Thông tin về nhân khẩu học

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CHO NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH- ĐỒNG THÁP (Trang 65 - 71)

4. Mật độ dân cư

4.1.1.1. Thông tin về nhân khẩu học

Đề tài được nghiên cứu dựa trên 50 quan sát, mỗi quan sát là một hộ gia đình, có những đặc điểm về nhân khẩu học khác nhau.

a) Số thành viên trong gia đình

Bảng 9: Thống kê quy mô hộ gia đình trong 50 hộ được phỏng vấn Số thành viên trong

gia đình

Số gia đình

Tỷ trọng trên tổng quan sát (%)

Cộng dồn

3 13 26 26

4 16 32 58

5 11 22 80

6 8 16 96

7 1 2 98

9 1 2 100

Tổng cộng 50 100

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Trong 50 hộ gia đình được phỏng vấn thì số lượng gia đình có 4 thành viên là cao nhất, chiếm 32%. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong quy mô hộ gia đình đó chính là hộ có 3 nhân khẩu, số hộ có số nhân khẩu lớn hơn 06 rất ít. Đa phần số nhân khẩu là những hộ gia đình có hai thế hệ gồm có cha mẹ và con cái. Các gia đình đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch, dừng lại số con thứ hai. Còn đối với hộ gia đình có 5 trở lên thường là những hộ gia đình có 3 thế hệ: ông bà – cha mẹ - con cái. Thông thường hộ gia đình này có số thành viên sống phụ thuộc nhiều và có nhiều ý kiến trong việc sản xuất hơn gia đình hai thế hệ.

b) Tỷ lệ nam nữ, tuổi chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên sống phụ thuộc

Bảng 10: Tỷ lệ nam nữ chủ hộ

Giới tính chủ hộ Số người Tỷ trọng (%) Cộng dồn

Nam 2 4 4

Nữ 48 96 100

Tổng 50 100 100

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Hình 6: Cơ cấu nam nữ trong tổng quan sát

Trong 50 hộ gia đình phỏng vấn có tỷ lệ là 48,48% nam: 52,52% nữ. Tỷ lệ này gần bằng với tỷ lệ bình quân của huyện. Cho thấy sự tương đối đồng đều trong cơ cấu dân số theo giới.

Bảng 11: Tuổi trung bình chủ hộ trong tổng số quan sát Tiêu chí Số quan

sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi nhỏ nhất

Tuổi lớn nhất Tuổi chủ

hộ 50 46,9 11,37 28 75

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Tuổi trung bình của chủ hộ trong 50 quan sát là 47 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện có nhiều kinh nghiệm và quyết đoán trong sản xuất. Tuy nhiên theo nguồn điều tra thì đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động là gia đình hai thế hệ, chủ hộ theo dạng này thường là cha mẹ trong gia đình và là lực lượng sản xuất chính mang

lại thu nhập. Cũng theo số liệu điều tra thì trong 50 chủ hộ được phỏng vấn thì có đến 48 chủ hộ là nam, chiếm 96% quan sát.

Và cũng trong 50 hộ gia đình được phỏng vấn gồm 226 người thì số người trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 50 tuổi) là 143 người, chiếm 63,27% số người sống phụ thuộc là 83 người sống phụ thuộc. Trong đó có 61 người dưới độ tuổi lao động (dưới 16 tuổi) và 22 người ngoài độ tuổi lao động (trên 50 tuổi).

Bảng 12: Tỷ lệ người dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động của tất cả các thành viên trong tổng quan sát

Nhóm tuổi Số người Tỷ trọng (%) Cộng dồn

Dưới tuổi lao động 61 26,99 26,99

Trong tuổi lao

động 143 63,27 90,26

Ngoài tuổi lao

động 22 9,73 100,00

Tổng cộng 226 100.00

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Bảng 13:Giới tính chủ hộ và việc có vay vốn hay không

Đơn vị tính: người Có vay hay

không

Giới tính chủ hộ Nữ Nam Tổng

Không vay 0 20 20

Có vay 2 28 30

Tổng 2 48 50

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Cũng từ nguồn điều tra, trong tổng số 50 hộ được phỏng vấn thì có 20 chủ hộ là nam không vay vốn, có 2 chủ hộ là nữ có vay vốn, 28 chủ hộ là nam có vay vốn.

câu hỏi đặt ra có phải tất cả các chủ hộ là nữ điều sẽ vay vốn? tuy nhiên số chủ hộ là nữ chỉ chiếm 4% trong tổng số quan sát nên yếu tố chủ hộ là nam hay nữ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định có vay vốn hay không sẽ được đề cập trong mô hình hồi quy.

c) Nghề nghiệp chính, phụ của các thành viên và chủ hộ

Bảng 14: Nghề nghiệp chính của các thành viên trong 50 hộ điều tra Nghề chính các thành viên Số người Tỷ trọng (%) Cộng dồn

