Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình công tác đấu giá bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 28 - 40)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' vĩ độ Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đông, là một huyện thuộc tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên là: 34.809,60 (ha), gồm 30 đơn vị hành chính cấp xã và một thị trấn.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An - Phía Bắc giáp: Các huyện Diễn Châu, Yên Thành

- Phía Nam giáp: Các huyện Nam Đàn, huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh.

- Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và một phần biển Đông

- Phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân(Hà Tĩnh) - Phía Tây Nam giáp: Huyện Nam Đàn

- Phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành

Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi. Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46, đường sắt Bắc - Nam, tỉnh lộ 534, tỉnh lộ 535, tỉnh lộ 536. Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Cấm và sông Lam, giáp với cảng Cửa Lò. Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hoá, bê tông hoá để tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

Với lợi thế là huyện cửa ngừ của thành phố Vinh và thị xó Cửa Lũ, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

- Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

* Vùng bán sơn địa:

- Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.

* Vùng đồng bằng:

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện.

4.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Những đặc trưng của khớ hậu: Cú 2 mựa rừ rệt, biờn độ nhiệt độ giữa cỏc mùa trong năm khá cao. Chế độ mưa tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường xuyên xảy ra lũ lụt, mùa nắng thì có gió Lào khô hanh.

4.1.1.4. Thủy văn

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và một số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân như đập Khe Nu, hồ Khe Thị, hồ Khe Gỗ, hồ Khe Bưởi...

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất:

Theo điều tra thổ nhưỡng tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau:

* Cồn cát trắng

Có ở tất cả các xã ven biển diện tích khoảng 1627,47 ha, chiếm 4,68%, phân bổ thành từng bãi hoặc dải cồn cao, đây là loại đất xấu, khả năng trao đổi Cation và giữ nước rất thấp, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo.

* Đất cát cũ ven biển

Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5045,37ha, chiếm 14,51% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới là cát pha, hàm lượng sét thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng số và đạm dễ tiêu đều nghèo, lân, kali tổng số và dễ tiêu nghèo hoặc trung bình.

* Đất phù sa không được bồi, chua không Glây hoặc Glây yếu

Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên sông Nhà Lê, sông Cấm, diện tích khoảng 6.715 ha chiếm 19,30% diện tích các loại đất.

* Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit

Tập trung hầu hết các xã vùng lúa, đất có nguồn gốc của hệ thống sông Cả ở địa hình vàn, vàn cao, có diện tích khoảng 6.540 ha chiếm 18,79% diện tích các loại đất. Đất có phản ứng từ chua đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho trồng lúa.

* Đất mặn

Phân bố ở vùng hạ lưu sông Cấm thuộc các xã Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Xá và rải rác ở một số xã ven biển. Diện tích 997,59 ha chiếm 2,87% diện tích, một số diện tích đã được cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.

* Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

Phân bố ở một số thung lũng thuộc các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, diện tích 2.629 ha chiếm 7,55% các loại đất; do quá trình tạo thành ruộng bậc thang nên trồng lúa tương đối ổn định.

* Đất dốc tụ

Diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% diện tích các loại đất, nằm rải rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản phẩm của dốc tụ tạo thành, thường sử dụng trồng hoa màu như: Đậu, vừng, lạc, sắn; khoai lang hoặc trồng cây lâm nghiệp.

* Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi

Phân bố ở các vùng bán sơn địa như: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Diện tích khoảng 3.852 ha chiếm 11,08%

diện tích các loại đất, phần lớn là phát triển trên đá cát kết và đá phiến sét, còn rất ít là trên đá Axit và đá vôi.

* Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá

Phân bố ở các núi cao, nhiều nhất là các vùng bán sơn địa, diện tích khoảng 7.129 ha, chiếm 20,49% diện tích các loại đất.

b. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông

nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoa cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu sông Cấm.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây, nguồn nước ngầm hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst.

- Do vậy, hiện tại và trong tương lai tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.

c. Về tài nguyên rừng:

- Đất lâm nghiệp của huyện có 9.265,52 ha. Chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao, bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió.

d. Về tài nguyên khoáng sản:

- Nghi Lộc không nhiều về tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu:

* Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng:

- Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3.

- Đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Tuy trữ lượng tuy không lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận.

* Nhóm kim loại màu:

- Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn tuy nhiên hàm lượng sắt ít và non.

e. Về tài nguyên biển:

- Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.

- Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Năm 2013 với nhiều khó khăn, thách thức khiến việc đầu tư, sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc gặp nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên cũng như sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND, Nghi Lộc đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện.

Bảng 4.1. Bảng cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc năm 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2014

Cơ cấu GDP 100

Công nghiệp- xây dựng 42,4

Thương mại- dịch vụ 32,1

Nông- lâm- ngư nghiệp 25,5

(Nguồn: Theo báo cáo thực hiện kinh tế- xã hội) Tổng giá trị sản xuất trong năm 2015 đạt 6.055 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra và tăng 8,7% so với năm 2014. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư đạt 1.312 tỷ đồng, CN-XD đạt 3.490 tỷ, thương mại – dịch vụ đạt 1.253 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,9 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 42,4%, thương mại – dịch vụ chiếm 32,1%, nông – lâm- ngư chiếm 25,5%.

