Như đã đề cập ở trên, cách tiếp cận nguồn vốn vay có thể ảnh hưởng bởi những biến giải thích nào đó như giá trị của những hộ gia đình, tài sản, đất, tuổi của những người trong hộ gia đình, trình độ văn hoá của những người trong hộ gia đình, giới tính của từng người trong hộ gia đình, và thu nhập của hộ. Mỗi biến có thể có tác động đến việc vay vốn ở các mức độ khác nhau. Mức nghèo nàn của những hộ gia đình cùng với những nguồn vốn vay có thể khác với người không đi vay. Những nghiên cứu ở trên giải thích cho những biến ở dưới đây:
- Tài sản của hộ gia đình là một biến độc lập được xem như giá trị tiền tệ hiện thời của tài sản sau khi trả dần. Những hộ gia đình có những tài sản lớn có khả năng cao để vay được nhiều tiền bởi họ có năng lực hơn trong việc bảo đảm tránh rủi ro cho ngân hàng bằng việc dùng những tài sản của họ để thế chấp. Quan điểm này dựa trên nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà được thực hiện vào năm 2001.
- Diện tích đất là diện tích của đất được sở hữu bởi những hộ gia đình nông trại, được đo theo nghìn m2.Theo nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc được thực hiện vào năm 1999 đã đề cập đến yếu tố diện tích đất có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức của nông hộ. Biến này bao gồm đất ruộng, đất vườn, đất nhà, và những loại đất khác. Đất có thể được sử dụng để thế chấp để vay nguồn vốn chính thức. Những hộ gia đình có một diện tích đất lớn có khả năng cao để vay tiền.
- Tuổi là tuổi của chủ hộ. Yếu tố này thể hiện rằng người già hơn trong hộ gia đình thì có nhiều sức mạnh hơn để kiểm soát nguồn tài nguyên, giàu kinh nghiệm, uy tín và trách nhiệm tốt. Bởi vậy, thật là dễ dàng rằng họ được đồng ý để vay vốn ở những khu vực chính thức. Những hộ gia đình Trẻ, không giống người già, thích tiêu dùng hơn và ít tiết kiệm cho sau này, họ có thể cần nhiều tiền vay hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngân được thực hiện vào năm 2003 thì chủ hộ trẻ sẽ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng hơn vì họ ít kinh nghiệm và uy tín.
- Trình độ văn hoá theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Trang năm 2003 thì biến này được định nghĩa như là số những người đi học trong gia đình nông hộ.
Nó được giải thích rằng những người có trình độ văn hoá cao thì có khả năng đầu tư hiệu quả hơn và xác suất cao trong việc trả lại tiền vay. Cũng theo nghiên cứu
của Nguyễn Văn Ngân được thực hiện vào năm 2003 nói rằng những người trong nông hộ với trình độ cao thì sẽ dễ dàng hơn đối với việc vay vốn từ nguồn tài chính chính thức.
- Giới tính là giới tính của chủ hộ trong gia đình nông hộ. Đây là một biến giả
trong mô hình. Biến này nhận giá trị là 1 nếu người trong nông hộ là nam và 0 nếu ngược lại. Theo nghiên cứu của Trần Thơ Đạt được thực hiện vào năm 1998, Phụ nữ ít có khả năng vay tiền trong khu vực tài chính chính thức hơn nam giới. Thay vào đó, họ thích hợp hơn để đưa vốn vay từ chương trình vay vốn dành cho những phụ nữ.
- Thu nhập và chi phí là thu nhập bình quân và chi phí mỗi năm của nông hộ.
Nó được giả thích rằng những nông hộ có thu nhập cao ít vay tín dụng hơn vì họ có đủ chi phí. Tuy nhiên, chi phí cao có thể thúc đẩy họ vay vốn hơn (Phạm Bảo Dương, 2002). Những biến này được đo theo nghìn đồng Việt Nam (đơn vị tính:
VNĐ).
- Đất có bằng đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu đất). Đây là một biến trong mô hình. Nó mang giá trị là 1 nếu đất của nông hộ có bằng đỏ và mang giá trị là 0 nếu ngược lại. Những hộ gia đình có bằng đỏ thì có thể sử dụng đất của họ để thế chấp khi vay tiền từ ngân hàng. Như vậy, những hộ gia đình đó có nhiều khả năng vay tín dụng chính thức hơn. Điều này đã được kết luận qua nhiều nghiên cứu như Trần Thơ Đạt năm 1998 và gần đây nhất là của Vũ Quốc Duy năm 2006.
- Độ lớn hộ gia đình được định nghĩa là tổng số người của gia đình đang sống trong hộ. Ảnh hưởng của độ lớn hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay ở lại Một câu hỏi vì có sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Đối với các nước phát triển thì quy mô hộ gia đình sẽ là nhân tố tích cực góp phần làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng còn ở Việt Nam thì kết quả nghiên cứu ngược lại.
Một đặc tính phân biệt ở Việt Nam là hộ gia đình có số lượng người nhiều thì thường nghèo. Điều này đã được thể hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Trang được thực hiện vào năm 2003.
Trên đây là các biến giải thích đã được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài này. Tuy nhiên việc xem xét để chọn lựa biến nào
đưa vào mô hình phải thực hiện một cách cân nhắc và thực sự phản ánh được tình hình thực tế ở địa bàn nghiên cứu, tránh tình trạng “khai thác nguồn dữ liệu” để kết quả thu được của mô hình là thực sự có ý nghĩa và được ứng dụng trong thị trường tín dụng nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN