Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 69)

Xuất phát từ những tồn tại và hạn chế trong thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở của huyện Sông Lô trong những năm vừa qua, cùng với

phương hướng tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trên toàn huyện trong những năm tới. Cần thực hiện có hiệu quả đồng bộ những giải pháp cụ thể sau:

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Sông Lô

Quy hoạch cán bộ là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Việc quy hoạch cán bộ sẽ giúp cho các cơ quan có được sự chủ động trong việc sử dụng cán bộ, đề bạt và luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên để công tác quy hoạch cán bộ và tổ chức quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, phải dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cơ sở để xác định nhu cầu cán bộ, công chức trong tương lai để bổ sung, thay thế( quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn….)

- Thứ hai, trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ công chức về những mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có những định hướng cho quy hoạch, tạo nguồn.

- Thứ ba, việc quy hoạch cán bộ phải theo tiêu chuẩn chức danh, về số lượng và chất lượng từng loại chức danh.

- Thứ tư, việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ phải công khai, minh bạch đảm bảo dân chủ, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết. Công tác quy hoạch phải gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng kịp thời để mang lại hiểu quả cao0 trong công tác cán bộ.

Thay thế cán bộ là quy luật khách quan, là nhu cầu tất yếu trong công tác cán bộ. Vì vậy, để việc thay thế đó diễn ra một cách chủ động thì phải tạo nguồn cán bộ, công chức sau này. Công tác tạo nguồn đi liền với công tác quy hoạch.Tạo nguồn cán bộ dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu; chú ý đội ngũ cán bộ trẻ theo hướng quy hoạch lâu dài. Nghị quyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã nêu mục tiêu công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp

cơ sở “ Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở”. Trẻ hóa và tạo nguồn cán bộ là hai giải pháp cần phải thực hiện song song trong công tác quy hoạch cán bộ. Để đảm bảo yêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã trong huyện và nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới, huyện cần tích cực mở rộng đối tượng quy hoạch, đặc biệt là đội ngũ sinh viên trẻ mới ra trường – đây chính là đối tượng cận kề có chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện.

3.2.2. Giải pháp về công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Sông Lô

Thứ nhất, công tác tuyển dụng:

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ theo đúng các tiêu chuẩn và quy trình, đảm bảo chuẩn về đào tạo, năng lực thực tế trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường phân cấp trong tuyển dụng, đề bạt cán bộ. Chỉ đề bạt những cán bộ, công chức đã đạt chuẩn đào tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, năng động, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ mới.

Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế, nội quy tổ chức thi tuyển công chức xã, phương, thị trấn trong toàn tỉnh đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng công chức như sau:

- Tỉnh chỉ đạo cho từng huyện, thành phố, thị xã, xây dựng kế hoạch thi tuyển và xét tuyển, đảm bảo tổ chức qui trình thi tuyển, xét tuyển khoa học, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình này nhằm đạt yêu cầu khách quan, độc lập và nâng cao chất lượng đầu vào.

- Áp dụng các hình thức như: liên kết các cơ sở đào tạo có nguồn đã qua đào tạo;

công khai việc thi truyển trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo nguồn đạt yêu cầu tổ chức thi tuyển, cũng như tạo điều kiện cho mọi cá nhân, công dân muốn trở thành công chức

- Ngoài việc thi tuyển theo nhu cầu cần tuyển dụng công chức cơ sở thường xuyên, cần tổ chức thi tuyển định kỳ hàng năm vào đầu năm để tuyển chọn tạo nguồn bổ sung công chức nhằm chủ động và tránh hụt hẫng trong công tác cán bộ

+ Số lượng tuyển chọn nguồn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định, trên cơ sở nhu cầu bổ sung công chức cơ sở của huyện, thành phố, thị xã.

+ Số được tuyển chọn nguồn được phân bổ tập sự tại các vị trí chuẩn bị thay thế như: người chuẩn bị nghỉ hưu, người kém năng lực phải thay thế, người đi học dài hạn, người nghỉ việc do điều kiện hoàn cảnh, người chuyển công tác, người được đề bạt bố trị vị trí mới.

