NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN HOA LƯ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOA LƯ
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội địa bàn huyện Hoa Lư
Hoa Lư là huyện được tái lập từ ngày 01 tháng 09 năm 1974 tách ra từ huyện Gia Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Phía đông và phía nam giáp thành phố Ninh Bình, phía tây giáp huyện Yên Mô, phía bắc giáp huyện Gia Viễn. Trung tâm huyện nằm cách thành phố Ninh Bình 6 km theo quốc lộ 1A.
Huyện Hoa Lư có 10 xã và 1 thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc diện miền núi khu 21
GVHD: TS. Phan Hồng Mai vực II, diện tích tự nhiên là 144.084 ha, trong đó diện tích canh tác là 7.821 ha. Dân số 118 ngàn người trong đó 62 ngàn người trong độ tuổi lao động, số hộ là 29.268 hộ.
Toàn huyện có 17 doanh nghiệp, 46 hợp tác xã nông nghiệp, 3 hợp tác xã tín dụng. Hoa Lư là một huyện thuần nông với sản phẩm chủ yếu là lúa nước và cây màu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm từ 2008 đến 2012 đạt 10,1% năm.
•Sản xuất nông- lâm nghiệp và thuỷ sản:
Tr
ồ ng tr ọ t
Do điều kiện thời tiết thuận lợi và có sự tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành nhất là cơ sở, nông dân đã mạnh dạn tiếp thu ứng dụng khoa học kĩ thuật và đầu tư vào sản xuất, do đó sản xuất nông nghiệp trong 5 năm từ 2008 đến 2012 liên tục được mùa lớn, là huyện được tỉnh đánh giá có tốc độ tăng năng xuất cao. Năng xuất lúa đạt 116 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình quân từ năm 2008 đến 2012 đạt 75.800 tấn tăng 8,2% so với kế hoạch, lương thực bình quân đầu người đạt 633 kg/năm tăng 5,5% so với kế hoạch, diện tích cấy lúa ổn định từ 12.500 đến 12.800 ha/năm, tập trung chuyển dịch cơcấu mùavụ vàcây trồng, mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao để nâng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. Diện tích cây màu, cây ngắn ngày đã tiếp tục được mở rộng, tiếp tục chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển phong trào cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm. và hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm. Hiện tại toàn huyện có 29 cánh đồng với 300 ha đạt giá trị thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/năm và 87 hộ nông dân thu nhập tư 50 triệu đồng trở lên/năm.
Ch
ă n nuôi
Tiếp tục phát triển đàn gia súc, gia cầm, đã có những mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, giá trị chăn nuôi ngày càng tăng, chiếm trên 30% giá trị sản xuất nông nghiệp, tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) la 58.857 con, tổng đàn bò là 7.204 con, đàn gia cầm là 479.086 con.
Thu ỷ s ả n
Diện tích nuôi trong thuỷ sản toàn huyện tiếp tục được mở rộng, đã chuyển 199 ha ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình một lúa một cá, diện tích nuôi trông thuỷ sản toàn huyện năm 2012 là 675 ha tăng 125% và sản lượng thuỷ sản năm 2012 tăng gấp 2 lần so với năm 2010.
•Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, tổng giá trị sản 22
GVHD: TS. Phan Hồng Mai xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2011 đạt 37.500 triệu đồng, tăng 66% so với năm 2007.
Tuy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, song vẫn đánh giá ngành công nghiệp là nhỏ lẻ, manh mún và không ổn định. Không có đầu mối sản xuất lớn làm chủ đạo, hoàn toàn sản xuất tự phát, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm khó khăn, ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường bên ngoài.
•Thu - chi ngân sách nhà nước:
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 16.000 triệu đồng, tăng 43,3% so với năm 2007. chi ngân sách đảm bảo đúng luật, bám sát nhu cầu chi tiêu cho nhiệm vụ chính trị,kinh tế,văn hoá,giáo dục của huyện phục vụ kịp thời các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá theo chủ trương đường lối kế hoạch đề ra.
•Những khó khăn về phát triển kinh tế:
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh còn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế, giá trị ngày công lao động chưa cao.
- Cơ cấu chuyển dịch trong nông nghiệp còn chậm, ngành nghề trong nông thôn chưa phát triển phong phú và đa dạng, thu nhập của người nông dân còn thấp.
