Tình hình tham gia BHYT từ năm 2010 đến năm 2014

Một phần của tài liệu Một số biện pháp mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả hoạt động BHYT trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 34 - 39)

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHềNG

2.2.1 Tình hình tham gia BHYT từ năm 2010 đến năm 2014

Năm 2009 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHYT ở nước ta với Luật BHYT chính thức có hiệu lực. Trước năm 2009, Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới trong đó có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với các lĩnh vực của đời sống, lĩnh vực y tế đã từng bước được đổi mới, xóa bỏ một phần bao cấp của nhà nước. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm bổ sung nguồn kinh phí góp phần cải thiện điều kiện chăm sóc và từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng, ngày 24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí.

Ngày 15/6/1989 liên Bộ Y tế và Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/TTLB hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí.

Năm 1992, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/4/1992. Đây là Hiến pháp được thể chế hóa theo chủ trương đường lối “đổi mới” của Đảng. Lần đầu tiên phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

và cụm từ “bảo hiểm y tế” đã được đưa vào Hiến pháp nước ta, Điều 39 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Kết hợp phát triển y tế Nhà nước với y tế nhân dân;

thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế sau này.

Trên tinh thần Hiến pháp 1992, chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta lần đầu tiên đã được Hội đồng Bộ trưởng ban hành tại Nghị định số 299/HĐBT ngày 18/8/1992 ban hành Điều lệ BHYT

Qua triển khai thực hiện, hệ thống chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở các Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 (Nghị định 58) và Nghị định số 63/2005/NĐ- CP ngày 16/5/2005 (Nghị định 63) hướng đến mục tiêu công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân.

Từ khi luật BHYT được ban hành, quyền lợi của người tham gia BHYT được nõng lờn rừ rệt. Cụ thể, quỹ KCB BHYT sẽ thanh toỏn 95% chi phớ KCB cho các nhóm đối tượng: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Người bệnh sẽ phải đồng chi trả 5% còn lại. Đối với các đối tượng khác, quỹ sẽ thực hiện thanh toán 80% chi phí KCB, người bệnh đồng chi trả 20% còn lại. Riêng trường hợp KCB có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao,

chi phí lớn thì quỹ BHYT thanh toán theo các mức như trên, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ đó. Ngoài ra, các nhóm: trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, một số đối tượng thuộc lực lượng CAND; KCB tại tuyến xã; chi phí của một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100%.

Với trường hợp KCB không đúng cơ sở KCB ban đầu hoặc KCB không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) thì Quỹ BHYT thanh toán theo 3 mức: 70% chi phí đối với các trường hợp khám ở cơ sở KCB hạng 3, 50% chi phí đối với cơ sở KCB hạng 2, 30% chi phí KCB đối với cơ sở KCB hạng 1, hạng đặc biệt… Với chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thẻ BHYT có thể khám chữa bệnh tại bất cứ bệnh viện nào có ký hợp đồng KCB với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Việc thực hiện đồng chi trả là một chính sách rất cần thiết để nâng cao trách nhiệm của bệnh viện và người có thẻ BHYT trong việc tuân thủ pháp luật về BHYT, kiểm soát chi phí KCB, tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHYT trong KCB, gây ra vỡ quỹ kéo dài.

Để đảm bảo cân đối quỹ đáp ứng được quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, mức đóng BHYT đã điều chỉnh tăng lên 1,5 lần, từ 3% lên 4,5% (từ 01/01/2010) mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hay mức lương tối thiểu. Riêng học sinh, sinh viên, mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho một số đối tượng: người nghèo, người có công, người cao tuổi… và giảm mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình; đồng thời Nhà nước cũng hỗ trợ mức tối thiểu 70% mức đóng đối với người thuộc hộ cận nghèo, hỗ trợ 100%

đối với đối tượng cận nghèo do thoát nghèo, tối thiểu 30% mức đóng đối với học sinh sinh viên và người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình…

Luật BHYT ra đời đã ở rộng thêm các đối tượng tham gia BHYT được sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, mở rộng thêm quyền lợi tham gia BHYT.

Là bước khởi đầu cho việc thực hiện BHYT toàn dân theo lộ trình đến năm

2014. Từ khi Luật BHYT số 25/2008/QH12 ra đời thì số người tham gia và được cấp thẻ BHYT tại thành phố Hải Phòng đã đạt con số 1.043.290 người và tiếp tục tăng theo các năm theo bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.1: Số người tham gia BHYT theo nhóm đối tượng từ năm 2010 đến năm 2014

Đơn vị tính: người Chỉ số

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số thẻ BHYT

% Số thẻ

BHYT

% Số thẻ

BHYT

% Số thẻ

BHYT

% Số thẻ

BHYT

% I.Nhóm có trách nhiệm tham gia

BHYT

1.060.862 1.073.315 1.099.414 1.105.089 1.109.434

1.Người LĐ và người SDLLĐ 252.902 263.208 264.602 269.301 271.000

-Hành chính sự nghiệp 47.151 47.785 49.057 51.501 51.600

-Doanh nghiệp và các tổ chức khác 205.751 215.423 215.545 217.800 219.400

2.Cơ quan BHXH đóng 113.225 117.859 124.713 125.580 127.450

-Hưu trí, trợ cấp BHXH 113.225 117.859 124.713 125.580 127.450

3. Ngân sách NN hỗ trợ 100% 383.412 384.974 391.294 391.078 391.775

-Đại biểu QH, HĐND 1.387 1.362 1.303 1.320 1.325

-Chất độc hóa học, người có công, thân nhân người có cồng

50.668 51.913 49.123 48.900 49.100

-Bảo trợ XH 13.379 17.265 22.408 22.510 22.525

-Cán bộ xã hưởng trợ cấp NSNN 112 106 302 310 315

-Cựu chiến binh, TNXP 16.728 21.325 25.110 25.250 25.133

-Đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số 96.968 67.420 53.934 51.108 48.988

-Người cao tuổi 25.957 30.486 32.155 32.400 33.250

-Thân nhân sĩ quan công an 7.958 8.966 9.933 9.980 9.989

-Trẻ em dưới 06 tuổi 170.255 186.313 197.025 199.300 201.150

4.NSNN hỗ trợ 1 phần 311.323 307.274 318.805 319.130 319.209

-Cận nghèo 1.220 5.981 11.905 12.150 12.220

-Học sinh sinh viên 310.103 301.293 306.900 306.980 306.989

II. Nhóm tự nguyện tham gia

Một phần của tài liệu Một số biện pháp mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả hoạt động BHYT trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w