3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHÉ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG
3.3.3 Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô:
2.484 Như đã trình bày ở các nội dung trước, một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài. Tất cả phần việc trên hiện đều đặt trách nhiệm vào CBTD nên việc xảy ra thiếu sót và xử lý sai lệch là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của Agribank Việt Nam và của NHNN đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cầp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.
2.485 Để tránh được rủi ro từ nguyên nhân này, Agribank Việt Nam nên thành lập Bộ
tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó NH có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế:
2.486 Để công tác QTRRTD trong hệ thống Agribank đạt hiệu quả cao, chính sách tín dụng cần sâu sát với diễn biến tình hình kinh tế thế giới, trong nước và đặc thù từng ngành nghề kinh doanh. Muốn như vậy, Agribank Việt Nam cần xây dựng được chính sách tín dụng có các đặc điểm như sau:
2.487 Ban hành các văn bản hướng dẫn, định hướng tín dụng cho các Chi nhánh theo thời điểm 5 năm, từng năm, từng quý để kịp thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.488 Trong những năm vừa qua, Agribank Việt Nam đôi khi thắt chặt tín dụng quá mức ở đầu năm song đến những quý cuối năm lại đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ. Điều này vô tình đẩy các chi nhánh vào tình trạng: từ chối cho vay khách hàng tốt (vào đầu năm khi không được tăng trưởng dư nợ), cho vay khách hàng một cách dễ dãi (ở cuối năm để đạt chỉ tiêu dư nợ) dễ dẫn đến RRTD. Cho nên Agribank Việt Nam cần xây dựng chính sách tín dụng phải nhất quán trong từng năm.
2.489 Hiện tại các quy định về tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, lãi suất, thời hạn cho vay tối đa, v.v... của Agribank Việt Nam áp dụng cho các nhóm khách hàng là khá giống nhau.
Trong khi trên thực tế, các nhóm ngành đều có đặc điểm riêng biệt. Do vậy để việc sử dụng vốn của khách hàng và khả năng thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả cao cần chú trọng xây dựng chính sách tín dụng riêng biệt cho từng nhóm đối tượng khách hàng.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát:
2.490 Theo cơ cấu hiện nay của Agribank thì mỗi chi nhánh Agribank đều có bộ phận kiểm soát nội bộ. Agribank cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác kiểm soát trong điều kiện tín dụng hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp. NH cần xem xét một số vấn đề như:
2.491 Cần phát huy tối đa tính khách quan, trung thực nhìn nhận vần đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.
2.492 Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên và liên tục, đánh giá sự việc một cách nhanh chóng và đưa ra kết luận kịp thời, chính xác. Từ đó đưa ra giải pháp xử lý vấn đề phát sinh ngay từ đầu. khi kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo không gây xáo trộn các hoạt động bình thường, không gây ra tâm lý hoang mang, đối phó với việc kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng.
2.493 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát. Những cán bộ này phải có trình độ hiểu biết, có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, nâng cao phẩm chất năng lực nghề nghiệp, bản lĩnh vững vàng, phải đấu tranh không khoan nhượng với những biêu hiện tiêu cực, sai trái và sai nguyên tắc.
tại Hội sở chính của Agribank Việt Nam để đảm bảo tính độc lập, khách quan.
- Xây dựng lại bộ máy quản lý tín dụng tại các chi nhánh:
2.495 Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng. Từ đó sẽ phân tách được nhiệm vụ, chuyên môn hóa các bộ phận, phân tách được trách nhiệm cũng như giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Như hiện nay, cán bộ tín dụng vừa tiếp xúc khách hàng, vừa lập hồ sơ vay, vừa thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, vừa đề nghị cho vay; rủi ro rất cao. Việc phân tách lại bộ máy không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro còn tăng tính chuyên môn trong từng nghiệp vụ.
- Nâng cao vai trò năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng:
2.496 Hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH ngày càng phát triển do vậy đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân sự ngày càng cao phù hợp với sự phát triển không ngừng của nghiệp vụ để có thể giải quyết được những công việc với tính phức tạp ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng là vấn đề hết sức quan trọng. Cụ thể:
- Nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức, nghiệp vụ mới là việc làm mang tính thường xuyên, liên tục, nhất là khả năng ngoại ngữ và tin học, khả năng phán đoán và chủ động trong việc đón nhận cái mới. Điều này đòi hỏi trong quá trình làm việc cán bộ tín dụng phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao, dám nghĩ, dám làm.
