khả năng thanh toán nợ xảy ra thời gian gần đây. Qua đó đã xác định được một số nguyên nhân gây ra RRTD của ngân hàng như sau:

2.6.1.1 Sự thay đổi chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước và hệ quả của sự tăng trưởng tín dụng quá nóng

2.400 Nợ xấu trong giai đoạn 2012 - 2014 tăng cao là hệ quả phát sinh và tích tụ từ một số năm trước. Chính điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế không ổn định do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, đặc biệt là khu vực châu Âu đã tác động đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, các giải pháp kích thích kinh tế, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng đã tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh từ năm 2008-2010, bình quân 33%/năm. Từ đầu năm 2011 - 2012, Chính phủ tập trung thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác được điều hành theo hướng chặt chẽ, linh hoạt.

Chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát khiến lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao.

thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn và hàng tồn kho tăng cao làm ứ đọng vốn trong sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Chớnh điều này dẫn tới nợ xấu bắt đầu lộ diện rừ hơn, thể hiện nợ xấu trong giai đoạn khảo sát từ năm 2012 - 2014 đều cao hơn quy định.

2.6.1.2 Ngân hàng thiếu thông tin khi đưa ra quyết định cho vay

2.401 Trước khi đầu tư vốn cho một khách hàng mới, ngân hàng phải nắm thông tin một cỏch chớnh xỏc và rừ ràng thụng qua cỏc nguồn tin sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiờn, việc thu thập thông tin này mang tính chủ quan nhiều hơn nếu không có một cơ quan trung gian kiểm chứng lại nguồn thông tin này. Ở Việt Nam, tổ chức cung cấp chính thống duy nhất hiện nay là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, nhưng hầu như những thông tin thu được là còn quá hạn chế nếu không cho là thiếu kịp thời, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.

2.402 Vấn đề đáng lưu ý ở đây là nguồn tin CIC thu thập để cung cấp cho các ngân hàng lại phụ thuộc rất lớn vào việc báo cáo của các ngân hàng. Đặc biệt là nguồn thông tin cung cấp không có liên quan đến tài sản đảm bảo. Kể cả nếu ngân hàng muốn mua thông tin về việc thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng thì chưa có cơ quan nào được chỉ định về lĩnh vực này như Phòng công chứng hay Phòng tài nguyên môi trường hoặc một trung tâm nào đó thuộc quản lý đất đai, Cục đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia...

2.403 Ngoài ra, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán.

Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, kết quả thẩm định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.

2.404 Việc quyết định cho vay mà thiếu thông tin thì khả năng xảy ra RRTD là rất cao cho Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng và các TCTD trên địa bàn nói chung.

2.6.1.3 Ý thức trách nhiệm của người vay

2.405 Đây được coi là một nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Mặc dù theo quy định ngân hàng chỉ cấp tín dụng với những dự án có vốn tự có tham gia tương ứng. Song trên thực tế có rất nhiều khách hàng khi đến vay ngân hàng để đạt được mục đích của mình họ cung cấp những thông tin không đúng, khai tăng giá trị vốn chủ sở hữu góp vào dự án và khi được cấp tín dụng rồi thì sử dụng không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng đã kí. Bên cạnh đó với tư tưởng không phải tiền của mình khách hàng sử dụng tiền không đem lại hiệu quả như dự tính mong muốn. Trên thực tế còn có một bộ phận khách hàng chây ì khi đến hạn không muốn trả lại vốn cho ngân hàng và hậu quả những khoản tín dụng đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Vì vậy ý thức trách nhiệm của khách hàng đối với khoản tín dụng là một nhân tố giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng.

2.406 Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Chẳng hạn, CBTD đã:

2.407 + Định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực của tài sản trên thị trường nhằm mục đích là rút tiền vay nhiều;

2.408 + Thực hiện đảo nợ cho các khoản vay đến hạn (áp dụng đối với cho vay theo phương thức hạn mức);

2.409 + Thông đồng với khách hàng làm giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn...

