4. Mật độ dân cư
4.1.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ a) Thống kê về nguồn vay
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Hình 7: Cơ cấu hộ vay tại các tổ chức tài chính chính thức tại huyện Thanh Bình
Trên địa bàn huyện hiện tại có 3 NH đang hoạt động đó là NH NNo&PTNT, NH CSXH và NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm trên trục lộ
chính nối liền với Thành phố Cao Lãnh, nên ngoài vay vốn ở NH NNo&PTNT và
NH CSXH ở tại địa bàn huyện người dân có thể đến Thành phố Cao Lãnh để vay.
Có nhiều NH lớn như Vietcombank, Đông Á, Ngoại thương, Công thương, Phương Nam,… nhưng trong số đó có NH Công thương được nhiều khách hàng biết đến do đã có uy tín trong nhiều năm qua và năm trên trục lộ chính rất thuận tiện cho việc đi lại. Theo số liệu điều tra từ nông hộ tại hai xã Bình Tấn và Thị trấn Thanh Bình huyện Thanh Bình thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức là từ 4 nguồn:
NH NNo&PTNT, NH CSXH, NH Công Thương và HTX tín dụng. Trong đó, vay từ NH NNo&PTNT chiếm tỷ trọng cao nhất là 70% với 21 hộ vay trên tổng số 30 hộ có vay, NH Công Thương là 20% với 6 hộ vay trong tổng số 30 hộ vay, NH CSXH có tỷ trọng hộ vay là 7% với 2 hộ vay, HTX tín dụng có tỷ trọng là 3% với 01 hộ đi vay.
b) Thống kê về mức lãi suất
Bảng 20: Thống kê lãi suất các hộ vay vốn tại các NH Nguồn vay Số hộ Lãi suất (%)
Trung bình Cao nhất Nhỏ nhất NH NNo&PTNT
NH CSXH
NH Công Thương Hợp tác xã tín dụng
21 2 6 1
1,16 0,65 1,085 1,15
1,5 0,65 1 1,15
1,03 0,65 1,15 1,15
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Trong tổng số 30 hộ có vay được phỏng vấn về lãi suất khi vay, kết quả thu được là lãi suất của mỗi hộ vay tại thời điểm khác nhau thì khác nhau và lãi suất cho vay của từng NH đối với từng đối tượng khác nhau thì khác nhau. Có thể tổng hợp như sau: lãi suất của NH CSXH là mức lãi suất thấp nhất vì đối tượng vay vốn là những hộ nghèo, NH phát vay thông qua các chương trình cho vay vốn của hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn hỗ trợ sản xuất như mua con giống, cho vay dưới loại hình này vừa không có thế chấp vừa lãi suất thấp. Mức lãi suất chung trong cả
hai trường hợp vay ở NH này là 0,65%. Mức lãi suất trung bình là 1,5% có nhiều người vay nhất, tập trung vay ở NH NNo&PTNT, tại các mức lãi suất khác trong khoảng 1-1,5% phân tán rải rác ở các NH tùy theo mục đích vay và lãi suất cơ bản của Nhà nước tại thời điểm vay. Theo mẫu điều tra thì lãi suất cao nhất thu được cho đối tượng vay vốn để kinh doanh. Mức lãi suất cao nhất trong các mẫu có vay là 1.5%.
c) Thống kê về thời hạn vay
Bảng 21: Thống kê thời hạn vay của nông hộ
Đơn vị tính: hộ
Thời hạn vay HTX tín dụng
NH Công Thương
NH NNo&PTNT
NH
CSXH Tổng
Vay ngắn hạn 1 6 19 0 26
Vay trung và dài hạn 0 0 2 2 4
Tổng cộng 1 6 21 2 30
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Tùy theo mục đích vay mà thời hạn vay sẽ khác nhau. Theo nguồn dữ liệu thu được từ 30 hộ có vay thì có 26 hộ vay ngắn hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở
xuống). Trong đó vay từ HTX tín dụng là 1 hộ, NH Công thương 6 hộ, số hộ vay ngắn hạn từ NH NNo&PTNT là nhiều nhất: 19 hộ. Cho vay trung và dài hạn theo nguồn điều tra chiếm tỷ lệ nhỏ, các hộ vay từ NH CSXH là những hộ có thời hạn vay dài để phục vụ cho nhu cầu ổn định tái sản xuất để giảm nghèo. NH NNo&PTNT cũng có 2 trường hợp vay trung và dài hạn.
d) Tình hình về lượng tiền vay
Đa phần các hộ được vay từ các NH thương mại như NH NNo&PTNT và NH Công thương là những hộ có tài sản cầm cố hoặc thế chấp là ruộng đất. Tùy theo nhu cầu vốn cho sản xuất mà mỗi hộ sẽ quyết định lượng tiền vay là bao nhiêu. NH sẽ xét duyệt hồ sơ và cho vay tùy theo thuộc vào giá trị tài sản của chủ hộ tại thời điểm xem xét cho vay. Theo nguồn điều tra thì có 3 nhóm chính có lượng vay khác nhau gồm: Nhóm 1: Lượng vay dưới 10 triệu đồng có 7 hộ vay trên tổng số 30 hộ
có vay chiếm tỷ lệ 23,33%; Nhóm 2: là nhóm có lượng vay trong khoảng 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 18 hộ vay chiếm tỷ lệ 60%; Nhóm 3: hộ có nhu cầu vay lớn hơn 50 triệu đồng có 5 hộ xin vay.
