2.2 Một số lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu .1 Đưa ra các lý thuyết về tăng trưởng
2.2.1.4 Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Ra đời vào những năm 30 của thế kỉ 20, khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ hai (1929-1933) nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng. Học thuyết “tự điều tiết”, toàn dụng nhân công của trường phái cổ điển và tân cổ điển thiếu xác đáng.
Lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith tỏ ra kém hiệu quả. Năm 1936: tác phẩm
"Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất, tiền tệ” tác giả Keynes xuất hiện-đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới.
Quan điểm về sự cân bằng của nền kinh tế của Keynes thống nhất với quan điểm của trường phái tân cổ điển trong nền kinh tế có hai đường sản lượng là sản lượng dài hạn (ASL) hay còn gọi là sản lượng tiềm năng và sản lượng ngắn hạn (ASs) hay còn gọi là sản lượng thực tế. Keynes cho rằng cân bằng của nền kinh tế là cân bằng dưới mức tiềm năng do đó, nền kinh tế hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng Y < Y* và không sử dụng hết nguồn lực (có tình trạng thất nghiệp).
Keynes đánh giá cao vai trò của tổng cầu trong việc làm tăng sản lượng thực tế:
Cầu tiêu dùng tăng thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng Thu nhập tăng
Tiết kiệm tăng Kích thích đầu tư Sản lượng tăng
Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tăng lên sẽ có xu hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi con người đạt được đến sự tiện nghi nào đó thì họ sẽ trích phần thu nhập tăng thêm phục vụ tiêu dùng ít đi còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên do vậy cũng làm tăng tiêu dùng, song do quy luật tâm lí trên nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung là chậm hơn so với sự gia tăng của thu nhập và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng của thu nhập, nói cách khác tiết kiệm có khuynh hướng tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối của cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp ông cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên từ đó làm tiền đề cho gia tăng đầu tư mới dẫn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quá trình này được tính toán như sau:
K =
I Y
d
d trong đó: dY là gia tăng thu nhập
dI là gia tăng đầu tư k là số nhân
vì dI =dSnên k=
S Y
d d =
C Y
Y
d d
d
− =
Y C
d
− d 1
1
có dC là gia tăng tiêu dùng, dSlà gia tăng tiết kiệm.
Theo Keynes cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư thì hiệu quả giới hạn của tư bản, tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư sẽ giảm sút. Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của đầu tư bị giảm sút. Thứ nhất đầu tư tăng sẽ làm tăng số lượng hàng hóa bán ra thị trường. Điều đó làm giảm giá hàng hóa kéo theo là sự giảm sút của thu nhập. Thứ hai, tăng cung hàng hóa sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên hay tăng chi phí làm cho thu nhập tương lai giảm xuống.
Hơn nữa giữa đầu tư và lãi suất có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích đầu tư tùy thuộc vào một phần của lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản còn lớn hơn lãi suất thị trường.
Như vậy đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập từ đó sẽ làm gia tăng tiêu dùng. Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng gia tăng chậm hơn so với thu nhập còn tiết kiệm lại nhanh hơn, điều này làm tiêu dùng giảm tương đối dẫn đến làm giảm cầu, khi cầu giảm ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu tư mới và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ. Từ những phân tích tổng quan Keynes đưa ra kết luận muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp Nhà nước phải thực hiện điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách đặc biệt là các chính sách nhằm kích thích và tăng cầu tiêu dùng.
Một trong nhưng mô hình tiêu biểu thuộc trường phải Keynes là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: giá cả cứng nhắc, và nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K) đưa vào sản xuất tăng lên. Keynes đã đưa ra những nhân tố xác định mức tăng trưởng và việc làm trong một quốc gia.
Theo Keynes, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt được đến mức sản lượng tiềm năng mà chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Y< Y*).
Keynes nhấn mạnh vai trò của tổng cầu, vai trò của vốn đối với thất nghiệp và vấn đề việc làm, cho ra đời tác phẩm “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Để thúc đẩy tăng việc làm, giảm thất nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất, cần tăng vốn sản xuất từ đó sẽ kích thích đầu tư làm cho các nhà đầu tư thấy có lợi và cần giảm chi phí đầu tư bằng cách giảm lãi suất cho vay để đầu tư phụ thuộc vào thị trường tiền tệ trong nền kinh tế đưa ra giải pháp tăng cung tiền tiêu biểu.
Theo Keynes để đảm bảo sự cân bằng của nền kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế thì không thể dựa vào kinh tế thị trường tự điều tiết mà cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Theo ông chính phủ có thể can thiệp vào nền
kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động, đầu tư nhà nước, hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, các hình thức khuyến khích tiêu dùng.