Tăng trưởng của các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế và vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)

3.2 Thực trạng tăng trưởng của Việt Nam .1 Tăng trưởng của toàn nền kinh tế

3.2.2 Tăng trưởng của các khu vực kinh tế

Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2010

Nguồn:Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta liên tục tăng lên thì tốc độ gia tăng của khu vực nông nghiệp có xu hướng chậm lại, thậm chí có xu hướng giảm sút tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nên mặc dù tăng chậm nhưng kéo dài và khá vững chắc .Về dịch vụ, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng đến năm 2006 đã vượt nên cả mức tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế.

Chịu tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và 2009 khiến nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Điều này khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giảm xuống từ 8,5% năm 2007 chỉ còn đạt mức 6,32% trong năm 2008 và 5,32% trong năm 2009, theo đó tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế cũng giảm xuống. Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu 8 tỉ USD đà suy giảm kinh tế đã dừng lại, nền kinh tế dần được phục hồi. Kết quả đạt được đánh dấu thành công bước đầu của Chính phủ trong chỉ đạo và điều hành vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, chứng tỏ chính sách kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác động tích

cực, đẩy mức cầu trong nước phục hồi mạnh .Tuy nhiên mức tăng trưởng trong năm 2009 của nước ta cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế của nước ta bắt đầu phục hồi khi bước sang năm 2010. Đây là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7% và khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Về thực chất, để vượt qua khủng hoảng kinh tế chúng ta đã vận dụng những nguyên lí tăng trưởng của Keynes thông qua việc kích cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị trường xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ lãi suất và giảm thuế để giải phóng hàng tồn kho, kích thích đầu tư vào các khu vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ tiêu dùng cho các đối tượng thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện an sinh xã hội và đảm bảo các ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế...

Nhìn chung từ biểu đồ 3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần của Việt Nam chủ yếu dựa vào sự phục hồi của sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sự đi lên khá nhanh của khu vực dịch vụ. Xét trên toàn nền kinh tế, các so sánh quốc tế cho thấy tình hình phát triển các khu vực trong nền kinh tế nước ta đều thuộc loại hàng đầu thế giới. Do vậy có thể đánh giá khái quát trong những năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta khá tốt, vừa nhanh vừa theo xu hướng ngày càng ổn định, bền vững.

Bước sang năm 2011, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng

tăng 6,49%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%. Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng cục Thống kê đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý với mức tăng quý II cao hơn quý I. Sản xuất một số ngành, lĩnh vực đạt khá.

Biểu đồ 4: GDP bình quân đầu người của giai đoạn 2000-2011 Đơn vị: USD

Nguồn: Tổng cục thống kê Theo báo cáo của The Economist tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2008 - 2011 của nước ta thấp hơn trung bình của 10 năm trước đó khoảng 1,2%. Thống kê này khiến Việt Nam rơi vào nhóm 10 nước chịu anh hưởng nặng nhất do khủng hoảng tài chính trong số các nền kinh tế mới nổi. Giải pháp tốt nhất để “hạ nhiệt” cho các nền kinh tế đang tăng trưởng nóng nêu trên là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, cải thiện tình trạng lãi suất thực âm cũng như lấp đầy thâm hụt ngân sách - vốn vẫn rất cao ở một số quốc gia… Nếu các biện pháp không được tiến hành kịp thời, các chuyên gia cho rằng nhiều nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ bong bóng tài sản trong tương lai gần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi kinh tế. Nếu điều này diễn ra trên diện rộng, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khác cũng sẽ hiển hiện.

Để có được quá trình tăng trưởng như vậy thì một số nhân tố chính có thể nói là các nhân tố cung (vốn, lao động) và các nhân tố cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu).

Đầu tư đóng vai trò quan trọng đến quá trình tăng trưởng và chuyển đổi nền cơ cấu của nền kinh tế nước ta vì cũng như các nền kinh tế khác đầu tư là nhân tố chính

tạo ra quá trình tăng trưởng chung và dài hạn thông qua việc khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư làm giàu và tham gia phát triển đất nước.

Lí thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các nước đang phát triển đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa. Có thể thấy ngay từ trong những năm đầu đổi mới, khi nguồn vốn còn khan hiếm thì nguồn nhân lực thường đóng vai trò rất quan trọng như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng của nền kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ vì với chất lượng ngày càng cao, nguồn nhân lực càng trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kĩ thuật mới làm tăng hiệu quả sở dụng vốn đầu tư. Đặc biệt khi khoa học công nghệ trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực sẽ trở lên cực kì quan trọng.

Xuất khẩu cũng là một nhân tố quan trọng tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kì đổi mới. Tăng trưởng xuất khẩu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh hàng năm, nó ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tăng trưởng GDP, qua đó đóng góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.

3.3 Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế và vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w