Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 44)

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong điều kiện hiện nay

1.2.2.1. Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở

Đây là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CB, CC cấp cơ sở.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc tuyển chọn CB, CC một cách khách quan, đúng tiêu chuẩn, có ảnh hưởng to lớn trong xây dựng đội ngũ CB, CC cấp cơ sở có chất lượng cao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được hình thành theo cơ chế bầu, còn đội ngũ công chức cấp cơ sở được hình thành từ cơ chế tuyển dụng.Thực hiện tốt cơ chế này sẽ hình thành được đội ngũ CB, CC cấp cơ sở có chất lượng.

- Cơ chế bầu đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Theo Luật bầu cử HĐND và UBND năm 2003 thì có hai phương thức để tham gia ứng cử vào HĐND cấp cơ sở là:

Do công dân địa phương từ đủ 21 tuổi trở lên, có đủ điều kiện theo qui định tự ứng cử và do các tổ chức cơ sở đề cử. Tiếp đó, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tiến hành hiệp thương lựa chọn để đưa vào danh sách bầu cử.

Công dân cấp cơ sở từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật sẽ tham gia tuyển chọn, bầu theo số lượng qui định vào cơ quan quyền lực nhà nước cấp cơ sở.

Sau khi có kết quả bầu cử, cơ quan hành chính cấp trên tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui định và phê chuẩn kết quả bầu cử. Tiếp đó HĐND khoá mới sẽ tiến hành họp để bầu ra Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các thành viên UBND

Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở như trên cho thấy số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, đó là:

Mặt bằng dân trí: Ở đâu có mặt bằng dân trí cao thì ở đó có đội ngũ những người được bầu vào HĐND có trình độ cao. Từ đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ cao và ngược lại. Vì thông thường đại biểu HĐND là những công dân ưu tú, đại diện cho nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cấp cơ sở.

Chất lượng của các cuộc tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri và công tác tuyên truyền, vận động về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử và trách nhiệm của cử tri đối với cuộc bầu cử.

Chất lượng công tác của các tổ chức có trách nhiệm trong việc giới thiệu, hiệp thương lựa chọn ứng cử viên đưa vào danh sách bầu cử. Việc giới thiệu và tiến hành hiệp thương bảo đảm khách quan, chu đáo, giúp cư tri có căn cứ xác thực để lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn thì chất lượng của đại biểu được đảm bảo và ngược lại.

Sự lựa chọn sáng suốt của cử tri trên địa bàn cấp cơ sở. Nếu cử tri sáng suốt lựa chọn được những đại biểu ưu tú, đủ đức, đủ tài thì hệ thống chính trị cấp cơ sở sẽ có đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng và ngược lại. Tuy vậy, vấn đề này lại phụ thuộc vào đánh giá của cử tri đối với ứng cử viên và ý thức của cử tri đối với cuộc bầu cử.

Chất lượng công tác cán bộ và sự lựa chọn sáng suốt của đại biểu HĐND đối với các chức danh chủ chốt của bộ mày cấp chính quyền cơ sở.

- Cơ chế tuyển dụng công chức cấp cơ sở

Trước khi có Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về CB, CC cấp cơ sở, cán bộ chuyên môn cấp xã đã được hình thành bằng con đường tuyển dụng như công chức các cấp, các ngành. Trình độ của đội ngũ công chức cấp cơ sở phụ thuộc vào chất lượng của quy trình tuyển dụng. Nếu công tác tuyển dụng đúng quy định, lựa chọn được những công chức đủ tiêu chuẩn chức danh thì sẽ có một đội ngũ công chức có trình độ chuyện môn, có kỹ năng nghiệp vụ… để hoàn thành tốt công vụ được giao.

Như vậy, cơ chế hình thành đội ngũ CB, CC cấp cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ CB, CC cấp cơ sở về chất lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ này.

1.2.2.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ CB, CC cấp cơ sở.

Đào tạo, bồi dưỡng là con đường ngắn nhất và cơ bản nhất để nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CB, CC cấp cơ sở, đặc biệt là trong điều kiện của nước ta hiện nay, đội ngũ này còn bị thiếu hụt nhiều về nhiều mặt, nhất là về kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin... Do đó, cần phải

thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để họ có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn vững vàng, có năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp cho CB, CC cấp cơ sở nâng cao, trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo, quản lý mà còn giúp họ nhận thức, hiểu rừ hơn về đạo đức cụng vụ, về những giỏ trị, chuẩn mực đạo đức mà họ cần có và phải tu luyện.

