Tạo việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực.
Năm 2011, cả nước tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm, đạt kế hoạch đề ra.
Trong năm 2012, việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6 - 6,5%) là điều kiện quyết định để tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới. Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách đào tạo nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập.
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của Nghị quyết 20, nên trước đó, tại buổi họp với hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam, đồng chí Trương Tấn Sang - thường trực Ban Bí thư - từng xác định: Nước ta đang đẩy mạnh CNH-HĐH để phấn đấu đến năm 2010 thoát nghèo và đến năm 2020 cơ bản thành công CNH. Vì vậy, vị thế của giai cấp công nhân phải được nâng lên và "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" phải là "công nghiệp hiện đại".
Dự báo, tới đây tiếp tục có khoảng 15% số người lao động (trong tổng số 70%
dân số nông nghiệp) từ nông thôn chuyển dịch về các khu công nghiệp, nên chúng ta phải nghiên cứu và giải quyết triệt để vấn đề về việc làm, tiền lương, quan hệ văn hoá trong lao động...
Để nghị quyết 20 đi vào cuộc sống, chương trình hành động đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp là: Tổ chức công đoàn Việt Nam phối hợp với Chính phủ xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; phối hợp với Bộ LĐTBXH, Bộ GDĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ VHTTDL xây dựng và thực hiện chiến
lược đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghề nghiệp; thực hiện các dự án xây dựng thiết chế văn hoá, nâng cao đời sống văn hoá trong công nhân, đặc biệt là công nhân ở các khu công nghiệp tập trung. Đây chính là
"điểm mới" của Nghị quyết 20.
Công việc cụ thể của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội là phải: Đưa hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông; quy hoạch và phát triển dạy nghề một cách đồng bộ (có các doanh nghiệp tham gia); ban hành các chính sách mạnh mẽ hơn để thu hút dạy và học nghề; xây dựng các chương trình đào tạo nghề một cách bài bản, có định hướng; ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hàng năm dành kinh phí cho đào tạo nghề; đẩy mạnh xuất khẩu lao động...
Tại Hội thảo quốc gia về Dự thảo về Chiến lược việc làm Việt Nam 2011-2020 do Bộ LĐ – TB & XH tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng "dân số vàng”
đang là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề việc làm. Nguyên nhân do chất lượng việc làm vẫn rất thấp và không được cải thiện nhiều sau Chiến lược việc làm 10 năm trước (2001-2010). Hiện nay, việc làm giản đơn, không cần kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của cả nước. Ở khu vực thành thị tỉ lệ này là 18,1% nhưng khu vực nông thôn thì cao hơn rất nhiều, chiếm gần 50% tổng việc làm.
Theo Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ – TB & XH) Nguyễn Đại Đồng, dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 sẽ ở mức trên 96,2 triệu người, số người tham gia lực lượng lao động là trên 63 triệu người, tức là sẽ có thêm khoảng 9,5 triệu người tham gia lực lượng lao động. Cùng với 1,3 triệu lao động đang thất nghiệp và trên 4,5 triệu lao động đang thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng vẫn nghèo hiện nay, thì sẽ có tới 15,3 triệu người cần phải giải quyết việc làm trong 10 năm tới- Đây chính là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Theo Phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phan Ngọc Mai Phương, thách thức đối với Việt Nam là mức gia tăng lớn của lực lượng lao động với khoảng 1,1 triệu người/năm và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp khoảng 600.000 người/năm. Thêm vào đó là tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao, hiện ở mức gần 6,7% và tình hình càng nghiêm trọng hơn khi mỗi năm có thêm 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây thực sự là một thách thức lớn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó thị trường lao động
của Việt Nam còn kém phát triển. Năm 2009 chỉ có 30% được xếp vào lao động làm công ăn lương, trong khi ở các nước có nền kinh tế phát triển tỉ lệ này rất cao, trên 80%.
Bà Vie Veji Kierdgaard Giám đốc ILO tại Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng, tức thời kỳ có lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với Việt Nam do số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động còn rất thấp
Lao động việc làm giai đoạn 2001 – 2010 đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng song vẫn còn nhiều thách thức ... Do đó, Chiến lược việc làm Việt Nam 2011- 2020 sẽ phải đưa ra các biện pháp, chính sách để đạt được những chỉ tiêu việc làm dài hạn, tăng thu nhập cho người LĐ đi cùng với tăng năng suất cũng như giải quyết những thách thức việc làm trong ngắn hạn và trung hạn. Theo đó, mục tiêu Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%; tỷ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%;
tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm; tỷ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm. Tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4- 5%/năm. Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân 5%/năm. Tỷ trọng việc làm trong nông nghiệp giảm còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% đến năm 2020.
Ngoài ra, Chiến lược đặt ra mục tiêu đảm bảo tăng thu nhập và tiền lương một cách công bằng.
4.1.2 Định hướng của Chính phủ về vấn đề việc làm tới năm 2020
- Giảm tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp ( đến năm 2015 còn 35 – 40%, đến năm 2020 còn 30%) trên cơ sở tăng tương ứng tỷ lệ lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề, thực hiện tốt các đề án, chương trình dạy nghề với tạo việc làm, tự tạo việc làm, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 201 là 55%, đến năm 2020 là 70%), đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.
- Tăng năng suất lao động (gấp rưỡi vào năm 2015), tăng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của năng suất các nhân tố tổng hợp gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động ( đến năm 2015 lên 31 – 32%, đến năm 2020 lên 35%).
- Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách tao việc làm, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, nhất là đối với người nghèo, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, các vùng đô thị hóa.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động, thực hiện tốt các chính sách, chương trình, đề án về xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo nghề, trang bị kiến thức và các hỗ trợ cần thiết ho người đi lao động xuất khẩu.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, thực hiện tốt các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách hỗ trợ thất nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác cho người lao động bị mất việc làm, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh trong doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường công tác dự báo về cung – cầu lao động;
phát triển các hoạt động giới thiệu việc làm, tư vấn, thông tin thị trường lao động.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện và môi trường lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, tiến bộ trong doanh nghiệp.
4.2 Các giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm ở Việt