2.410 Như vậy, những vi phạm này là nguyên nhân làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi nợ vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là vấn đề mà các lãnh đạo ngành ngân hàng đang quan tâm hàng đầu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

2.6.1.5 Nguyên nhân không tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng

2.411 Qua khảo sát mẫu nghiên cứu và xem xét các trường hợp nợ xấu xảy ra tại Agribank Phú Mỹ Hưng cho thấy các khoản nợ mất khả năng thanh toán đều có chung một đặc điểm là báo cáo thẩm định sơ sài, kiểm tra sau cho vay thiếu nghiêm túc, không có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và chứng minh nguồn trả nợ vay. Kiểm tra nội bộ cũng như kiểm toán hàng năm có nhận xét việc không chấp hành quy trình tín dụng, thẩm định sơ sài, không chặt chẽ, việc hạ thấp tiêu chuẩn cấp tín dụng hay việc kiểm tra sau cho vay không được tuân thủ sẽ dẫn đến không phát hiện kịp thời dấu hiệu rủi ro để nhanh chóng có biện pháp xử lý, ngăn chặn.

2.412 Ngoài ra, thông qua thanh tra NHNN được biết ở một số ngân hàng có trường hợp một cán bộ giả mạo chữ ký của hàng chục khách hàng để vay tín chấp hoặc trường hợp khách hàng vay dùm trên cơ sở bảo lãnh bằng tài sản của người khác để chia tiền vay sài, khi đến hạn cả người vay và người bảo lãnh đổ lỗi cho nhau không trả nợ, lúc đó ngân hàng mất rất nhiều thời gian kể cả tiền bạc chạy theo nhiều vụ kiện không nên xảy ra.

2.413 Một tình trạng khác gây nên rủi ro tín dụng rất phổ biến hiện nay là khách hàng vay thế chấp bằng những tài sản mà các tài sản này vừa mua lại chưa trả tiền hết nhưng đã sang tên với cam kết trả lãi cho người bán tài sản số tiền còn thiếu.

2.6.1.6 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật

2.414 Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức

hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng... cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

2.6.1.7 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

2.415 - Ở bất cứ đâu và giai đoạn phát triển nào, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống NH phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, nhưng có một yếu tố chung là chất lượng của hệ thống quản lý, thanh tra, giám sát NH. NHTM cần phải được thiết lập, vận hành và quản trị, giám sát theo những chuẩn mực, chính sách an toàn, lành mạnh.

- NHNN Việt Nam là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu quyết định hoạt động của một NHTM, bao gồm: cấp phép, ban hành quy chế, thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ), Xử phạt và thu hồi giấy phép.

- Theo đó, ngay từ khi thành lập NHTM hoạt động dưới sự thanh tra, giám sát bởi NHNN.

Công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện những bất ổn, rủi ro trong hoạt động, tình hình thực hiện các quy định, tuân thủ pháp luật ,v.v... từ đó có những khuyến cáo, chế tài bắt buộc để NHTM không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động.

2.6.1.8 Các nguyên nhân khác

- Môi trường tài chính chưa minh bạch: đây là yếu tố tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng. Do thị trường tài chính trong nước chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa tham gia vào thị trường chứng khoán nên chưa có ý thức trong việc minh bạch tài chính. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán còn thấp, nên khó có thể sử dụng biện pháp chứng khoán hoá để thu hồi nợ quá hạn của khách hàng.

- Hành lang pháp lý chưa đồng bộ và phù hợp cũng là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vấn đề cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật các tổ chức tín dụng còn có nhiều điều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Môi trường pháp lý không đầy đủ và thường xuyên thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Chính sách vĩ mô của Chính phủ thay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như sự thay đổi trong chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, sự thay đổi về hàng rào thuế quan... có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn và không thể thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng.

- Thị trường bất động sản bị đóng băng một thời gian dài. Qua khảo sát các khoản cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản 5 năm trở lại đây chịu rủi ro thị trường rất lớn. Những kỳ vọng về lợi nhuận từ mua bất động sản phải để dành trả lãi vay ngân hàng. Tình trạng nợ vay đến hạn gần như không có nguồn trả nợ do không bán được đất đai, nhà cửa.

hàng Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng và các NHTMNN trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung. Nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ môi trường kinh tế và ngay cả nguyên nhân từ bản thân ngân hàng. Để nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng này, chương kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày một số giải pháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ mỹ HƯNG (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w