Những tồn tại của công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình công tác đấu giá bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 69 - 73)

- Trong ba năm gần đây vào đúng thời điểm thị trường giao dịch bất động sản trên phạm vi toàn quốc nói chung và Nghệ An cũng như Nghi Lộc nói riêng đang “đóng băng” nên quỹ đất đưa ra đấu giá vẫn còn tồn đọng khá nhiều mặt khác nhu cầu đất ở của người dan vẫn đang có nhưng do giá đất vẫn còn cao, tài chính khó khăn, ngân hàng thắt chặt hạn chế cho vay nên người có thu nhập thấp có nhu cầu mua đất không có khả năng tham gia đấu giá. Trong khi đó, số lô đất

“sinh lợi” không nhiều, chủ yếu là những lô đất, thửa đất xa trung tâm. Vì vậy việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thiếu sôi động. Quỹ đất đưa ra đấu giá ít so với trước đây, nhiều lô đất không có người tham gia đấu giá và đấu giá không thành, chỉ còn người tham gia đấu giá mua đất làm nhà ở là chủ yếu

- Bên cạnh đó do một số tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp mới thành lập và bước đầu tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nên có tổ chức đấu giá còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành phiên đấu giá. Trong khi đó, số lượng đấu giá viên còn hạn chế, biên chế còn hạn hẹp, các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đều tập trung tại thành phố Vinh nên việc đi lại để thực hiện còn gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng phải ủy quyền cho UBND xã nơi có đất bán đấu giá thu hộ hồ sơ, tiền đặt trước, phí tham gia đấu giá là không đúng quy định của pháp luật,

thiếu thuận lợi cho người tham gia đấu giá, dẫn đến việc trả lại tiền cọc cho người không trúng đấu giá chậm so với quy định. Vẫn còn xảy ra tình trạng cò mồi tại các phiên đấu giá; vẫn có hiện tượng đối tượng tham gia đấu giá để trục lợi cá nhân làm cho một số lô đất tăng giá đột biến hoặc đấu giá không thành.

- Lãnh đạo một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất. Việc thanh lý hợp đồng một số huyện, thành phố, thị xã nhiều khi còn chậm, gây khó khăn cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

- Nguồn ngân sách của huyện hạn hẹp nên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất các khu đất đấu giá chậm. Một số địa phương, việc tổ chức đấu giá các khu quy hoạch ở vùng nông thôn đấu giá các lô đất xen dắm trong dân cư; đấu giá hạn chế; đấu giá lại gặp nhiều khó khăn do giá trị sinh lợi ít, chi phí đấu giá cao, phát sinh đấu nhiều lần nên thiếu linh hoạt trong phối hợp với các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.

- Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt dẫn tới số người nắm thông tin để tham gia đấu giá ít. Trong khi đó, quá trình chuyển nhượng, mua bán đấu giá đất liên quan đến chính quyền cơ sở nên khi chuyển đấu giá đất cho các doanh nghiệp thực hiện, tâm lý người dân chưa thực sự tin tưởng cho nên không tham gia đấu giá.

1. Cuộc bán đấu giá tài sản phải được tổ chức công khai, liên tục, nghiêm túc, đúng thời gian quy định, tạo mọi điều kiện cho người tham gia đấu giá tài sản thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010.

a) Trường hợp đấu giá trực tiếp bằng lời nói thì người điều hành cuộc bán đấu giá quy định mức chênh lệch của mỗi lần trả giá theo thứ tự từng vòng một, người nào trả giá cao nhất cuối cùng thì người đó là người trúng đấu giá. Trong mỗi vòng trả giá nếu người trả sau bằng giá người đã trả trước thì người đó không được trả giá ở vòng tiếp theo;

b) Trường hợp tổ chức bằng hình thức bỏ phiếu thì người điều hành cuộc bán đấu giá thoả thuận với người có tài sản bán đấu giá cách thức, số vòng bỏ phiếu và mức chênh lệch của mỗi vòng trả giá cho từng cuộc bán đấu giá; người nào trả giá cao nhất ở vòng trả giá cuối cùng theo quy định thì người đó là người trúng đấu giá;

c) Người điều hành cuộc bán đấu giá có thể điều chỉnh bước giá cho phù

hợp với từng vòng đấu giá trong khi điều hành cuộc bán đấu giá.

3. Thành phần tham gia cuộc bán đấu giá bao gồm:

a) Người điều hành phiên đấu giá bao gồm đấu giá viên và người giúp việc cho đấu giá viên tổ chức cuộc đấu giá;

b) Người tham gia đăng ký đấu giá hợp lệ theo danh sách do tổ chức bán đấu giá công bố hoặc người được người tham gia đấu giá ủy quyền;

c) Người có tài sản bán đấu giá, người chuyển giao tài sản để tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thì tổ chức bán đấu giá mời tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tham dự cuộc bán đấu giá.

4. Trình tự, thủ tục của cuộc bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

5. Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức bán đấu giá tài sản có thể đề nghị lực lượng Công an nơi tổ chức cuộc bán đấu giá tài sản hỗ trợ bảo vệ cho các cuộc bán đấu giá tài sản.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu tình hình đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 tôi rút ra được các kết luận sau:

Nghi Lộc có diện tích tự nhiên 34.809,60 ha, bao gồm 30 xã và 1 thị trấn, với dân số trên 20 vạn người. Nằm trên đầu mối các trục giao thông Bắc- Nam xuyên Việt, có đường quốc lộ 46 đi Cửa Lò tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước

- Là huyện tiếp giáp thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong tương lai gần đây sẽ là vệ tinh của khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh (đô thị loại I).

Từ kết quả nghiên cứu về công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Nghi Lộc thì ta không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà đấu giá đã và đang đem lại không chỉ cho Nhà nước mà còn cho cả người sử dụng đất và các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn.

- Về hiệu quả xã hội

Đấu giá QSDĐ tạo được nguồn thu hỗ trợ rất lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng vật chất như các lĩnh vực giáo dục, y tế, nâng cấp, cải tạo hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện,.. Một phần khác giúp giảm sức ép hiện nay về nhà ở, đất ở ngày càng cao của người dân địa phương.

- Về mặt hiệu quả kinh tế

Đấu giá QSDĐ là một hình thức giao đất đặc biệt giúp phát huy được tiềm năng ẩn mình của đất đai đem lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Hình thức này tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa những người tham gia đấu giá giúp họ tin tưởng hơn vào cơ quan quản lý đất đai. Mặt khác, thu hút được nhiều thành phần kinh tế với các nguồn vốn khác nhau vào thị trường bất động sản góp phần làm thị trường bất động sản ngày càng sôi động và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình công tác đấu giá bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w