CNVC 4 1,77 1,77

Bảo vệ 1 0,44 2,21

Buôn bán nhỏ 7 3,10 5,31

Chăn nuôi 3 1,33 6,64

Chạy xe ôm 1 0,44 7,08

Công nhân 13 5,75 12,83

Giáo viên 1 0,44 13,27

Học nghề 1 0,44 13,72

Học sinh 61 26,99 40,71

Làm mướn 24 10,62 51,33

Làm ruộng 80 35,40 86,73

Nấu rượu 1 0,44 87,17

Nội trợ 2 0,88 88,05

Ở nhà 16 7,08 95,13

Sinh viên 5 2,21 97,35

Sửa xe 1 0,44 97,79

Thợ hồ 2 0,88 98,67

Thợ may 2 0,88 99,56

Y sĩ 1 0,44 100,00

Tổng cộng 226 100,00

Nguồn: dữ liệu điều tra

Các ngành nghề đỏi hỏi có bằng cấp và trình độ học vấn nhất định như giáo viên, y sĩ, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ thấp (không quá 10%). Số người tham gia các ngành nghề khác như thợ hồ, thợ may, nấu rượu, chăn nuôi, và buôn bán nhỏ cũng được xem là các ngành tạo ra thu nhập ổn định. Có 5 người đang là sinh viên theo học tại các trường Cao đẳng, Trung học và Đại học chiếm 2,21%.

Bảng 15: Nghề chính của chủ hộ trong 50 mẫu điều tra

Nghề chính nông hộ

Không vay Có vay Tổng

Số người

Số người (%)

Số người

Tỷ trọng (%)

Buôn bán nhỏ 1 2 0 0 1

Chăn nuôi 1 2 0 0 1

Chạy xe ôm 1 2 0 0 1

Công nhân 1 2 0 0 1

Giáo viên 0 0 1 2 1

Làm mướn 6 12 1 2 7

Làm ruộng 8 16 27 54 35

Thợ hồ 1 2 1 2 2

Y sĩ 1 2 0 0 1

Tổng cộng 20 40 30 60 50

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Thống kê từ nguồn điều tra về nghề nghiệp chính và tình trạng vay vốn của nông hộ ta thấy: chủ hộ tham gia vào 09 ngành nghề là buôn bán nhỏ, chăn nuôi, chạy xe ôm, công nhân, giáo viên, làm mướn, làm ruộng, thợ hồ và y sĩ. Trong đó số hộ có nghề chính là làm ruộng là hộ có vay ngân hàng nhiều hơn cả gồm 27 hộ vay chiếm 54% trong tổng số mẫu quan sát. Trong 30 hộ vay thì các chủ hộ có nghề chính là làm mướn, chăn nuôi, thợ hồ có tỷ lệ vay ít hơn. Trong 20 hộ không vay thì chủ hộ làm mướn và làm ruộng có tỷ lệ không vay cao hơn các ngành khác.

d) Trình độ học vấn và địa vị trong xã hội của chủ hộ

Bảng 16: Trình độ học vấn của chủ hộ

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Lớp nhỏ nhất Lớp cao nhất Học vấn chủ

hộ 50 5,50 3,29 0 Cao đẳng

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Chủ hộ có trình độ học vấn trung bình là lớp 6. Tuy nhiên trình độ học vấn này không đồng đều nhau. Các hộ có sự chênh lệch trong học vấn. Cụ thể trong 50 hộ phỏng vấn có 19 chủ hộ có trình độ học vấn chưa đến hết lớp 5, trong đó có 2 chủ hộ mù chữ. Số chủ hộ học trên lớp 5 là 21 người, có 5 chủ hộ học hết lớp 12, 01 chủ hộ có trình độ cao đẳng. Hiện nay trình độ dân trí ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Thanh Bình nói riêng còn rất thấp (tổng cục thống kê, 2007). Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp cận khoa học

vào trong sản xuất và khả năng nhận thức các vấn đề kinh tế xã hội. Lĩnh vực tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức cũng vậy, phải có cách nhìn đúng đắn và nghiêm túc về nó thì mới thật sự mang lại hiệu quả, cải thiện đời sống.

Bảng 17: Tình trạng địa vị xã hội của chủ hộ

Đơn vị tính: người Số hộ không vay Số hộ có vay Tổng

Số chủ hộ không có chức vụ 19 28 47

Số chủ hộ có chức vụ 1 2 3

Tổng 20 30 50

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Thống kê từ dữ liệu điều tra cho ta thấy số hộ không có chức vụ trong làng xã là 47 hộ thì vay ngân hàng là 28 hộ chiếm 56% trong tổng số quan sát. Số hộ có chức vụ trong làng xã là 3 hộ thì có 2 hộ đã vay. Tuy số hộ có chức vụ trong làng xã ít nhưng kết quả điều tra cho ta cách nhìn một cách chủ quan về xu hướng vay vốn của các hộ có chức vụ là nhiều hơn. Thế nhưng dưới góc độ khách quan thì

con số trên chưa thể hiện được xu hướng vay vốn của đối tượng nào là nhiều hơn.

Mô hình hồi quy sẽ cho biết nhận xét chủ quan trên là có cơ sở hay không.

Bảng 18: Tình hình tham gia vào các tổ chức kinh tế-xã hội và có vay hay không của chủ hộ

Đơn vị tính: người Số hộ không vay Số hộ có vay Tổng cộng

Số hộ không tham

gia 16 23 39

Số hộ có tham gia 4 7 11

Tổng cộng 20 30 50

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo nguồn điều tra là hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức chính quyền tại địa phương,… Trong 39 hộ được phỏng vấn không tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội thì có 16 hộ không vay từ các nguồn tài chính chính thức, 23 hộ có vay. Trong 11 hộ được phỏng vấn có tham gia vào

các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương thì chỉ có 4 hộ là không vay, 7 hộ đã vay từ nguồn tài chính chính thức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CHO NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH- ĐỒNG THÁP (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w