2.1.1. Sự hình thành của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngày 26/04/1957 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 177/TTg thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV)
Trải qua nhiều thời kỳ với những tên gọi khác nhau, BIDV đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957 với quy mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
+ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: Ngoài việc tiếp tục nhận vốn Ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước thì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Ngày 21/9/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 286- QĐ/NH5 thành lập BIDV theo mô hình Tổng công ty Nhà nước nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn hệ thống BIDV; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đây là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Từ ngày 01/05/2013, được cổ phần hóa với tên gọi Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của BIDV bao gồm:
- Khối ngân hàng: Gồm 118 chi nhánh cấp 1 trực thuộc với 473 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm.
- Khối liên doanh: gồm 6 liên doanh:
+ Ngân hàng liên doanh VID – PUBLIC (VID – PUBLIC BANK).
+ Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LAO – VIET BANK).
+ Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB).
+ Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV – VP (BVIM).
+ Công ty liên doanh tháp BIDV.
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).
- Khối sự nghiệp gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đào tạo và Văn Phòng.
- Khối công ty (BIDV nắm giữ 100% vốn sở hữu).
+ Công ty cho thuê tài chính.
+ Công ty bảo hiểm BIDV (BIC).
+ Công ty chứng khoán đầu tư (BSC).
+ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC).
Tháng 5/2013, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa với mục tiêu hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động;
tiến tới trở thành là một trong những nhà cung ứng hàng đầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và chứng khoán với chất lượng cao, là nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp trong thị trường tài chính Việt Nam và thế giới.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, BIDV đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước vươn lên thành một trong những ngân hàng thương mại lớn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.2. Quá trình phát triển của BIDV Đông Hải Phòng Năm 2012 là năm đầu tiên BIDV Đông Hải Phòng đi vào hoạt động trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của nền kinh tế, 02 năm tiếp theo kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngừng trệ, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng và ngoại tệ biến động…tác động không nhỏ đến hoạt động ngân hàng.
Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, của địa phương, của ngành ngân hàng và của hệ thống BIDV, BIDV Đông Hải Phòng còn gặp phải những khó khăn đặc thù của một Chi nhánh mới thành lập, cụ thể như sau:
- Xuất phát điểm BIDV Đông Hải Phòng đã nhận bàn giao từ Chi nhánh gốc với số lượng cán bộ nhân viên 64 người, 02 PGD và 02QTK, số dư huy động vốn là 482 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 401 tỷ đồng. (nguồn nhân lực được phân giao từ Chi nhánh gốc chiếm tới 30% tổng số CBNV nhưng tổng tài sản sinh lời chỉ có 8% của chi nhánh gốc (883/10.275)).
- Về tín dụng có 22 khách hàng được bàn giao, phần lớn là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chiếm tới trên 75% tổng dư nợ và 01 khách hàng Doanh nghiệp nhóm 2, dư nợ tín dụng chiếm 40%. Dư nợ chủ yếu tập trung trong 2 khách hàng lớn.
- Toàn bộ tài sản là trụ sở Chi nhánh và các Phòng giao dịch, QTK phải thuê ngoài, TSCĐ và công cụ lao động phải thuê hoặc mua mới làm tăng chi phí hoạt động.
So với ngày đầu mới thành lập thì đến 30/11/2015, Chi nhánh đã phát triển lên thành 10 phòng nghiệp vụ, 05 phòng giao dịch với tổng số cán bộ là 90 người.
Là một đơn vị trong hệ thống BIDV Việt Nam, BIDV Đông Hải phòng vì thế cũng thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng bao gồm các hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Huy động vốn:
+ Khai thác và huy động vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của Tổng Giám đốc.
+ Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại TP Hải phòng và các khu vực lân cận.
Sử dụng vốn:
+ Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu,…
+ Cho vay dự án, thực hiện cấp tín dụng theo chương trình góp vốn, đồng tài trợ.
+ Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của nhà nước và theo sự ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Thực hiện chiết khấu các loại chứng từ có giá, các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu,…
Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
+ Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT.
+ Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.
+ Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả tiền kiều hồi, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION.
+ Phát hành thẻ, trả lương qua tài khoản.
+ Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, BIDV Online, tin nhắn BSMS, HomeBanking,…).
+ Dịch vụ kinh doanh chứng khoán như: đại lý nhận lệnh, môi giới và lưu ký chứng khoán,…
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Hải Phòng
BIDV Đông Hải Phòng được tổ chức theo mô hình quản lý trực tiếp, hiện có 10 phòng nghiệp vụ, 05 phòng giao dịch:
Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Hải Phòng
- Khối quan hệ khách hàng: là khối trực tiếp quan hệ với khách hàng, chịu trách nhiệm duy trì và phát triển hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng. Chức năng chính của khối trong hoạt động tín dụng là tiếp thị khách hàng và đề xuất các phương án cho vay, thu nợ, xử lý nợ, …
- Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng của khối quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời thực hiện các công tác về quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.
- Khối tác nghiệp: là nơi hoàn tất các giao dịch được thực hiện ở các phòng giao dịch, kinh doanh, có các chức năng chính bao gồm: (i) chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, cho vay, thu nợ, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại; (ii) Thực hiện chi, trả, nhận tiền và hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán; (iii) chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO KHỐI TÁC
NGHIỆP KHỐI QUẢN
LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC
PHềNG KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
PHềNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHềNG QUẢN Lí RỦI RO
PHềNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
PHềNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHềNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
PHềNG QUẢN Lí VÀ DỊCH VỤ KHO
QUỸ
PHềNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
5 PHềNG GIAO DỊCH PHềNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHềNG KẾ HOẠCH TỔNG
HỢP
và lưu trữ chứng từ giao dịch của nghiệp vụ thanh toán, cho vay,...; (iiii) chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của các giao dịch và tính pháp lý của hồ sơ giao dịch.
- Khối quản lý nội bộ: (i) chịu trách nhiệm về mọi thông tin kế toán và tài chính của ngân hàng; (ii) quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành; (iii) quản lý cơ chế điều hành vốn nội bộ và kinh doanh ngoại tệ; (iiii) chịu trách nhiệm về các kế hoạch nhân sự, pháp chế, tổ chức hành chính.
- Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch trên địa bàn Hải Phòng, trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ được phép trong thẩm quyền được giao.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đông