Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế và vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 46)

3.3 Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam .1 Thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay

3.3.2 Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý...Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.

Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế.

Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở lứa tuổi 16- 19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số

người thất nghiệp toàn phần trong độ tuổi cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 1996 là 2,5 triệu người. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đô thị chiếm từ 9 - 12% nguồn nhân lực trong đó 85% ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận chưa có nghề. Đây là những tỉ lệ vượt quá giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội.

Từ 1991 đến nay, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 - 1996 tăng bình quân 7,9%/năm, lạm phát được ngăn chặn lại, duy trì ở mức 1 con số, năm 1997 lạm phát là 4,5%/năm và năm 1998 là 3,6%/năm. Sức mua của đồng tiền đã được tăng lên, giá cả ổn định.

Từ năm 1998 là năm tình trạng thất nghiệp ở các thành phố tăng mạnh hơn so với các vùng lãnh thổ.

Trong 10 năm trở lại đây, tuy có gặp những khó khăn nhất định tác động từ bên ngoài, nhưng kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực, GDP bình quân tăng trên 7,2%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ 416 USD lên khoảng 1.160 USD năm 2010, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 20% xuống 12%, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 6,3% xuống còn 4,29% năm 2010.

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng

Năm Tỷ lệ TN

2005 2007 2008 2009 2010

Cả nước 5.31 4.64 4.65 4.60 4.29

Đồng bằng sông Hồng 5.61 5.74 5.35 4.59 3.73

Trung du và miền núi

phía bắc 5.07 3.85 4.17 3.90 3.42

Bắc trung bộ và duyên

hải miền trung 5.20 4.95 4.77 5.54 5.01

Tây Nguyên 4.23 2.11 2.51 3.05 3.37

Đông Nam Bộ 5.62 4.83 4.89 4.54 4.72

Đồng bằng sông Cửu

Long 4.87 4.03 4.12 4.54 4.08

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Số người thất nghiệp ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn

Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng

Năm Tỷ lệ thất nghiệp(%)

Thành thị Nông thôn

2008 4.65 1.53

2009 4.6 2.25

2010 4.29 2.3

Nguồn: Tổng cục thống kê Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, Đại học chiếm 2,25%.

Như vậy, trình độ văn hoá của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm càng cao.

Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tập trung ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến.

Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp. Tình trạng thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến

Theo tính toán của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6- 7 triệu người không có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội.

Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp còn quá cao.

Bảng 3: Tỷ lệ lao động đang làm việc theo ngành từ năm 2000 đến năm 2007 (đơn vị: %)

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2000 65.3 12.4 22.3

2001 64 13.9 22.1

2002 62 14.7 23.3

2003 59.7 16.4 23.9

2004 57.9 17.4 24.8

2005 56.7 17.9 25.4

2006 54.7 18.3 27.0

2007 52.2 19.2 28.6

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đến năm 2008, cơ cấu lao động trong nền kinh tế đã thay đổi, số người lao động đang làm việc trong nông nghiệp giảm rất nhanh chỉ chiếm 20.6% , trong ngành công nghiệp chiếm 41.6%và xây dựng chiếm 14% và làm việc trong các ngành dịch vụ chiếm 38.7% so với tổng số lao động.

Qua sự phân tích trên cho ta thấy chuyển dich cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

So với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 có giảm chút ít.

Bảng 4:Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2010 và 2011

Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông

thôn Chung Thành thị Nông thôn

2010 2.88 4.29 2.3 3.57 1.82 4.26

2011 2.27 3.6 1.71 3.34 1.82 3.69

Nguồn: tổng cục thống kê Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế và vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w