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc năm 2014 a. Nông nghiệp

- Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả, đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh. Triển khai tốt các đề án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chất lượng cung ứng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp nên năng suất các loại cây trồng tăng lên. Sản lượng lương thực năm 2014 đạt 88790 tấn, tăng 7.820 tấn so với năm 2010. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng lên 48 triệu đồng/ha.

- Chăn nuôi

Chuyển chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, toàn huyện hiện có 78 trang trại và gia trại (trong đó có 62 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn, 4 trang trại, gia trại nuôi bò và 12 trang trại chăn nuôi gia cầm) với qui mô vừa và nhỏ, thu nhập bình quân 1 trang trại khoảng 50 triệu đồng/năm, trong đó có một số trang trại có mức thu trên 100 triệu đồng/năm.

- Thủy sản

Toàn huyện hiện có 617 phương tiện tàu thuyền tham gia khai thác hải sản.

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của huyện đạt từ 4 đến 5 ngàn tấn, giá trị hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2015 này, toàn huyện khai thác

thủy hải sản ước đạt 1100 tấn, đạt 30% KH năm và tăng 200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Tập trung tại các xã Phúc Thọ, Nghi Thiết, Nghi Quang và Nghi Xuân. Xã Phúc Thọ là một địa phương làm tốt công tác ngày. Trong 3 tháng đầu năm 2015, địa phương này đã khai thác được 180 tấn thủy hải sản, tăng 30 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

b. Công nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngói. Khai thác đá, sản xuất hàng mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm. Giá trị sản xuất CN-XD năm 2014 đạt 3.490 tỷ tăng 2,6 lần so với năm 2013. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 25,45%

- Khu công nghiệp Nam Cấm với quy mô diện tích hơn 279,66 ha. Đến nay đã cấp phép đầu tư cho 39 dự án, với tổng số vốn 1.767 tỷ đồng và 24,6 triệu USD. Trong đó 7 dự án đã đi vào hoạt động với doanh thu đạt gần 150 tỷ đồng trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 56 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 4,4 tỷ đồng tạo việc làm hơn 500 lao động (chưa kể lao động thời vụ) có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/tháng.

- Làng nghề phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ. Đến nay toàn huyện 20 làng có nghề, trong đó có 19 làng được tỉnh công nhận. Làng nghề phát triển đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

- Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh, khai thác đá xây dựng chủ yếu ở các xã Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Yên sản lượng khai thác đạt hơn 50.000m3; gạch nung được sản xuất ở Nghi Hưng, Nghi Hoa, Nghi Vạn và một số xã như Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Lâm,... đạt 42,7 triệu viên,...do các Công ty cổ phần và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện.

c. Dịch vụ

- Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ năm 2014 đạt 1.253 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2013. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,36%

- Phát huy lợi thế mạng lưới dịch vụ trên toàn huyện nên trong những năm qua đã đầu tư mở rộng và xây dựng mới được 4 chợ và nâng cấp 3 chợ nông thôn. Doanh số bán lẻ trên thị trường đạt hơn 225 tỷ đồng/năm

- Dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách hàng năm trên địa bàn tăng nhanh, đến nay trên địa bàn huyện có 80 đầu xe, trong đó có 75 xe vận tải hàng hóa

4.1.2.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

- Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc tương đối đầy đủ với các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông.

- Những năm qua huyện Nghi Lộc đã nhựa hoá được hơn 300 km đường, 448 km đường được bê tông hoá, 30/30 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm, từ năm 2006-2010 hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao như (đường Nam Cấm đi Cửa Lò, đường tránh Vinh; tuyến Nghi Đức - Nghi Thiết, tuyến Chợ Sơn - Phúc Thọ, các tuyến nối từ Tỉnh lộ 534 đi xã Nghi Công, TL534 đi Lâm - Văn - Kiều, TL534 đi Nghi Phương - Nghi Hưng - Nghi Đồng và Tỉnh lộ 535 đi các xã Nghi Xuân, Thái, Phúc Thọ,...)

- Đặc biệt, với sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, trong năm qua, Nghi Lộc đã cố gắng đẩy mạnh thi công và hoàn thiện nhiều dự án xây dựng cơ bản như Dự án nâng cấp đê Tả, đê Hữu sông Cấm, đường Quán Hành – Chợ Sơn, đường vào rừng sản xuất Nghi Công, đường QL1A – Nghi Phương – Nghi Hưng – Nghi Đồng.

- Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh hơn, đồng bộ hơn, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới Nghi Lộc tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương để đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.

b. Thủy lợi

- Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư sữa chữa, khôi phục, nâng cấp đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đã được triển khai trên diện rộng, như các hồ chứa nước, trạm bơm Tùng Bến (Nghi Vạn), trạm bơm Bến Than (Nghi Công Bắc), đập Trộ Sa (Nghi Kiều), Đập Khe nước (Nghi Tiến). Kiên cố hóa 455 km kênh mương bê tông, 22 trạm bơm nâng dần năng lực tưới tiêu đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

- Dự án tiêu úng vùng màu đã xây dựng được 7/9 tuyến kênh tiêu chính gồm các kênh Rào Trường, kênh Tây Nghi Phong, kênh Đông Nghi Phong, kênh cầu Lùng, kênh cầu Tây, kênh Nghi Xuân, kênh Phúc Thọ và 26/40

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình công tác đấu giá bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w