Việc tuyển dụng đúng cán bộ, công chức sẽ góp phần tạo ra được một đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng trên địa bàn huyện Sông Lô có chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội trên địa bàn huyện.

* Thứ hai, về bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp cơ sở:

Để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cấp xã cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách bố trí sử dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã. Việc đổi mới và hoàn thiện phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải phát huy được năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân, đem lại cảm giác hài lòng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự hăng say, nỗ lực của mỗi người trong thực hiện công việc được giao.

- Chính sách bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải tạo sự ổn định công việc một cách tương đối theo hướng chuyên môn hoá nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng người. Mặt khác, các cơ quan quản lý phải thường xuyên quan tâm xem xét bổ sung, điều chỉnh công việc một cách hợp lý hoặc phân công, bố trí lại, luân chuyển giữa các bộ phận, các địa phương để tránh sự nhàm chán, tăng sự hứng thú,

phát huy hết khả năng, tạo động lực làm việc cao nhất cho từng người thực hiện tốt công việc được giao.

- Khi giao nhiệm vụ, công việc cho cán bộ, công chức phải gắn trách nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.

- Trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi cán bộ, công chức. Cơ hội phát triển của mỗi cán bộ, công chức là những khả năng thăng tiến có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Khi người cán bộ, công chức nhìn nhận được những cơ hội thăng tiến trong công việc, thì có động lực làm việc mãnh mẽ để đạt những mục đích của mình.

3.2.3. Giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Sông Lô

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, từ đó nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyên Sông Lô trong thời gian tời cần thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn liền với việc sử dụng. Nếu thực hiện tốt vấn đề này vừa giúp tránh lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng “ người đi học thì không được làm, người đi làm thì không được học”, vừa tạo ra những động lực khuyến khích cán bộ, công chức nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới.

Thứ hai, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền và phù hợp với yêu cầu của công việc, vị trí công tác. Vì vậy, phải nghiên cứu, phân tích công việc từ đó tìm ra nội dung cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng. Nếu làm tốt được việc này thì việc lựa chọn cán bộ đi học sẽ dễ dàng hơn vì cán bộ đi học phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.

Thứ ba, để việc bồi dưỡng, đào tạo có chất lượng cao thì cần phải có hệ thống giáo trình, tài liệu đầy đủ, đội ngũ giảng viên phải vừa có kiến thức chuyên môn sâu, vừa có nhiều kiến thức thực tiễn, cơ sở vật chất phải đầy đủ đáp ứng yêu cầu cho việc học tập.

Thứ tư, chế độ đối với người đi học. Ngoài tiền học phí, tài liệu được Nhà nước chu cấp thì Nhà nước cần phải hỗ trợ thêm một cách phù hợp xóa bỏ tâm lý lo sợ tốn kém khi đi học, vì ngoài tiền học phí được Nhà nước hỗ trợ thì họ phải lo tiền ăn, tiền đi lại, sinh hoạt,…và nhiều khi số tiền đó còn nhiều hơn mức lương của họ.

Thứ năm, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo từ việc tuyển sinh, quản lý giờ giấc đến lớp, thi cử, bằng cấp, chứng chỉ để tránh tình trạng xem nhẹ việc học.

Muốn thực hiện tốt công tác này thì việc kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo tại các trường chính trị, trung tâm đào tạo cần phải được thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Thứ sáu, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc kiểm tra, đánh giá công việc hoạt động thực tiễn của người được đi đào tạo, bồi dưỡng để từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Tuy nhiên, để việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp cơ sở thì ngoài việc chú ý đến khâu đào tạo, thì bản thân người học cũng cần phải nâng cao ý thức tự học bản thân đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Thực trạng hiện nay nhiều cán bộ, công chức vẫn còn có tâm lý đi học để có bằng mà chưa thực sự chú ý tới việc tự thân học để nâng cao trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác. Để trình độ và năng lực thực tế được nâng cao và chất lượng hoạt động có hiệu quả thì không có một sự tác động nào có hiệu quả bằng việc tự bản thân mỗi cán bộ, công chức có ý thức tự học tập, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, tự vươn lên. Vì vậy, việc tự học và có ý thức học tập có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của huyện Sông Lô nói riêng và trên cả nước nói chung. Có thể nói, tự học, tự đào tạo là con đường tốt nhất, phù hợp nhất để nâng cao năng lực bản thân. Bởi vậy, bản thân mỗi cán bộ, công chức luôn xác định trong mình mục tiêu học để làm việc, học để làm cán

bộ. Nếu làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức cấp cơ sở thì chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ được nâng cao hơn, hoạt động có hiệu quả hơn.

3.2.4. Giải pháp đánh giá, kiểm tra, giáo dục phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Sông Lô.

Đánh giá CB, CC cấp cơ sở là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ, là công việc xem xét thực trạng trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CB, CC dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê số lượng cán bộ không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động, điều chỉnh, bồi dưỡng. Để công tác này đạt hiệu quả cao đối với CB, CC cấp cơ sở huyện Sông Lô, cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Thực hiện tốt việc kiểm điểm, đánh giá CB, CC hằng năm. Duy trì kết quả đạt được trong đánh giá, xếp loại CB, CC; tiếp tục khống chế tỷ lệ CB, CC được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ để việc đánh giá đi vào thực chất, tạo động lực cho CB, CC thi đua phấn đấu và là cơ sở quan trọng cho việc bố trí, sắp xếp CB, CC. Gắn kiểm điểm hằng năm với kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương IV khoá XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hịên nay” và công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí cán bộ.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá CB, CC. Tiêu chí đánh giá phải phản ánh cơ bản 03 nội dung phấn đấu như: kết quả thực hiện nhiệm vụ; kết quả giữ gìn phẩm chất, đạo đức công vụ; mức độ triển vọng. Cần lượng hoá mức độ đạt và chưa đạt theo nội dung tiêu chớ đỏnh giỏ cụ thể, rừ ràng. Sở Nội vụ ban hành mẫu phiếu đỏnh giỏ CB, CC để thực hiện thống nhất trong toàn Tỉnh. Xây dựng chủ đề phân đấu hàng năm đáp ứng các mục tiêu phát triển của địa phương, Tỉnh.

- Tổ chức tôn vinh CB, CC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ gìn tốt phẩm chất đạo đức công vụ. Khen thưởng xứng đáng các trường hợp được tôn vinh và bằng nhiều hình thức tuyên truyền về những tấm gương này. Thông tin trong hệ thống chính trị cấp cơ sở những trường hợp điểm hình CB, CC vi phạm đạo đức công vụ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người dân, đến công tác xây dựng Chính quyền cơ sở.

- Giáo dục ý thức pháp luật, tập trung các Luật phòng chống thám nhũng, tiết kiệm chống lãng phí, Luật CB, CC; và giáo dục lòng tự hào về trọng trách phục vụ nhân dân, về góp phần xây dựng nền công vụ minh bạch, trong sạch và hiện đại. Giáo dục về ý thức tác nhân thay đổi để xây dựng quyết tâm, trách nhiệm và sự tự tin trong tìm kiếm cái mới hữu ích phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển ở mỗi địa phương.

Thông qua việc từng huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch phát hiện, tập hợp, phổ biến những sáng kiến hay của cán bộ lãnh đạo cơ sở trong cải cách thủ tục hành chính, cải tiến qui trình công vụ và khen thưởng động viên những sáng kiến có giá trị.

3.2.5. Giải pháp về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Sông Lô

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng khẳng định “ tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”. Điều đó cho thấy rằng, trong bất cứ một chế độ chính trị - xã hội nào thì cũng đều phải chú trọng đến lợi ích vật chất cho nhân dân, quan tâm đến những nhu cầu chính đáng cho mọi người. Vì vậy, muốn có đội ngũ cán bộ, công chức mạnh thì ngoài những giải pháp như trên cần phải có những cơ chế chính sách thích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút nhân tài.

Hiện nay, trên thực tế chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, công chức có nhiều thay đổi: chính sách tiền lương, quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Quy định mới nhất đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở là Nghị định 121/2003/NĐ –CP ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng quy định rất rừ cỏn bộ, cụng chức cấp xó khi giữ chức vụ thỡ được hưởng lương và bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đã đủ điều kiện và tiêu chuẩn của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức( không phải tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục); nếu không và chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và hưởng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật. Quy định tiến bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w