Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 93 - 97)

3.3.5. 1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiện nhiên và môi trường; lựa chọn những thông điệp ý nghĩa để tuyên truyền trực quan. Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nhân các sự kiện môi trường và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và tài nguyên du lịch Cát Bà. Nghiên cứu và đưa chương trình giáo dục môi trường và tìm hiểu giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà vào chương trình học tập ngoại khóa của học sinh các trường học phổ thông trên địa bàn huyện.

Kinh nghiệm về tuyên truyền bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất là tuyên truyền cho trẻ em để tạo lan tỏa trong gia đình và xã hội.

- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Thực hiện nghiêm các cam kết, điều quốc tế về bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà và quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.

- Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng; đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng săn, bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép;

đấu tranh, kiểm tra, xử lý các nhà hàng, các tụ điểm mua bán, chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tổ chức chiến dịch toàn dân bài trừ, tố giác các đối

tượng săn bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích ứng dụng phát triển và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trong các cơ sở dịch vụ, du lịch.

Khuyến khích phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, nhất là du lịch sinh thái, du lịch xanh.

- Không phát triển các nhà máy, xý nghiệp công nghiệp nặng, các nhà máy, xý nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây tổn hại môi trường khu vực đảo Cát Bà. Các dự án đầu tư vào địa bàn Quần đảo Cát Bà phải thực hiện nghiêm theo quy hoạch về du lịch Quần đảo Cát Bà; hạn chế điều chỉnh quy hoạch; thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào địa bàn huyện.

- Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích trực tiếp từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, để mỗi người dân địa phương tự ý thức bảo vệ môi trường.

Chính quyền thành phố và huyện Cát Hải cần có cơ chế phân chia lợi ích từ nguồn thu bán vé thăm quan du lịch từ các điểm du lịch trên địa bàn cho việc phát triển văn hóa, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc bởi tài nguyên du lịch Cát Bà trước tiên là của nhân dân huyện Cát Hải nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung chứ không phải của các cơ quan chức năng nhà nước. Do đó, lợi ích thu được từ việc khai thác tài nguyên cần có cơ chế phân phối lại cho cho cư dân địa phương.

- Làm tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp trên địa bàn; Phát động các chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường như: không sử dụng túi nilông; giảm giá cho các người nội trợ không sử dụng túi nilong để đi chợ, chứa, đựng hàng hóa; bảo vệ môi trường trên từng bước chân...

Thực hiện phân loại rác thải ngay từ nguồn bằng việc thực hiện đề án phân loại rác theo phương châm “mỗi phương tiện, mỗi gia đình, mỗi tổ chức sử dụng hai thùng đựng rác” (một thùng đựng rác có thể đốt, một thùng đựng các loại rác không thể

đốt). Quy định bắt buộc đối với các chủ phương tiện thủy (tàu, bè) hoạt động trên khu vực vùng biển Cát Bà phải sử dụng thùng rác để chứa rác. Xử lý nghiêm các trường hợp xả rác thải, nước thải ra nơi công cộng, xuống mặt biển..

- Thực hiện quy hoạch lồng bè nuôi trồng hải sản trên các vịnh Quần đảo Cát Bà; tiếp tục cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hoạt động nuôi trồng hải sản trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà, nhất là những hoạt động nuôi trồng hải sản gây tổn hại môi trường biển.

- Thực hiện trồng mới diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. Phá bỏ bờ bao đầm, hồ nuôi trồng hải sản trong phạm vi rừng ngập mặn; khôi phục dòng chảy, hoàn nguyên các khu vực rừng ngập mặn bị biến đổi do nuôi trồng hải sản. Không giao khu vực đất rừng ngập mặn cho các dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở kiện toàn và sáp nhập Ban Quản lý Vịnh Cát Bà và Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng các mô hình quản lý khu bảo tồn dựa vào cộng đồng tại địa phương.

- Thành lập Trung tõm Mụi trường Quần đảo Cỏt Bà làm nhiệm vụ theo dừi, đánh giá, tổng hợp thông tin và tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên thiên và môi trường Quần đảo Cát Bà; đồng thời làm nhiệm vụ là đầu mối thống nhất tiếp nhận các dự án từ các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường và tổ chức giáo dục môi trường cho các trường học trong và ngoài huyện Cát Hải đến học tập, tìm hiểu về môi trường.

3.3.5.2. Bảo vệ tài nguyên nhân văn và môi trường xã hội

- Tôn tạo, bảo tồn và phát triển các tài nguyên nhân văn trên địa bàn huyện.

Khai thác có hiệu quả các tài nguyên nhân văn đưa vào phát triển du lịch.

- Tính toán, đánh giá, xác định sức tải của du lịch Cát Bà (carrying capacity) và sức tải của môi trường tự nhiên của các điểm du lịch (vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Dứa, Làng Việt Hải, Rừng Kim Giao...bao nhiêu người trong một ngày là hợp lý); làm cơ sở để quản lý, kiểm soát sự phát triển du lịch bảo đảm không để phát triển “nóng”, tránh gây tổn hại cho môi trường và hạ thấp chất lượng của du lịch Cát Bà. Việc tính toán sức chứa là một vấn đề phức tạp bao gồm cả định tính và định lượng. Sức chứa của một điểm du lịch có thể tham khảo tính toán theo một số công thức như sau [14]:

Diện tích của khu vực (size of Area) + Sức chứa thường xuyên =

*Tiêu chuẩn không gian (DT cần cho một người) + Sức chứa hàng ngày = Sức chứa thường xuyên x Công suất sử dụng mỗi ngày

Hoặc tính theo công thức:

Khu vực do khách sử dụng + Sức chứa =

*Tiêu chuẩn không gian trung bình cho một người

+ Số lượng khách tham quan hằng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan + Hệ số luân chuyển =

Thời gian trung bình của một cuộc tham quan

* Tiêu chuẩn không gian được một số học giả đưa ra như sau:

+ Nghỉ dưỡng, cảnh quan, tắm biển: 30 - 40 m2/người.

+ Picnic: 50 - 60 m2/người.

+ Cắm trại ngoài trời: 100 - 200 m2/người.

- Giữ gìn môi trường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định; đấu tranh ngăn chặn và xử lý các đối tượng tội phạm hình sự, nhất là trộm cắp và tệ nạn xã hội,; thực hiện 3 không“không có người ăn xin, không chèo kéo khách, không

“chặt chém” khách du lịch”.

- Tiếp tục duy trì việc tiếp nhận thồng tin thông qua điện thoại đường dây nóng và hòm thư góp ý; Thực hiện 1 đường dây nóng thay vì nhiều đường dây nóng

như hiện nay. Nâng cao năng lực hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin của nhân viên quản lý đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận, xử lý và hỗ trợ khách du lịch khi được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch cát bà, huyện cát hải, giai đoạn 2015 2020 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w