Nội dung phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của Luận văn Gồm 3 chương

1.2. Phát triển du lịch bền vững

1.2.3. Nội dung phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.

Chính vì vậy mà du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triển bền của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững là đảm bảo ba trụ cột Môi trường, Văn hóa - xã hội và Kinh tế được phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần quan tâm tới nhiều khía cạnh, trong đó cần có sự tham gia phối hợp của tất cả các đối tượng thụ hưởng từ hoạt động du lịch hay cũng là chủ thể liên quan tác động trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững, gồm: du khách, cộng đồng dân cư địa phương, cơ sở kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Đồng thời cần có tư duy đa chiều về sự tương tác giữa kinh tế và các vấn đề khác trong hệ thống, các nguyên tắc và mạch tư duy, bất kể là vấn đề gì [9]. Phát triển bền vững đòi hỏi có tư duy hệ thống trong việc hoạch định giải pháp, nội dung và thực hiện mục tiêu.

*Nguồn :[9]- Tài liệu hội nghị ISSS]

Hình 1.2. Mô hình hệ thống phát triển du lịch bền vững

1.2.3.1. Phát triển du lịch bền vững về mặt môi trường

Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.

Vì vậy, phát triển bền vững về mặt môi trường là khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

1.2.3.2. Phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội và văn hóa

Phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.

Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.

Như vậy, phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội và văn hóa là những hoạt động của con người nhằm tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

1.2.3.3. Phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế

Phát triển du lịch bền vững không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp phát triển kinh tế như từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Phát triển du lịch bền

vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.

Phát triển du lịch bền vững là bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế, xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư bản địa.

1.3. Một số mô hình về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w