1.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị
1.3.1. Phân loại, nhận diện doanh thu, chi phí
Phân loại doanh thu
Doanh thu là số tiền về số sản phẩm, vật tư, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ hay thực hiện cho khách hàng theo giá thỏa thuận. Tương ứng với các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia - Doanh thu kinh doanh bất động sản
K/C CPBH và CPQLDN Chi phí tài chính, chi phí khác
K/c giảm CP TNDN hiện hành
K/C doanh thu thuần, Doanh thu tài chính, thu nhập khác
K/C giá vốn hàng bán
TK 8211
TK 421 TK6421,6422,635,811
TK911
CP thuế TNDN hiện hành
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
TK511,515,711 TK632
Căn cứ vào phương thức bán hàng, doanh thu còn được chia thành:
- Doanh thu bán hàng thu tiền ngay
- Doanh thu bán hàng người mua chưa trả - Doanh thu bán hàng trả góp, đại lý - Doanh thu chưa thực hiện (nhận trước)
Phân loại chi phí
Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực thì doanh nghiệp cần phải biết phân loại chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình, vì mỗi cách phân loại đều cung cấp những thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau. Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chú trọng đến cách phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động ( hay theo cách ứng xử của chi phí) và chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên BCTC.
Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực hiện... Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động nhưng xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí thường là bằng số đối với mọi hoạt động.
Có 2 loại biến phí:
- Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí mà tổng chi phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi.
- Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp: Là chi phí thay đổi khi mức độ
một đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên khi khối lượng hoạt động tăng. Hoặc ngược lại có trường hợp tổng biến phí lại có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động. Khi đó biến phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại giảm đi khối lượng hoạt động tăng.
Định phí: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động. Nếu xét tổng chi phí thì định phí không đổi, ngược lại, nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí, ngược lại khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Có nhiều loại định phí:
- Định phí tuyệt đối: Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động, khi đó chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động thay đổi tỷ lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động.
- Định phí tương đối: Là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì chi phí này sẽ gia tăng đến một mức nào đó.
- Định phí bắt buộc: Là những định phí không thể thay đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến cấu trúc tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm là: Tồn tại lâu dài trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không thể cắt giảm bằng không được.
- Định phí không bắt buộc: Là các định phí mà nhà quản trị có thể quyết định thay đổi dễ dàng và nhanh chóng khi lập kế hoạch hàng năm. Định phí không bắt buộc thường liên quan tới kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến
Việc xác định một khoản định phí là bắt buộc hay không bắt buộc còn tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận của bản thân từng nhà quản trị doanh nghiệp.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức hoạt động căn bản thì nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. Phần định phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiếu để duy trì hoạt động. Phần biến phí phản ánh phần thực tế hoạt động hoặc phần vượt quá mức căn bản. Do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức hoạt động trên mức căn bản. Định phí là phần chi phí tối thiểu. Biến phí là phần chi phí theo mục đích sử dụng.
Mục đích phân loại chi phí theo cách này nhằm giúp cho việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Mặt khác, còn giúp các nhà quàn trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí. Ngoài ra còn nhằm mục đích xây dựng dự toán chi phí, soạn thảo bản dự toán để nhà quản trị dự báo chi phí sẽ phát sinh ở từng mức hàng hóa tiêu thụ khác nhau. Đồng thời, để kiểm soát chi phí mà nhà quản trị cũng cần biết được chi phí sẽ phát sinh bao nhiêu ứng với các mức hoạt động theo dự kiến của doanh nghiệp.
Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên BCTC chi phí kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hóa để bán. Nếu hàng hóa chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá trị Hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Nếu hàng hóa được bán
- Chi phí thời kỳ: Là các chi phí để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ mà chúng phát sinh.
Theo hệ thống kế toán hiện hành, chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều cách để phân loại chi phí, với giới hạn của để tài tác giả xin phép được nêu ra dưới đây chứ không đi sâu vào phân tích:
- Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu phí. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
- Phân loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án quyết định. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm.