Nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần điện tử tin học FSC (Trang 110 - 121)

2.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY

3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Hoàn thiện phải đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán và chế độ tài chính hiện hành của nhà nước.

Hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu cao nhất về cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý.

Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi số một cách hợp lý phục vụ cho việc đối chiếu.

cho việc hoàn thiện đó được thực hiện một cách đồng bộ, tránh tình trạng việc hoàn thiện cho công tác này lại gây khó khăn cho công tác khác.

3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần điện tử tin học FSC

Sau quá trình tìm hiểu cùng về thực trạng kế toán tại công ty cổ phần điện tử tin học FSC và đưa ra những ý kiến nhận xét của cá nhân, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên những tồn tại đã nêu như sau:

-Giải pháp thứ nhất:về tình hình công nợ:

Trước tình trạng thanh toán chậm và bị chiếm dụng vốn bởi các bạn hàng thân thiết, công ty cần yêu cầu bộ phận kế toán cần thắt chặt tình hình công nợ, đồng thời theo dõi chặt chẽ và cẩn thận hơn. Đối với các khoản phải thu khó đòi thì phòng kế toán cần kết hợp với phòng kinh doanh để thu hồi công nợ, hoặc khóa công nợ của các khách hàng không có khả năng thanh toán.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi để

tránh tổn thất đột biến do nợ phải thu khó đòi gây ra ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh. Cuối mỗi niên độ, kế toán cần tính toán trước các khoản công nợ khó đòi.

-Giải pháp thứ hai:về phần mềm kế toán

Kế toán cần tiến hành một cách cẩn thận, chính xác khâu dữ liệu đầu vào đảm bảo cho việc cập nhật, sao lưu và dữ liệu đầu ra được chính xác

Kế toán cần sao lưu số liệu thành nhiều bản để tránh bị mất Đảm bảo tính bảo mật của máy tính tránh trường hợp gian lận.

-Giải pháp thứ ba: Công ty nên mở rộng thêm phương thức tiêu thụ như:

Phương thức bán hàng trả góp: phương thức này bán hàng thu tiền

hàng, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay lại tời điểm mua một phần, số tiền thanh toán chậm sẽ phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định.

Phương thức bán buôn: phương thức này là hình thức bán hàng cho người mua trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các nhà sản xuất. Phương thức này có thuận lợi là có thể giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay của vốn do khối lượng hàng hóa bán ra lớn.

Phương thức hàng đổi hàng: theo phương thức này công ty dung sản phẩm hàng hóa của mình để đổi lấy sản phẩm hàng hóa của công ty khác hay còn gọi là phương thức thanh toán bù trừ lẫn nhau, Khi đó ở công ty vừa phát sinh nghiệp vụ bán hàng vừa phát sinh nghiệp vụ mua hàng.

Phương thức bán hàng đại lý: hình thức bán hàng mà doanh nghiệp giao cho các đơn vị hoặc cá nhân bán hộ phải trả hoa hồng cho họ, số hàng giao vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. Hoa hồng đại lý được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán chưa có thuế GTGT (đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) và được hạch toán vào chi phí bán hàng.

Phương thức tiêu thụ nội bộ: đây là phương thức bán hàng các đơn vị thành viên trong cùng doanh nghiệp với nhau giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho mục đích biếu tặng, quảng cáo, hay để trả công cho người lao động thay tiền lương.

Bên cạnh đó, công ty có thể sử dụng phương thức bán hàng qua mạng - đây là một hình thức kinh doanh đang rất thịnh hành ngày nay. Nó mạng lại nhiều lợi ích như: tính kịp thời, tính cập nhật thông tin, giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị và giao dịch, có thể thiết lập mối quan hệ với khách hàng, rút ngắn quá trình. Công ty từ đó, có thể hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ giao nhận, giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Phương

giao dịch đồng thời nâng cao khả năng phục vụ và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.

-Giải pháp thứ tư: Về tình hình thanh toán

Công ty không có các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán hay giảm giá hàng bán.

Chiết khấu thanh toán

Từ trước tới nay, công ty chưa phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh buôn bán với bên ngoài rất phức tạp. Vì vậy, Ban giám đốc phải vạch ra các chiến lược lâu dài có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán, thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn.

Đối với khách hàng thường xuyên của công ty thì có thể chiết khấu thanh toán trong vòng 20 đến 30 ngày.

Đối với khách hàng không thường xuyên thì công ty có thể chiết khấu thanh toán trong vòng 10 ngày.

Số tiền chiết khấu thanh toán được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng giá thanh toán

Hạch toán chiết khấu thanh toán:

TK sử dụng: TK 635 “chi phí tài chính”

Kết cấu TK 635:

635 - Chiết khấu thanh toán cho người mua

- Chi phí lãi vay, lãi mua hàng trả

Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Phương pháp hạch toán:

Khi chấp nhận các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 635: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng

Có TK 1111, 1121, 1311: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả:

Nợ TK 911 Có TK 635

Ví dụ: Công ty ABC mua phần mềm kế toán của công ty cổ phần tin học điện tử FSC. Công ty FSC sẽ viết hóa đơn GTGT số 0000112 cho công ty ABC vào ngày 30/11/2014, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT là 220.000.000 đồng. Giả sử Công ty ABC thanh toán trước cho FSC trong vòng 30 ngày nên sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên tổng số tiền thanh toán. Như vậy, chiết khấu thanh toán của công ty ABC sẽ được tính như sau:

220.000.000 x 2% = 4.400.000 đồng Quy trình hạch toán:

Ngày 30/11/2014, FSC phản ánh doanh thu bán phần mềm: (không hạch toán giá vốn 632 vì phần mềm không có nhập kho)

Nợ TK 1311: 220.000.000 Có TK 5112: 200.000.000 Có TK 3331: 20.000.000

Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 1121: 215.600.000 Nợ TK 635 : 4.400.000

Có TK 1311: 220.000.000

sớm, tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn, giúp quay vòng vốn nhanh hơn.

Chiết khâu thương mại đối với khách hàng mua hàng với số lượng lớn Tài khoản sử dụng: TK 5211 “chiết khấu thương mại”

Kết cấu TK 5211:

TK 5211 Các khoản chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ kêt chuyển toàn bộ chiết khâu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần

TK 521 cuối kỳ không có số dư

Chính sách chiết khấu thương mại:Công ty cần có nhiều chính sách bán hàng linh hoạt hơn như mua hàng với số lượng lớn trị giá từ 30 triệu đến 50 triệu, đơn hàng nhiều hơn so với quy định sẽ được hưởng chiết khấu thương mại 1% trên tổng doanh thu bán hàng, đơn hàng trị giá 80 triệu sẽ được hưởng chiết khấu thương mại 2% tính trên tổng doanh thu... Những chính sách chiết khấu thương mại này sẽ trở nên rất thú vị và hấp dẫn đối với khách hàng, khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn, đồng thời góp phần giảm bớt nợ ứ động tại công ty.

Ví dụ: Công ty FSC xuất bán phần mềm cho công ty XYZ theo hóa đơn số 0000210 ngày 10/12/2014. Tổng giá bán đã có thuế GTGT 220.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Công ty XYZ là khách hàng ruột của công ty. Giả sử theo quy định, khách hàng mua hàng vs hóa đơn trên 80 triệu sẽ được hưởng

Số chiết khấu thương mại công ty XYZ được hưởng là:

220.000.000 x 2% = 4.400.000 đồng Ngày 20/12/2014, phản ánh doanh thu Nợ TK 1311: 220.000.000

Có TK 5112: 200.000.000 Có TK 3331: 20.000.000 Phản ánh chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5211 : 4.000.000 Nợ TK 3331: 400.000

Có TK 1311: 4.400.000

Cuối tháng kết chuyển xác định doanh thu thuần Nợ TK 5111: 4.000.000

Có TK 521: 4.000.000

-Giải pháp thứ 5: về chi phí mua hàng

Công ty nên mở thêm TK 1562 để hạch toán chi phí mua mang, sau đó cuối kỳ phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ, như vậy đảm bảo tính chính xác cao hơn cho giá trị hàng nhập và xuất kho.

-Giải pháp thứ 6: về tổ chức bộ máy kế toán quản trị cho công ty

Tổ chức bộ máy kế toán quản trị và kế toán tài chính nên kết hợp trong cùng một hệ thống kế toán tại công ty, bởi mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành. Kế toán quản trị chú trọng vào công việc:

+ Hạch toán chi phí: Nội dung chính là xác định chi phí chứ không phải là hạch toán thật chính xác vì các số liệu chỉ phục vụ mục tiêu nội bộ, không có tính pháp lý. Các thông tin chi phí này được phép sử dụng linh hoạt hơn thông

+ Kiểm soát và lập kế hoạch: Kết hợp nhịp nhàng quy trình lập kế hoạch, đánh giá với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

+ Đánh giá hiệu quả: công việc này cần chú trọng tới các hiệu quả phi tài chính dựa trên các dữ liệu tài chính.

Có rất nhiều các loại báo cáo quản trị, cho nên tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mỗi công ty sẽ cho ra các báo cáo quản trị khác nhau phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình. Riêng đối với công ty cổ phần điện tử tin học FSC, có thể sử dụng các báo cáo quản trị như sau:

Báo cáo chi phí sản xuất chung: để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí tại công ty nhằm kiểm soát và đưa ra các giải pháp kịp thời. Công ty có thể phân tích tổng hợp trên bảng kê phân tích như sau:

BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chỉ tiêu

Thực tế

Dự đoán

Dự đoán điều chỉnh

Tổng chênh lệch

Chênh lệch do giá

Chênh lệch cho khối lượng 1. Biến phí SXC

-CP vật liệu -Nhiên liệu - Công cụ -Tiền lương

…….

2.Định phí SX chung - Vật liệu gián tiếp

-Tiền bảo hiểm tài sản

Chênh lệch do giá

= Mức hoạt động thực tế

x Đơn giá thực tế

- Mức hoạt động thực tế x Đơn giá dự đoán Chênh lệch

do khối lượng

= Mức độ HĐ thực tế x Đơn giá dự đoán

- Mức độ HĐ tiêu chuẩn x Đơn giá dự đoán

Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng cớ lợi hay bất lợi, qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh.

Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đàm phí Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong nội bộ của công ty.

Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức về cách ứng xử chi phí với những mức độ hoạt động khác nhau.

Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và các bộ phận trong tổ chức cơ cấu quản lý của doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận cũng có thể thiể hiện thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị, phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận cố thể được xây dựng gợi ý dưới hình thức sau:

Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ:

Chỉ tiêu

Toàn công ty (Bộ phận)

Bộ phận (SP, khu vực)

Bộ phận (SP, khu vực) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu

2. Các khoản giảm trừ DT

3. Biến phí bộ phận 4. Số dư đảm phí 5. Định phí bộ phận 6. Số dư bộ phận (LN

bộ phận)

7. Chi phí cấp trên phân bổ

8. Lợi nhuận sau phân bổ chi phí cấp trên

Kế toán phụ trách Ngày … tháng … năm ….

Giám đốc

Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và tỷ lệ của doanh thu biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.

-Giải pháp thứ 7: về trích lập dự phòng phải thu khó đòi

đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Dự phòng phải thu khó đòi được công ty lập nhằm bảo tồn vốn khi không thu hồi được khoản nợ, giữ cho rủi ro tài chính nằm trong giới hạn cho phép, có thể kiểm soát được.

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thi phải phù hợp với chi phí, chi phí nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng.

Mức trích lập dự phòng tương ứng mà công ty cần trích lập như sau:

Mức trích dự phòng cho mỗi khoản

= Tổng vốn đầu tư thực

tế của các

- Vốn chủ sở hữu thực có của tổ

x Số vốn đầu tư của mỗi bên Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên

tại tổ chức kinh tế 3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần điện tử tin học FSC.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần điện tử tin học FSC (Trang 110 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w