Bảng 22: Thống kê về lượng tiền vay
Lượng vốn vay (1.000 đồng) Số hộ Phần trăm Cộng dồn
Lượng vay dưới 10.000 7 23,33 23,33
Lượng vay trong khoảng (10.000 đến 50.000) 18 60 83,33
Lượng vay lớn hơn 50.000 5 16,67 100
Nguồn: Dữ liệu điều tra
e) Chi phí phi lãi suất khi vay
Bảng 23: Chi phí phi lãi suất khi vay
Lượng vốn vay Tổng cộng Chi phí phi lãi suất khi vay (ngàn
đồng)
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Chi phí đi vay dưới 100 6 13 3 22
Chi phí vay trong khoảng 100 - 500 0 5 2 7
Chi phí vay lớn hơn 500 1 0 0 1
Tổng cộng 7 18 5 30
Nguồn: dữ liệu điều tra
Chú thích :
• Nhóm 1: Lượng vay dưới 10 triệu đồng
• Nhóm 2: Lượng vay trong khoảng 10 đến 50 triệu đồng
• Nhóm 3: Lượng vay lớn hơn 50 triệu đồng
Chi phí phi lãi suất bao gồm những chi phí như: đi lại, hồ sơ, tiền chi cho cán bộ xét duyệt hồ sơ vay. Có 3 mức chi phí phi lãi suất (như bảng trên) và mức chi phí theo nguồn điều tra thì hộ vay vốn với chi phí phi lãi suất thấp hơn 100 ngàn đồng có 22 hộ chiếm 73,33% trên tổng số hộ vay. Nhóm vay với lượng vay trong khoảng 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng có số hộ vay nhiều nhất là 13 hộ, hộ vay với chi phí phi lãi suất cao hơn 500 ngàn đồng có 1 hộ; hộ này có lượng vay không quá 10 triệu đồng
f) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay
Bảng 24: Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay
Mục đích vay
Số quan sát (hộ)
Số hộ
vay (hộ)
Lượng vốn vay được sử dụng (1.000 đồng)
Trung bình
Nhỏ
nhất
Lớn nhất
Vay để sản xuất 30 28 21.938,46 1.500 100.000
Vay để tiêu dùng 30 0 5.000 5.000 5.000
Vay để kinh doanh 30 0 10.016,67 600 20.000
Vay cho mục đích khác 30 3 30.000 3.000 90.000
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Theo thống kê từ dữ liệu điều tra thì có 28 hộ xin vay với mục đích để sản xuất với mục đích cụ thể là mua con giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn, cải tạo hay mở rộng quy mô sản xuất. Tuy không có hộ xin vay với mục đích tiêu dùng và kinh doanh nhưng thực tế thì nông hộ thường chia nguồn tiền vay để đầu tư vào nhiều lĩnh vực kết hợp để tăng gia sản xuất và cũng có trường hợp vay với mục đích là
sản xuất nông nghiệp nhưng lại sử dụng cho tiêu dùng. Số hộ vay với mục đích khác có 3 hộ vay. Lượng vốn vay được sử dụng cho mục đích khác có lượng vay
trung bình lớn nhất là 30 triệu đồng, mục đích chủ yếu cho việc vay vốn này là để
cho con đi học ở xa (cao đẳng, đại học). Lượng vốn vay phục vụ cho sản xuất trung bình gần 22 triệu đồng cho mỗi hộ vay. Lượng vay có sự chênh lệch tùy thuộc vào nhu cầu vay và quy mô sản xuất của mỗi hộ.