Vậy, để đội ngũ CB, CC cấp cơ sở tích cực tham gia có chất lượng, hiệu quả các khoá đào tạo, bồi dưỡng thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Đảng và Nhà nước cần tác động một cách đồng bộ từ phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đến nội dung chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; đến xây dựng đội ngũ giảng viên; chế độ phụ cấp cho CB, CC đi học và bố trí sử dụng CB, CC sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

1.2.2.3. Truyền thống văn hoá địa phương

Truyền thống văn hoá của một địa phương được kết tinh từ nhiều yếu tố. Đó là những giá trị, niềm tin, phong tục, tập quán,... đã trở thành truyền thống tốt đẹp của địa phương, nhất là truyền thống hiếu học của các dòng họ. Truyền thống văn hoá địa phương có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công, chức cấp cơ sở.

Thực tế cho thấy ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao và nguồn nhân lực có trình độ cao. Vì ở những nơi đó thường diễn ra sự cạnh tranh giữa các dòng họ trong việc khuyến học, khuyến tài để tạo uy danh cho dòng họ.

Do đó, trong sinh hoạt dòng họ luôn đặt ra yêu cầu cao về học tập, luyện tài đối với những con cháu thuộc dòng tộc. Nhờ đó góp phần hình thành chí hướng luôn phấn đấu, tiến thủ trên con đường sự nghiệp công danh và trong việc đảm trách những chức vụ quan trọng của xã hội. Tuy nhiên, chỉ có sự cạnh tranh lành mạnh mới có tác dụng góp phần tạo ra một cơ cấu đội ngũ CB, CC cấp cơ sở có năng lực, trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và sự yên vui xóm làng. Nhưng, nếu để xẩy ra sự cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi ích vị kỷ, gây tổn thất cho dòng họ khác bằng mọi giá thì sẽ tạo ra một cơ cấu quyền lực mang tính bè phái,

tranh giành lợi ích bằng những thủ đoạn xấu xa thì dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Ở đâu có truyền thống văn hoá lạc hậu, an phận thủ thường thì ở đó sẽ trì trệ, chậm đổi mới, không tiếp thu được những tinh hoa văn minh hiện đại của nhân loại, để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Truyền thống văn hoá đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen, tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại của dân cư địa phương và tính bảo thủ, trì trệ… của các nhà lãnh đạo, gây cản trở lớn đối với tiến trình phấn đấu nâng cao trình độ của đội ngũ CB, CC cấp cơ sở.

Tác động ảnh hưởng to lớn của nhân tố này có thể thấy, các làng văn hoá, xã văn hoá là những nơi có nhiều gia đình văn hoá, nhân dân ở các địa phương đó có trình độ dân trí cao, cùng đoàn kết nhất trí xây dựng đời sống văn hoá mới; có niềm tin vào sự phát triển của làng, xã; có lối sống văn minh, tiến bộ. Những điều đó là biểu hiện cụ thể sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và sự năng động của đội ngũ CB, CC cấp cơ sở có trình độ cao cùng sự đóng góp của dân cư địa phương. Thực tế đó xác nhận, chính những giá trị văn hoá tốt đẹp đã góp phần hình thành nên một đội ngũ CB, CC cấp cơ sở vừa hồng vừa chuyên, vừa có trình độ cao vừa có phẩm chất đạo đức tốt.

1.2.2.4. Chế độ chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở

Chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất đối với đội ngũ CB, CC cấp cơ sở bao gồm các chế độ, chính sách về: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Đây là một trong những động lực, điều kiện cơ bản quyết định thúc đẩy đội ngũ CB, CC cấp cơ sở ra sức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, tận tâm phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thực tế cho thấy, khi người CB, CC cấp cơ sở được bảo đảm về kinh tế, về các phúc lợi xã hội thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi và tăng thêm động lực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực. Chính vì vậy, chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ CB, CC cấp cơ sở trong việc nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1.2.2.5. Nhận thức của cán bộ, công chức cấp cơ sở

Đây là nhân tố cơ bản, quyết định nhất về chất lượng của mỗi CB, CC nói riêng và đội ngũ CB, CC cấp cơ sở nói chung. Nhận thức của CB, CC là nhân tố chủ quan, nhân tố nội tại trong mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học. Khi người CB, CC nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ, năng lực để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì họ sẽ tự giác tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về những vấn đề đó một cách tích cực, có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, ham mê học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà người cán bộ cần có trong quan hệ với nhân dân khi thực thi nhiệm vụ và nhờ đó mà tăng thêm hiệu lực, hiệu quả trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội họ sẽ có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức đề cao trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của người CB, CC.

Ngược lại, khi CB, CC nhân thức sai lệch, dẫn đến xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên dễ dãi với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, thiếu tinh thần trách nhiệm, dễ dẫn đến mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự lợi, cục bộ địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây nhiều phiền hà đối với nhân dân. Nhiều CB, CC lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, tiếp tay cho bọn buôn lậu, gây tổn hại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người CB, CC, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Dó đó, phải rất chú trọng việc nâng cao nhận thức cho mỗi CB, CC trong phát triển đội ngũ CB, CC cấp

CHƯƠNG 2

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ CỦA HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w