Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của Luận văn Gồm 3 chương

1.4. Kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững Cát Bà

2.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch

Kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông là những điều kiện không thể thiếu được trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.

Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, điện nước được đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Nhiều dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư và đưa vào sử dụng đã tạo đà thuận lơi phục vụ phát triển du lịch Cát Bà, tiêu biểu như: Dự án đường xuyên đảo Đình vũ - Cát Hải - Cát Bà, dự án đường Cát Cò 3 - Gia Luận; dự án mở rộng mặt bằng khu Trung tâm du lịch; các dự án cung cấp nước ngọt về thị trấn Cát Bà, dự án tuyến phà Gia Luận - Tuần Châu, Dự án điện lưới quốc gia 35KV ra đảo Cát Hải…và hiện nay Nhà nước đang triển khai cỏc dự ỏn Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng và dự ỏn đường ụ tụ cầu Tân Vũ - Lạch Huyện trên địa bàn huyện Cát Hải. Các dự án đầu tư đem đến cho Cát Bà một diện mạo mới, ngày càng văn minh, hiện đại, bước đầu tạo nên vóc dáng của một đô thị du lịch hiện đại, một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển để phục vụ phát triển kinh tế.

2.1.5.1. Đường giao thông

* §êng bé:

Huyện Cát Hải có 119,125 km đường bộ, trong đó có 28,04 km đường tỉnh, 48,38 km đường huyện và 29,5 km đường xã. Hệ thống giao thông đường tỉnh, huyện được rải nhựa, toàn bộ hệ thống đường giao thông xã và liên xã được bê tông hóa. Hệ thống đường giao thông cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh và phục vụ du lịch [17]. Các tuyến đường giao thông chính là:

- Đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng qua các xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Phù Long dài trên 30 km. Đây là tuyến đường du lịch kết hợp dân sinh, là tuyến giao thông chính của huyện Cát Hải .

- Tuyến đường Cát Bà - Gia Luận - Tuần Châu tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông miền núi cấp 4, dài 24 km.

- Tuyến đường Vườn Quốc gia Cát Bà - Cái viềng 14 km; tuyến đường này nối với tuyến đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng tạo thành tuyến giao thông thứ 2 từ Hải Phòng đi đến trung tâm du lịch Cát Bà.

*Đường thủy:

Do điều kiện đặc thù là đảo nên giao thông đường thủy là giao thông được khá nhiều du khách ưa thích. Giao thông đường thủy đến với Cát Bà bao gồm các tuyến:

Bến Bính - thị trấn Cát Bà; Hải Phòng - Cát Hải - Cát Bà đi qua 2 phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng; Gia Luận - Tuần Châu; Liên vận kết hợp chạy liên thông bằng xe ô tô và tàu thủy tuyến Hải Phòng - Cát Bà.

* Cơ sở hạ tầng đường hàng không:

Tại đỉnh cao 177, cách Trung tâm thị trấn Cát Bà 1 km có một sân bay trực thăng bảo đảm đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật để các máy bay trực thăng hoạt động an toàn. Hiện nay, sân bay trực thăng này vẫn đang được sử dụng.

2.1.5.2. Cấp điện

Từ năm 2008, dự án đường giây tải điện 35 kv đã hoàn thành và đưa điện lưới quốc gia về Cát Bà, tạo ra đông lực thúc đẩy ngành du lịch Cát Bà phát triển. Hiện nay dự án đường dây tải điện 110 kv Chợ Rộc (Quảng Ninh) - Cát Bà đang được gấp rút hoàn thành trong năm 2014 sẽ bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn định cho khu vực đảo Cát Bà.

2.5.1.3. Cấp nước

Nước sử dụng cho khu vực Cát Bà hiện nay chủ yếu là nước ngầm được khai thác tại đảo Cát Bà và nước tại các suối trên đảo Cát Bà. Tuy nhiên nguồn nước cung cấp hiện nay chưa bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và phục vụ du lịch.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 hồ chứa nước ngọt, trong đó có 01 hồ chứa đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với dung tích hồ chứa từ 250.000m đến 280.000m3; có 03 hồ chứa đang được triển khai xây dựng tại xã Trân Châu, Xã Xuân Đám và xã Phù Long theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 03/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo thiết kế các dự án, sau khi hoàn thành, tổng dung tích các hồ chứa nước ngọt trên đảo Cát Bà là 1.024.850 m3. Toàn bộ những hồ chứa nước này sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh của khu vực đảo Cát Bà.

2.5.1.4. Bưu chính, viễn thông

100% các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà có điểm Bưu điện văn hoá, có nhà văn hóa xã. Hệ thống các mạng điện thoại viễn thông phát triển mạnh mẽ với nhiều

dịch vụ tiện ích cho người sử dụng, nhất là các dịch vụ của mạng điện thoại di động.

Hiện nay, mạng di động Vinaphone, Mobile phone và mạng Viettel đã được phủ sóng toàn bộ trên địa bàn đảo Cát Bà. Hệ thống đường truyền cáp quang internet tốc độ cao được kết nối đến Cát Bà, bảo đảm cung cấp đầy đủ các dịch vụ sử dụng internet cho người sử dụng.

Từ năm 2013, tại trung tâm du lịch Cát Bà được lắp đặt Wifi tốc độ cao miễn phí cho người sử dụng

Về chỉ tiêu máy điện thoại: Từ năm 2009 đến nay, dân cư khu vực đảo Cát Bà đã đạt chỉ tiêu 30 máy điện thoại/100 dân.

2.5.1.5. Dịch vụ chăm sóc y tế

Việc cung cấp các dịch vụ y tế ở Cát Bà còn hạn chế. Khu vực đảo Cát Bà có 1 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Cát Bà), nên việc chăm sóc sức khoẻ ở tuyến ban đầu cho người dân chủ yếu thông qua các trạm xá ở thị trấn và các xã. Trong khi đó các trạm xá này không chỉ thiếu về đội ngũ cán bộ y tế mà các trang thiết bị khám chữa bệnh cũng rất nghèo nàn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w