- Đầu tư vào các ngành kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm.
- Sản xuất nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tỷ lệ lúa chất lượng cao, lúa đặc sản còn thấp, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi chưa cao, chưa phát huy dược vai trò của san xuất kinh doanh, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Kinh tế tăng trưởng khá nhưng vẫn chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm so với yêu cầu đề ra và tiềm năng thế mạnh của địa phương.
•Định hướng phát triển kinh tế của huyện Hoa Lư trong 5 năm (2011 – 2015):
- Tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm:
+ Nông nghiệp tăng 5%
+Dịch vụ tăng 26%
+ CN-TTCN-XDCB tăng 20%
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt:
23
GVHD: TS. Phan Hồng Mai + Nông nghiệp45%
+ Dịch vụ33%
+ CN-TTCN-XDCB 22%
- Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 72.000 tấn, lương thực bình quân đầu người 600 kg trở lên.
- Giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác bình quân 35 triệu đồng / năm - Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 26 tỷ
- Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 8%
- Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm cho 3.000 người lao động trở lên, đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu lao động...
- Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc 77.800 tấn trở lên.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 30 tỉ đồng, tăng 6,9%
so với năm 2008.
- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 7% so với năm 2009.
- Giảm tỉ lệ hộ đói nghèo còn 8,5% so với năm 2009 2.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Hoa Lư
Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoa Lư là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo Luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam; nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay để phát triển kinh tế xã hội địa phương cùng với mục tiêu của ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận, là huyện thuần nông nên hoạt động của ngân hàng nông nghiệp huyện Hoa Lư cũng có nhưng thuận lợi và khó khăn nhất định.
•Thuận lợi:
Qua một thời gian thực hiện luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chưc tín dụng, quyết định 666 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã có kết quả khả quan. Đồng thời quyết định 67 và nghị định 178 của Chính phủ được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. Mặt khác, Đảng và Chính phủ có nhiều biện pháp kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển ổn định hơn và đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm, đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện.
- Sự hiểu biết của khách hàng về chính sách tín dụng của ngân hàng đã được 24
GVHD: TS. Phan Hồng Mai nõng lờn một cỏch rừ rệt.
- Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoa Lư luôn luôn được sự ủng hộ của các cấp, các ngành lãnh đạo, ban ngành của huyện, của chính quyền từ huyện đến xã, thôn trong việc thực hiện các chế độ chính sách ngân hàng.
- Sự chỉ đạo, điều hành sát sao của ban giám đốc ngân hàng huyện cùng cới sự nhiệt tình trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh.
•Khó khăn:
- Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, mặc dù môi trường kinh tế đã có bước phát triển, song bên cạnh đó cồn nhiều hạn chế. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp manh mún. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, ít manh tính chất hàng hoá và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Khối hợp tác xã nông nghiệp là thành phần kinh tế tập thể chủ yếu của huyện đến nay đã được củng cố và kiện toàn, song hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao, các khâu dịch vụ cho xã viên vẫn còn hạn chế, công tác quản lý và điều hành hợp tác xã chưa đảm bảo theo đúng luật hợp tác xã, đặc biệt là vốn cổ phần hầu như không đáng kể, chưa đủ điều kiện để quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, NHCSXH và các tổ chức khác như bưu điện, kho bạc, tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ khác nhau, tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn.
- Đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân, nên các món tiền gửi và tiền vay nhỏ lẻ làm tăng chi phí của ngân hàng.
-Những khó khăn trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp huyện Hoa Lư, tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT Hoa Lư đã cố gắng đoàn kết nhất trí cao cho nên từ khi tách lập đến nay ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chung của hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng Hoa Lư còn góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn và toàn xã hội đó là:
+ Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của chính phủ , chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước khi tổng giám đốc cho phép + Cho vay phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ
25
GVHD: TS. Phan Hồng Mai sở hạ tầng và dịch vụ đời sống đối với các HSX và các thành phần kinh tế.
+ Kinh doanh ngoại hối theo quy định của NHNo&PTNT huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình và NHNN&PTNT Việt Nam.
+ Làm các dịch vụ ngân hàng...
Từ khi tái lập tỉnh đến nay thời gian hoạt động chưa dài, xong NHNo&PTNT huyện Hoa Lư đã đạt được những điểm đáng kể như: huy động được hầu hết số tiền nhàn rỗi trong dân, trên cơ sở đó cung cho nền kinh tế một khối lượng vốn lớn góp phần vào việc phát triển nền kinh tế, giảm tỉ lệ đói nghèo trên địa bàn, tạo được uy tín và hình ảnh đẹp toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hoa Lư
Đứng trước thách thức chung của toàn ngành ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT huyện Hoa Lư nói riêng, toàn bôn các đồng chí lãnh đạo công nhân viên xác định: muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới cải cách tổ chức, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên với phương trâm “Đi vay để cho vay” nhằm mục đích đưa đồng vốn đến với khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh, ồn định đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.
* Cũng như các chi nhánh khác của NHNo&PTNT Việt Nam, thì chức năng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoa Lư là:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền củagiám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của giám đốc.
* Và hoạt động chính của ngân hàng là thực hiện huy động vốn và cho vay, bên cạnh đó thì NHNo&PTNT huyện Hoa Lư còn thực hiện một số hoạt động và dich vụ khác.
a. Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn cho Ngân hàng, quyết định tới sự phát triển và chất lượng chung của Ngân hàng.Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoa Lư nói riêng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc thu hút khách hàng. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoa Lư là một ngân hàng tự chủ trong kinh doanh, việc huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong kinh doanh của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng thực hiện các hoạt động huy động vốn như:
26
GVHD: TS. Phan Hồng Mai Huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội và của cả các tổ chức tín dụng khác như dưới dạng tiền thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn, kỳ phiếu…
b. Cho vay
Trong những năm qua Ngân hàng tập trung chấn chỉnh mọi hoạt động, đặc biệt là củng cố chất lượng tín dụng nhằm thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa như: Đối với các khách hàng cá nhân chủ yếu cho vay với mục đích phát triển kinh tế gia đình, tiêu dung và phát triển làng nghề truyền thống… Đối với khách hàng doanh nghiệp thì hoạt động cho vay để thực hiện sản xuất kinh doanh, đầu tư… Tất cả cho vay đều dưới hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
c. Các dịch vụ khác:
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Tặng quà cho khách hàng lớn nhân các dịp đặc biệt, có các gói dịch vụ chăm sóc khách hàng dành riêng cho nhóm khách hàng VIP và cận VIP với nhiều ưu đãi như: Giao dịch được ưu tiên, ưu đãi về lãi suất, thời gian…
- Thực hiện kinh doanh ngạo tệ và thanh toán quốc tế.
- Các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng: Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)…
- Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản tại Ngân hàng.
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán thong qua thị trường liên ngân hàng.
- Dịch vụ thẻ: phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ ATM với mạng lưới vô cùng rộng lớn.
Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoa Lư đã đạt được nhiều mục tiêu, kết quả như: Chất lượng kinh doanh ngày càng cao và ổn định, đời
27
GVHD: TS. Phan Hồng Mai sống và thu nhập cán bộ nhân viên được đảm bảo. Các sản phẩm ngân hàng về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ không chỉ dừng lại ở mức truyền thống nữa mà ngày càng đa dạng, quy mô được mở rộng, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh việc tăng cường hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, cơ sỏ vật chất được đầu tư mới hơn, chất lượng đội ngũ cán bộ cũng được nâng cao hiệu quả về chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Vị thế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong được nâng cao dần, công tác tuyên truyền xã hội hóa hoạt động ngân hàng được các cấp, các ngành, các ban và đoàn thể quan tâm phối hợp có hiệu quả.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện như sau:
a) Tình hình huy động vốn:
Thực hiện hương châm “đi vay để cho vay”nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh thông qua việc tích cực thu hút mọi nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức như huy động tiền gửi, tiết kiệm đặc biệt là ngân hàng Hoa Lư đã áp dụng những hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất hấp dẫn theo đề án của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo Hoa Lư đã đề ra những biện pháp tích cực linh hoạt và luôn giữ được lòng tin với khách hàng. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình và hiểu biết trong mọi lĩnh vực biết khơi dậy tiềm ẩn trong dân cư. Do đó nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng dần, góp phần quan trọng vào việc mở rộng cho vay và giảm bớt viêc vay vốn Ngân hàng cấp trên.
28