2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ CỦA HUYỆN SÔNG LÔ
2.2.3. Thực trạng về quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở huyện Sông Lô
Cộng tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ, cấp chức cấp xã, thị trấn thường xuyên được huyện uỷ quan tâm. Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TU ngày 05/5/1998 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở đến năm 2010. Ban thường vụ huyện ủy Sông Lô đã xác định cụ thể đối tượng, mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn, với nhiều hình thức khác nhau cho đội ngũ cán bộ, công chức các xãm thị trấn. Đối với những cán bộ, công chức cấp xã chưa có trình độ văn hoá trung học phổ thông, còn trẻ và có năng lực thì bố trí cho đi học bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, sau khi tốt nghiệp THPT thì tiếp tục quy hoạch, bố trí đi đào tạo chuyên môn trung cấp trở lên; những trường hợp cán bộ, công chức đã có trình độ văn hoá THPT chưa qua có chuyên môn trung cấp trở lên, có đủ điều kiện để tiếp tục học tập thì các đơn vị xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo tại chức chuyên môn trình độ trung cấp, đại học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, tỉnh, trường chính trị tỉnh, trường trung học kinh tế kỹ thuật tỉnh...Số cán bộ, công chức đã có trình độ chuyên môn đạt chuẩn hàng năm Huyện tổ chức tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học văn phòng. Cùng với đó là các quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng được ban hành như: Quyết định số 132-QĐ/TU ngày 15/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Quy định tiêu chuẩn đối với một số chức danh cán bộ lãnh
đạo các cấp....Do đó đã kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ cấp cơ sở học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể như sau:
- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp cơ sở
Trang bị nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ CB, CC các xã, thị trấn. Xây dựng đội ngũ CB, CC các xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định đối với từng vị trí công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, có lối sống lành mạnh, có uy tín đối với nhân dân, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, gương mẫu học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, hết lòng phục vụ nhân dân. Nâng cao khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn ở cơ sở và việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC các xã, thị trấn
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC các xã thị trấn phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh CB, CC;
quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ CB, CC của các xã, thị trấn và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CB, CC, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả, đạt các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch.
- Nôi dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC các xã, thị trấn Thứ nhất: Lý luận chính trị;
Thứ hai: Kiến thức Pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước;
Thứ ba: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;
Thứ tư: Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.
Thứ năm: Kỹ năng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo; văn hoá ứng xử trong công sở và xử lý điểm nóng chính trị; thu thập, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.
Thứ sáu: Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, nghiệp vụ hoạt động của đại biểu HĐND cấp cơ sở
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp cơ sở
CB, CC xã, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở các xã, thị trấn; đại biểu HĐND các xã, thị trấn.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC các xã, thị trấn
Trong nhiệm kỳ 2010 -2015 các xã, thị trấn đó phối hợp với cỏc cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh cử 450 lượt cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách đi đào tạo, bồi dưỡng; trong đó: đào tạo chuyên môn từ Trung cấp trở lên 230 lượt; đào tạo chính trị từ Trung cấp trở lên 190 lượt; bồi dưỡng nghiệp vụ 580 lượt.
Nhìn chung, kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở của huyện Sông Lô đã có những chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả bước đầu quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của các địa phương cơ bản đảm bảo số lượng, chất lượng theo kế hoạch đề ra. Bước đầu đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, lý luận của CB, CC không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng trong xem xét, giải quyết công việc. Phần lớn CB, CC cấp cơ sở giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý có phẩm chất chính trị vững vàng, lối sống đúng mực, năng lực, trình độ chuyên môn từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở huyện Sông Lô còn một số yếu kém, khuyết điểm:
Đội ngũ CB, CC chưa đồng bộ, số cán bộ có trình độ trên đại học chính quy còn ít, vẫn chủ yếu là trung cấp, cao đẳng và đại học tại chức. Trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý nhà nước của hầu hết đội ngũ CB, CC cấp cơ sở thấp. Đặc biệt
là đội ngũ CB, CC được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đô thị, quy hoạch, môi trường vẫn thiếu và yếu. Đạo đức, tác phong, kỷ luật của một bộ phận CB, CC cấp cơ sở còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận không nhỏ CB, CC, viên chức có tư tưởng ngại học nâng cao trình độ, học để đối phó mang tính hoàn thiện băng cấp, văn bằng chứng chỉ. Ý thức, thái độ tác phong học tập của một bộ phận CB, CC không cao, tinh thần tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ không có. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở phân tán không tập trung. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của các cơ sở đào tạo hạn chế, chưa có cơ sở đào tạo thương hiệu...
2.2.4. Thực trạng xõy dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đỏnh giỏ, giỏm sỏt,