- Việc giỏi nghiệp vụ chuyên môn mới chỉ là phẩm chất của người cán bộ tín dụng thời hiện đại. Các cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế xã hội nhất là tài chính tiền tệ, có những hiểu biết về pháp luật (luật Dân sự, luật các TCTD,..) nhằm giúp cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có những sai phạm mang tính vi phạm pháp luật.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ mang tính kế thừa để từ đó có đội ngũ hùng hậu, trẻ hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, tuyển dụng, đào tạo những người có triển vọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sáng kiến mới, phát huy tối đa năng lực của mỗi người.
- Có một bài học rất lớn cho các cán bộ tín dụng, đó là việc xảy ra hàng loạt các vụ đổ bể tín dụng trong thời gian qua, hàng loạt cán bộ tín dụng phải ra hầu tòa. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là trong thực tế xảy ra nhiều tiêu cực, sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn thì vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức, trung thực và trong sạch cho đội ngũ cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng.
2.497 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
2.498 Đối với hệ thống các ngân hàng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là một trong những chìa khóa, có tác động lớn nhất đến kết quả kinh doanh. Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng từ thực tế hoạt động tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng. Trong chương 3, luận văn đã đề xuất một số gợi ý, giải pháp cơ bản để hoàn chỉnh nghiệp vụ, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Chỉ khi thực
mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với Agribank Việt Nam, NHNN, Chính phủ và cấp chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình.
2.500 Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng và khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên phức tạp hơn. Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trong đó nhấn mạnh nhất là quản trị RRTD do hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng.
Việc ngân hàng đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi được. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.
2.501 Thực tế hoạt động tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng trong thời gian qua tăng trưởng tương đối tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là hiệu quả hoạt động tăng chưa cao, rủi ro tín dụng còn cao được thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao. Việc tìm ra các giải pháp để hạn chế RRTD luôn là vấn đề rất quan trọng của Agribank Phú Mỹ Hưng.
2.502 Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vừa định lượng vừa định tính, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về tín dụng NHTM, khái niệm, phân loại RRTD, thiệt hại do RRTD gây ra, phân tích các chỉ tiêu đo lường RRTD. Luận văn cũng đi vào tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân phát sinh RRTD.
- Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của Agribank Phú Mỹ Hưng. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được những mặt ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác quả lý RRTD nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Đây chính là căn cứ để đưa ra những giải pháp cụ thể cũng như những kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản lý RRTD.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, luận văn đưa ra môt số gợi ý, giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng. Với những giải pháp mà tác giả đã đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tế, góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng, nhằm giúp cho Agribank Phú Mỹ Hưng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.
2.503 Các gợi ý, giải pháp đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn trong hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng và thông qua việc tham khảo những tài liệu, tạp chí liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định và tất yếu còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các Thầy Cô giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
2.504 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố
- Trần Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, Dương Tấn Khoa (2007), Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Lao động xã hội.
- Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Thị Mai Hoài, Diệp Gia Luật (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
- Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh (2005). Tín dụng ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
- Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
- Trần Đức Tuấn (2001), Một số biện pháp nhằm kiểm soát RRTD của các NHTM quốc doanh tại cần Thơ.
- Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại các chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Việt Nam ở ĐBSCL.
- Trần Quang Phương (2000), Một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD các NHTM tỉnh Cần Thơ.
- Ali và Daly (2010), Tương tác giữa các tác động theo chu kỳ mặc định tổng hợp trong một nền kinh tế và vốn cổ phần (tổng lượng vốn) của một ngân hàng.
- Phạm Phú Nhân (2011), Nhóm nguyên nhân chính dẫn đến RRTD tại các NHTM.
- Nguyễn Trung Kiên (2010), Ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam.
- Nguyễn Văn Đức (2012), Rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của NHTM.
- Quốc hội Khóa 12 (2010), Luật các tổ chức tín dụng ban hành theo luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
- Ngân hàng nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng nhà nước, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sử đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013
2.505 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.