2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2012 là năm đầu tiên Chi nhánh Đông Hải Phòng đi vào hoạt động trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của nền kinh tế, 02 năm tiếp theo kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngừng trệ, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng và ngoại tệ biến động…tác động không nhỏ đến hoạt động ngân hàng.
Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, của địa phương, của ngành ngân hàng và của BIDV, Chi nhánh Đông Hải Phòng còn gặp phải những khó khăn đặc thù của một Chi nhánh mới thành lập, cụ thể như sau:
- Xuất phát điểm Chi nhánh Đông Hải Phòng đã nhận bàn giao từ Chi nhánh gốc với số lượng cán bộ nhân viên 64 người, 02 PGD và 02QTK, số dư huy động vốn là 482 tỷđ, dư nợ tín dụng 401 tỷđ. (nguồn nhân lực được phân giao từ Chi nhánh gốc chiếm tới 30% tổng số CBNV nhưng tổng tài sản sinh lời chỉ có 8% của chi nhánh gốc (883/10.275)).
- Về tín dụng có 22 khách hàng được bàn giao, phần lớn là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chiếm tới trên 75% tổng dư nợ và 01 khách hàng Doanh nghiệp nhóm 2, dư nợ tín dụng chiếm 40%, có những khách hàng chỉ vay.
Dư nợ chủ yếu tập trung trong 2 khách hàng lớn.
- Toàn bộ tài sản là trụ sở Chi nhánh và các Phòng giao dịch, QTK phải thuê ngoài, TSCĐ và công cụ lao động phải thuê hoặc mua mới làm tăng chi phí hoạt động.
So với ngày đầu mới thành lập thì đến 30/11/2015, Chi nhánh đã phát triển lên thành 10 phòng nghiệp vụ, 05 phòng giao dịch với tổng số cán bộ là 90 người.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hải Phòng được tổ chức theo mô hình quản lý trực tiếp, hiện có 10 phòng nghiệp vụ, 05 phòng giao dịch.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV - Chi nhánh Đông Hải Phòng
* Chức năng nhiệm vụ của BIDV Đông Hải Phòng
- Khối quan hệ khách hàng : là khối trực tiếp quan hệ với khách hàng, chịu trách nhiệm duy trì và phát triển hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng. Chức năng chính của khối trong hoạt động tín dụng là tiếp thị khách hàng và đề xuất các phương án cho vay, thu nợ, xử lý nợ, …
- Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng của khối quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng, quản
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ
RỦI RO KHỐI TÁC
NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ
NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC
PHềNG KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
PHềNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN
PHềNG QUẢN LÝ RỦI RO
PHềNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
PHềNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHềNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
PHềNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ
KHO QUỸ
PHềNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
5 PHềNG GIAO DỊCH PHềNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHềNG KẾ HOẠCH TỔNG
HỢP
lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.
- Khối tác nghiệp: chức năng chính gồm:
+ thanh toán, cho vay, thu nợ, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại;
+ chi, trả, nhận tiền và hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán;
+ hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ giao dịch của nghiệp vụ thanh toán, cho vay,...
+ kiểm tra tính xác thực của các giao dịch và tính pháp lý của hồ sơ giao dịch.
- Khối quản lý nội bộ:
+ quản lý mọi thông tin kế toán và tài chính của ngân hàng;
+ quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành;
+ quản lý cơ chế điều hành vốn nội bộ và kinh doanh ngoại tệ;
+ chịu trách nhiệm về các kế hoạch nhân sự, pháp chế, tổ chức hành chính.
- Khối trực thuộc: là các phòng giao dịch trên địa bàn, trực tiếp giao dịch với khách hàng trong thẩm quyền được giao.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đông Hải Phòng
2.1.3.1. Huy động vốn
* Quy mô huy động vốn
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn, vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy nhiên vốn tự có của Ngân hàng thương mại là rất ít do đó các NHTM phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn huy động trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Từ khi được thành lập tới nay, trải qua gần 04 năm chính thức hoạt động, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu với kết quả đạt được ngày càng lớn, trong đó có công tác huy động vốn. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Hình 2.2. Huy động vốn cuối kỳ (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đông Hải Phòng)
Qua biểu đồ huy động vốn cuối kỳ 4 năm qua thấy rằng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh sau khi nhận bàn giao từ chi nhánh gốc 482 tỷđ năm 2011 số dư huy động vốn có bước đột phá, trong giai đoạn 2013-2014, đặc biệt năm 2014 nguồn vốn chi nhánh đạt 4.227 tỷđ tăng gấp 8.77 lần so với thời điểm nhận bàn giao.Tăng trưởng bình quân giai đọan 2014-2015 là 106.22%. Một trong những lý do của sự biến động này là do tăng trưởng đột biến đối với huy động vốn của tổ chức kinh tế từ 1.013 tỷđ năm 2012 lên 2.438 tỷđ năm 2014 nhưng đến năm 2015 là 1.689 tỷ đồng, trong khi đó mức tăng trưởng đối với khách hàng cá nhân cũng
có bước phát triển nhanh từ 434 tỷđ tại thời điểm bàn giao lên2.098 tỷđ cuối năm 2015.
Tuy nhiên, huy động vốn của BIDV Đông Hải Phòng có mức tăng trưởng cao, nhưng cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy mức độ ổn định nguồn vốn chưa cao, tiềm ẩn nhiều sự mất ôn định. Nguồn vốn cá dân cư tăng cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh, đồng thời giá mua vốn cao cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh.
* Cơ cấu huy động vốn
Tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 93%, mảng huy động vốn dân cư và tiền gửi thanh toán ngày càng tăng trong những năm qua dần là cấu phần quan trọng trong cơ cấu nguồn huy động vốn của chi nhánh.
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 1. Cơ cấu HĐV có kỳ hạn (%) 90.44% 90.22% 93.76% 91.36%
- Tiền gửi có kỳ hạn 1967 1956 3964 3.174
- Tiền gửi không kỳ hạn 208 212 264 300
2. Cơ cấu tiền gửi VNĐ (%) 93.29% 92.53% 95.74% 93.96%
- Tiền gửi VNĐ 2030 2006 4047 3.264
- Tiền gửi ngoại tệ 145 162 179 210