Thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội nước ta từ sau khi tiến hành công cuộc đổi mới với những bước phát triển vững chắc đã minh chứng cho sự đúng đắn trong quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ
khá cao, đồng thời chúng ta đã thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề việc làm đối với người lao động.
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ 1989- 2011 (đơn vị %)
Từ biểu đồ ta có thể rút ra được nhận xét, tăng trưởng và thất nghiệp có sự đối nghịch nhau ,tỉ lệ thất nhiệp cao có thể rút ra được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là thấp và tăng chậm, ngược lại. Và sự lên xuống của tốc độ tăng trưởng và thất nghiệp cũng mang tính chu kì qua các giai đoạn 1989-1990, 1994-1998, 1998-2000, 2000-2008.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp xét trên chu kì của nền kinh tế Việt Nam. Hai biến vĩ mô chính được sử dụng để xác định chu kỳ kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp. Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể thấy sau mấy chục năm đổi mới nước ta đã trải qua bốn giai đoạn suy thoái chu kỳ.
Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9%
trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hoá thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.
Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8%
năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%.
Giai đoạn từ năm 2000-2009, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhìn chung được duy trì ở mức ổn định và khá cao dù gặp nhiều khó khăn. Đảng đề ra chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và hộ gia đình thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này rất cao chiếm từ 30% đến 40% tổng GDP.
Bên cạnh đó nhiều chương trình phát triển nông nghiệp nông thônvới các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng khai thác chế biến thủy hải sản, trồng và bải vệ rừng phatr triển các làng nghề, xã nghề…; chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, xây dựng các công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất…, được thực hiện không chỉ giúp cho việc tăng trưởng kinh tế mà còn tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực chủ yếu để tạo ra nhiều việc làm ổn định và bền vững cho người lao đông. Số người có việc làm bình quân mỗi năm tăng thêm từ 900 nghìn đến một triệu ngươif đẫn đến tỉ lệ thất nghiệp liên tục giảm qua các năm. Xét trên góc độ toàn nền kinh tế thì tăng trưởng càng cao thì khả năng tạo ra việc làm càng nhiều trong điiều kiện năng suất lao động không thay đổi nhiều. Qâu số liệu thực tế về phát triển kinh tế Việt Nam từ 2001- 2008 cho thấy nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì việc làm tăng từ 0,3% - 0,35%. Tuy nhiên, chất lượng việc làm mới tạo ra còn thấp vì việc làm được tao ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với trang thiết bị công nghệ và trình độ chuyên môn thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Nếu năm 2000 tỉ lệ lao động làm trong các ngành nông –lâm –ngư nghiệp, công nghiêp-xây dựng và dịch
vụ lần lượt là 62,6%, 13,1%; 24,3% thì đến năm 2008 cơ cấu này lần lượt là 55,7%;
16,3% và 28%.
Ngày nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu, hợp tác và phát triển là xu hướng chủ đạo trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và mở ra nhiều triển vọng cho mỗi quốc gia. Đảng ta nhận thức rừ toàn cầu húa và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, đã đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, chủ động đàm phán song phương và đa phương.Một thành công lớn của nước ta trong giai đoạn này là đã chính thức trở thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 7-2006. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ODA và FDI, thỳc đẩy kinh tế phỏt triển. Cơ hội rừ nột nhất cho tăng trưởng kinh tế được tập trung chủ yếu trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động (dệt may, giày dép, chế biến thủy hải sản...), khu vực có mức tăng trưởng cao của nền kinh tế (viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu trong các ngành dịch vụ cao cấp và khu vực công nghiệp, góp phần đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
Năm 2010 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế tỉ lệ thất nghiệp của nước ta đã có xu hướng giảm xuống. Năm 2011, nền kinh tế nước ta tuy vẫn còn trong tình trạng tăng trưởng nóng nhưng đáp lại là tỉ lệ thất nghiệp vẫn có xu hướng giảm nhanh.
Bà Lin Lean Lim, chuyên gia cao cấp của ILO: Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số vàng. Đó là lợi thế vì Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng dân số già, khan hiếm lao động trẻ. Nhờ vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn chi để đầu tư phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi cơ cấu lao động-từ thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ thông, tay nghề thấp) sang lao động tinh có kỹ năng, tay nghề kỹ thuật cao.
Chương IV:
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
4.1 Đánh giá và định hướng về việc làm của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020