4. Mật độ dân cư
4.2.2.2. Các kiểm định cần thiết
a) Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mô hình
Giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có mối quan hệ với nhau H1: Các biến đưa vào mô hình tương có quan hệ với nhau
Dùng kiểm định Spearman về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:
Pearson chi2(41) = 39,51 Khả năng xác suất > chi2 = 0,5369
Giá trị tra bảng χ2 = 39,51 > 0,5369 (giá trị tính được)
Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có quan hệ với nhau. Do đó các biến đưa vào mô hình là phù hợp.
b) Kiểm định mức phù hợp của mô hình
Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 86% được trình bày trong phần phụ lục.
Mô hình hồi quy ước lượng các nhân tố tác động đến việc tiếp cận đến nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính chính thức phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng YiD
sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 86%.
Hệ số xác định R2 = 50,61% cho biết phần biến thiên của của việc tiếp cận tín dụng từ nguồn tài chính chính thức (YiD) được giải thích bởi 50,61% của các yếu tố
có ý nghĩa đưa vào mô hình, 49,39% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.
c) Kiểm định từng tham số βi đưa vào mô hình
Giả thiết H0 : βi= 0 Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức.
H1: βi ≠0 Biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức.
Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiến mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ.
Theo kết quả của mô hình hồi quy trong tổng số 8 biến đưa vào mô hình thì
có 5 biến có hệ số ước lượng khác không, 3 biến có hệ số góc khác không. Các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình.
Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác không ở
mức ý nghĩa từ 10% đến 5% có 3 biến được chọn có ý nghĩa đối với mô hình là:
cobangdo1 (diện tích đất ruộng đem đi thế chấp có bằng đỏ hay không), tongchisxkd (tổng chi cho sản xuất kinh doanh trong năm), và tongchisinhhoat (tổng chi sinh hoạt trong 1 năm).
4.2.2.3. Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit
a) Cobangdo1: (diện tích đất canh tác có hay không có bằng đỏ) đây là biến giả có hệ số góc là 1,830651, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số góc của biến này có tác động tương đối lớn lên việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Khi các yếu tố khác của mô hình không đổi và
giả định rằng nông hộ đều có đất canh tác thì đất canh tác của nông hộ có bằng đỏ
có khả năng nhận được vốn vay gấp 1,830651% so với hộ có đất ruộng không có
bằng đỏ.
Trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, nông hộ muốn vay được vốn cần phải có tài sản thế chấp. Thanh Bình là một huyện vùng sâu, trong 50 chủ
hộ thì có 27 người làm ruộng có vay từ tổ chức tài chính chính thức và có tài sản thế chấp là đất ruộng. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để quyết định nông hộ có được cho vay hay không là phải xét xem nông hộ đó có đất ruộng hay không.
Nếu đất ruộng của nông hộ có bằng đỏ thì được xem như nông hộ đó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện thực tế đã ủng hộ lý thuyết này.
b) Tongchisxkd: tổng chi cho sản xuất kinh doanh của nông hộ trong năm.
Đây là biến định lượng với đơn vị tính là 1,000 đồng, hệ số ước lượng của biến này là 0,0000301. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Dấu của biến trong kết quả hồi quy phù hợp với dấu kì vọng. Cố định các yếu tố khác, khi tổng chi cho sản xuất kinh doanh tăng lên 1% thì khả năng nhận được vốn vay của nông hộ tăng lên
0,0000301%. Tuy phần trăm ảnh hưởng của biến tongchisxkd lên việc có được tiếp cận vốn hay không của nông hộ là khá nhỏ nhưng do đơn vị tính của biến này tính theo đơn vị là 1.000 đồng nên biến này cũng có ảnh hưởng tương đối lên mô hình.
Thực tế cho thấy, khi nông hộ có cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhu cầu vốn hàng năm để sản xuất được cung cấp từ nguồn vốn tự có không đủ để trang trải chi phí sản xuất. Do đó xuất hiện nhu cầu vay mượn tư bên ngoài. Nhu cầu đã thúc đẩy người cần vay tìm đến người cho vay, có nhu cầu vay thì mới có người cho vay.
Xét về cung thì người cho vay cũng phải xem xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng đi vay, nhu cầu đi vay phải xuất phát từ việc giải quyết chi phí cho việc sản xuất và có sinh lợi thì mới được xem là nhu cầu chính đáng góp phần làm giảm rủi ro cho người cho vay. Bản thân người đi vay nếu không có
cơ sở sản xuất thì cũng không có nhu cầu vay và không dám vay. Biến tongchisxkd đưa vào mô hình góp phần ủng hộ các học thuyết về nhu cầu của con người nói chung và trong lĩnh vực tín dụng nói riêng.
c) Tongchisinhhoat: tổng chi phí cho tiêu dùng trong năm. Hệ số ước lượng của biến này là -0,0000417, dấu của biến trong kết quả hồi quy cùng với dấu kì
vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Biến có đơn vị tính là
1000 đồng. Khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi; 1% tăng lên của chi tiêu dùng trong năm của nông hộ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận đến nguồn tín dụng chính thức của nông hộ là 0,0000417%. Biến này tác động không đáng kể đến mô hình hồi quy.
Biến giải thích này mang ý nghĩa là khi chi tiêu dung của nông hộ tăng thì khả
năng có được vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm. Xét theo nguồn cung, khi xem xét đối tượng để cho vay NH cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ
vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ. Khi chi tiêu ít hơn thu nhập tạo ra, người đi vay sẽ được đánh giá là có khả năng tài chính. Đây là cũng là một chỉ tiêu mà NH quan tâm để
quyết định có cho vay hay không. Đối với người đi vay, chi sinh tiêu dùng trong năm bao gồm các khoản chi cho các khoản hằng ngày như ăn uống, chất đốt, nhu yếu phẩm khác và các khoản chi bất thường như đám tiệc, bệnh tật hay các trường
hợp khẩn cấp khác. Đối với chi hằng ngày thì có thể quản lý trong khuôn khổ thu nhập cho phép; song đối với các khoản chi bất thường thì không thể biết trước được và nếu những khoản chi này quá lớn mà khả năng tài chính của nông hộ
không thể trang trải hết được thì xuất hiện nhu cầu vay mượn. Việc vay mượn từ
bên ngoài với lãi suất cao vẫn được chấp nhận vì có thể giải quyết ngay nhu cầu vốn. Do đó, việc vay từ NH (các tổ chức tài chính chính thức) cho các trường hợp cho tiêu dùng như vậy ít được nhắc đến. Xét cả từ hai nguồn gồm nguồn cung và
nguồn cầu tín dụng chính thức thì chi cho tiêu dùng tăng lên thì việc tiếp cận tín dụng từ nguồn tài chính chính thức sẽ giảm xuống.
4.2.3. Kết quả hồi quy tương quan các yếu tố tác động đến lượng vốn vay của nông hộ có vay từ các nguồn tài chính chính thức trên địa bàn huyện Thanh Bình