g)Tình hình tiếp cận thông tin vay vốn của nông hộ
Bảng 25: Nguồn thông tin vay vốn của nông hộ
Nguồn thông tin vay Số hộ Phần trăm
Từ chính quyền địa phương 6 20
Từ cán bộ tổ chức cho vay 4 13,33
Người thân giới thiệu 11 36,67
Tự tìm đến tổ chức cho vay 6 20
Khác 3 10
Tổng cộng 30 100
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Nguồn thông tin vay từ người thân giới thiệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong nguồn thông tin giúp chủ hộ tìm đến nguồn vay. Nguồn thông tin từ chính quyền địa phương chiếm 20% trong tổng số hộ có vay và bằng tỷ lệ hộ tự tìm đến tổ chức cho vay. Nguồn thông tin mà nông hộ được biết còn từ cán bộ tổ chức cho vay, tỷ lệ
này chiếm 13,33%, số còn lại là từ các nguồn thông tin khác như hỏi thăm, tình cờ
biết,…
h) Các thông tin khác về tình hình vay vốn
Bảng 26: Một số thông tin khác về tình hình vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu
Số
quan sát
Đơn vị
tính
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn nhất Lượng tiền xin vay 30 1.000 đồng 30.483,33 28.829,01 1.500 120.000 Tiền vay thực nhận 30 1.000 đồng 29.250 28.959,77 1.500 120.000
Kỳ hạn nợ 30 Tháng 15,80 13,81 3 60
Lãi suất 30 % 1,11 0,15 0,65 1,5
Thời gian chờ đợi 30 Ngày 3,97 2,69 1 10
Giá trị tài sản thế chấp 30 1.000 đồng 195.406,7 159.779 10.000 800.000
theo đánh giá của NH tại thời điểm vay
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Lượng tiền vay và lượng tiền thực nhận không có sự chênh lệch lớn trong việc xin vay và cho vay. Lượng tiền xin vay trung bình là 30.483.330 đồng, lượng tiền thực nhận trung bình là 29.250.000 đồng. Kì hạn nợ trung bình là 16 tháng. Tuy nhiên sự chênh lệch thời hạn vay giữa các hộ là khá lớn. Lãi suất trung bình đối với các hộ vay vốn là 1,11%. Thời gian chờ đợi trung bình tương đối ngắn với 4 ngày bao gồm làm thủ tục cho vay lại và xét duyệt hồ sơ giấy tờ,… Giá trị tài sản thế
chấp theo đánh giá của NH tại thời điểm xin vay là 195.406.700 đồng. Giá trị tài sản đem thế chấp trung bình có giá trị tương đối lớn, tương ứng với lượng tiền vay thực nhận trung bình.
i) Các thông tin về tình hình sử dụng vốn
Bảng 27: Tình hình hỗ trợ sử dụng vốn vay và trả nợ vay
Chỉ tiêu
Số
hộ
Tỷ trọng trên số hộ có vay (%)
Tư vấn hỗ trợ
Không tư vấn hỗ trợ 20 66,67
Có tư vấn hỗ trợ 10 33,33
Nhu cầu tư vấn hỗ trợ
Không cần 17 56,67
Tương đối cần 9 30
Không cần 4 13,33
Trả nợ đúng hạn
Có trả nợ đúng hạn 29 96,67
Không trả nợ đúng hạn 1 3,33
Nguồn tiền trả nợ
Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh 25 83,33
Vay mượn khác để trả 4 13,33
Mượn của người thân 5 16,67
Khác 1 3,33
Những khó khăn khi vay vốn Chỉ tiêu
Số
hộ
Tỷ trọng trên số hộ có vay (%)
Thủ tục rườm rà 3 10,00
Không biết làm thế nào để được vay 5 16,67
Không có tài sản thế chấp 7 23,33
Lãi suất quá cao 1 3,33
Phải có xác nhận của chính quyền địa
phương 2 6,67
Vốn vay không phù hợp với mục đích sử
dụng 3 10,00
Đáp ứng nhu cầu
Không đủ đáp ứng nhu cầu 17 56,67
Đáp ứng đủ nhu cầu 13 43,33
Nguồn : Dữ liệu điều tra
Hầu hết các hộ có vay đều không được tư vấn hỗ trợ cách sử dụng vốn. Theo nguồn dữ liệu điều tra thì đa số các hộ có lượng vay tương đối nhỏ, đã có cách thức sử dụng vốn trước nên không cần tư vấn hỗ trợ; các hộ có lượng vốn vay cao hơn thường đem tiền đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên co khả năng gặp rủi ro cao, họ là
những người cần hoặc rất cần tư vấn hỗ trợ. Cũng theo nguồn phỏng vấn thì trong 30 hộ có vay được phỏng vấn có 29 hộ trả nợ đúng hạn và sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, nguồn tiền trả nợ cũng là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 01 hộ
không trả được nợ NH do gặp rủi ro trong sản xuất, gặp lỗ lã trong chăn nuôi và
hiện tại vẫn đang đóng lãi cho NH. Có 4 hộ vay mượn bên ngoài với lãi suất cao để
trả nợ NH để có thể vay tiếp khi hết hạn, có 5 hộ mượn của người thân để trả nợ
NH đúng hạn, 1 hộ không trả được nợ đang trả lãi NH bằng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh. Đa số các hộ được phỏng vấn có vay NH đều hài lòng khi vay vốn ở
NH, Có 3 hộ gặp khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ từ NH, 5 trong 50 hộ được phỏng vấn không biết vay như thế nào, Đa số các hộ không vay được là do không có tài sản thế chấp. Có 3 hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích do thay đổi kế
hoạch trong sản xuất kinh doanh hoặc đang gặp các trường hợp khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật,… Trong 30 hộ vay thì có tới 17 hộ vay không đủ để đáp ứng nhu cầu. Những hộ này đa số là hộ sản xuất với quy mô lớn, lượng vay chỉ đủ để giải quyết nhu cầu vốn trong tạm thời chứ không thể giải quyết nhu cầu vốn sản xuất trong năm của hộ. Có 13 hộ vay vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn trong năm.