Khái niệm tiền lương, kế toán lao động tiền lương

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty TNHH Trần Thanh Thủy. (Trang 52 - 56)

2.2. Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu của công ty TNHH Trần Thanh Thủy

2.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.2.1. Khái niệm tiền lương, kế toán lao động tiền lương

 Khái niệm

- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà doanh nghiệp (Nhà nước) trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc hoàn thành các nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc nhà nước giao.

- Tiền công là giá cả hàng hóa , sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận giữa hai bên về lượng tiền và khối lượng công việc.

- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động bồi dưỡng thêm cho người lao động khi lao động khẩn trương, căng thẳng, mệt nhọc...

( số tiền này là tùy vào sự hảo tâm của người sử dụng lao động).

- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên (thưởng trong quỹ lương): Do tăng năng suất lao động, do tiết kiệm vật tư...

- Tiền thưởng không thường xuyên (Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng):

Thường có thành tích trong các đợt thi đua.

- Tiền ăn giữa ca: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động ăn vào giữa ca làm việc.

- Thu nhập: là toang bộ những khoản tiền mà người lao động lĩnh được ( tiền lương, thưởng, ăn ca,tiền công ...)

 Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương

- Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.

- Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng tính giá thành.

- Thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định.

- Lập báo cáo vê lao động và tiền lương kịp thời, chính xác.

- Phân tích hình sử dụng quỹ lương, xây dựn phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động , nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất, trên cơ sở đó đề xuất các biệ pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

 Nguyên tắc kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

- Phải phân loại lao động một cách hợp lý: do lao động doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện chi việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.

- Phân loại quỹ lương một cách phù hợp: trong doanh nghiệp thì tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho loại đối tượng khác nhau, vì vậy phải phân loại tiền lương theo thiêu thức phù hợp.

 Ý nghĩa của kế toán lao động, tiền lương

- Đảm bảo quản lý tốt quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ.

- Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.

- Tạo điều kiện tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm được chính xác.

 Phân loại lao động, tiền lương.

• Phân loại lao động căn cứ vào:

- Thời gian lao động : Lao động thường xuyên trong danh sách và lao động tạm thời mang tính thời vụ.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy

động khi cần thiết, đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác.

- Mối quan hệ với quá trình sản xuất gồm có: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động, từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm bộ máy gián tiếp.

- Chức năng của lao động là: Lao động thực hiện chức năng sản xuất, lao động thực hiện chức năng bán hang, lao động thực hiện chức năng quản lý.

Cách phân loại này giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác.

 Các hình thức trả lương

• Tiền lương thời gian: lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế cùng với công việc và độ thành thạo của người lao động.

• Tiền lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương này tính trên số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm.

• Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: Là một dạng đặc biệt của hình thức trả lương theo sản phẩm, thường được áp dụng cho các công việc giản đơn có tính chất đột xuất như vận chuyển, bốc vác... Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể.

 Nguyên tắc trả lương:

- Lương chỉ trả khi công việc đã làm xong

- Lương phải trả kịp thời để bồi dưỡng súc lao động cho công nhân viên.

- Khi trả lương phải khấu trừ các khoản công nhân viên còn nợ doanh nghiệp: tiền tạm ứng chưa chi, tiền điện, nước...

- Tuyệt đối không ứng trước lương để trả dần.

2.2.2.2. Các hình thức trả lương và cách tính lương của công ty.

 Doanh nghiệp trả lương theo thời gian

Tiền lương phải trả Tiền lương ngày x số ngày làm việc Trong tháng = thực tế trong tháng hoặc:

Tiền lương phải trả trong tháng

= Mức lương tối thiểu

x

Hệ số lương

+ Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định ( nếu có)

 Tính lương theo ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng:

 Hình thức trả lương của công ty TNHH Trần Thanh Thủy:

Hiện tại công ty đang áp dụng trả lương theo thời gian:

Lương tháng = Mức lương theo hợp đồng lao động + Phụ cấp Lương ngày = Lương tháng / 26

Lương giờ = Lương ngày / 8

Lương ngày nghỉ làm thêm = Lương ngày x 2 Lương ốm = Lương tháng x 0,75

 Các khoản phụ cấp: phụ cấp ăn uống, phụ cấp xăng xe….

 Các khoản trích theo lương của Công ty:

Tiền lương ngày =

Tiền lương tháng

Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ( 22 hoặc 26 ngày)

- Bảo hiểm xã hội (BHXH) trích 24%, trong đó: 17% tính vào chi phí Công ty chịu với Nhà nước, 7% khấu trừ vào lương của nhân viên trong Công ty.

- Từ 1/1/2014, mức đóng BHXH đối với các đối tượng tham gia BHXH là 26% tiền lương, tiền công. Trong đó, doanh nghiệp chịu 18% và người lao động chịu 8%.

- Bảo hiểm y tế (BHYT) trích 4,5%, trong đó: 3% tính vào chi phí Công ty chịu với Nhà nước, 1,5% khấu trừ vào lương của nhân viên trong Công ty.

- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trích 2%, trong đó: 1% tính vào chi phí Công ty chịu với Nhà nước, 1% khấu trừ vào lương nhân viên trong Công ty.

- Kinh phí công đoàn (KPCĐ) trích 2% và được tính toàn bộ vào chi phí Công ty chịu với Nhà nước.

VD: Lương tháng 12/2015 của nhân viên Nguyễn Thị Thu theo hợp đồng là 3.050.000 đồng, tiền phụ cấp ăn ca là: 650.000 đồng/tháng. Nhưng trong tháng 12 có 31 ngày, có 4 ngày nghỉ nhân viên là được 27 ngày:

Lương nhân viên là

(3.050.000 : 26) x 27 = 3.842.308 đồng Lương trích bảo hiểm :

3.050.000 x 10,5% = 320.250 đồng

Tổng lương mà chị Thu nhận được trong tháng 12/2015 là : 3.842.308 - 320.250 = 3.552.058 đồng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty TNHH Trần Thanh Thủy. (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w