1.3.1 Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
Mở rộng TDBL là sự phát triển về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình thông qua việc đa dạng hóa dịch vụ, phát triển số lượng khách hàng, thu nhập thị phần kinh doanh và tăng tính tiện ích an toàn nhằm mục đích phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mở rộng TDBL phải được thực hiện trên sự phát triển bền vững, hài hòa và đồng bộ.
Mở rộng hoạt động TDBL bền vững phải được thực hiện từng bước vững chắc, nhưng cần bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị trường đã có, mở rộng thị trường mớ,i đồng thời phát triển và nuôi dưỡng thị trường tiềm năng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Phát triển dịch vụ TDBL phải theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích khách hàng, lợi ích ngân hàng và lợi ích kinh tế. Trong khi môi trường kinh tế xã hội chưa
phát triển và nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, thì yêu cầu vốn lớn để đầu tư phát triển dịch vụ TDBL đòi hỏi ngân hàng phải hướng tới lợi ích trong dài hạn, cùng với sự kết hợp hài hòa với lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên thì cần mang đến cho khách hàng những sản phẩm tiên tiến với mức phí, lãi suất hợp lý, đảm bảo bù đắp được một phần chi phí ngân hàng bỏ ra nhưng đủ để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.. Từ đó, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển mạnh trong tương lai, thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
Mở rộng TDBL phải được tiến hành đồng bộ, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng. Cần phối hợp với các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp, để thu hút thêm mọi đối tượng khách hàng, nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, coi trọng dịch vụ TDBL, tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế, tối đa hóa giá trị gia tăng cho các NHTM, khách hàng và xã hội.
Xây dựng hệ thống sản phẩm TDBL chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, phát triển mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, nhanh chóng các sản phẩm-dịch vụ, tiện ích TDBL cho mọi đối tượng khách hàng, chú trọng đáp ứng dịch vụ TDBL cho sự phát triển của khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
Các hình thức mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường được áp dụng kể từ trước đến nay:
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường hiện có hoặc trên thị trường mới.
- Kết hợp các sản phẩm, dịch vụ hiện có với nhau nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của ngân hàng để cung cấp cho khách hàng.
- Trong quá trình phát triển của ngân hàng, danh mục các sản phẩm-dịch vụ thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, điều kiện kinh doanh, nhu cầu của thị trường. Điều này thể hiện sự năng động, nhạy bén của ngân hàng với sự thay đổi, của môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng, tạo cho ngân hàng khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sự biến đổi danh mục sản phẩm TDBL của ngân hàng, thường gắn liền với sự
phát triển dịch vụ theo một trong hai hướng phát triển sau:
Nâng cao và hoàn thiện danh mục sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện có: theo đó các sản phẩm tín dụng của ngân hàng sẽ được phát triển theo chiều sâu, ngày càng nâng cao chất lượng và hoàn thiện hơn các tính năng sẵn có, để tăng mức độ hài lòng, và đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên trong quá trình mở rộng TDBL, điều vô cùng quan trọng đó là phải đảm bảo được sự phát triển, tăng trưởng an toàn, tức là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong tầm kiểm soát phải đảm bảo.
1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM a. Đối với nền kinh tế
- TDBL đã tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế
TDBL có rất nhiều sản phẩm đa dạng, và phong phú, rất thuận tiện đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng đã thu hút được rất nhiều vốn từ dân cư để đầu tư cho phát triển kinh tế. Khi dịch vụ của ngân hàng trở nên tiện lợi thì lợi ích của việc mở tài khoản, gửi tiền và sử dụng các dịch vụ thanh toán…. thúc đẩy họ gia đình, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi, vào hệ thống ngân hàng, tạo môi trường đầu tư hiệu quả, thuận lợi cho phát triển kinh tế đối với mọi thành phần. Đối với các nước đang phát triển, thì việc tận dụng sức mạnh nội lực của nền kinh tế thông qua thu hút nguồn vốn trong dân cư để phát triển kinh tế là một hướng đi đúng đắn và cần được chú trọng đầu tư trong thời gian tới.
- Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tiết kiệm chi phí xã hội:
Dịch vụ TDBL phát trỉển, đồng nghĩa với việc số lượng cá nhân, mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng nhiều hơn. Việc này giúp tăng cường lưu thông tiền tệ trong nên kinh tế, tăng vòng quay của dòng tiền, các luồng vốn được luân chuyển một cách dễ dàng hơn.
Dịch vụ TDBL thuận tiện, giúp cho giảm tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm các chi phí lưu thông tiền tệ, giúp Nhà nước thuận tiện hơn trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, giảm thiểu rủi ro, tiêu cực như rửa tiền, trốn thuế.…
b. Đối với khách hàng
Dịch vụ TDBL phát triển mang lại sự an toàn, thuận lợi, tiết kiệm cho khách hàng sử dụng.
Việc phát trỉển các dịch vụ ngân hàng đa dạng giúp cho mọi cá nhân trong xã hội dễ dàng tiếp cận với ngân hàng, mang lợi nhiều lợi ích cho chính mình. Mọi khỏan tiền gửi vào ngân hàng không những mang lai thu nhập cho khách hàng từ lãi suất mà còn cho phép tiết kiệm chi phí, thời gian v..v. Cùng với quy trình chặt chẽ và chế độ an toàn nghiêm ngặt, những nguồn thông tin đầy đủ có độ chính xác cao, ngân hàng trở thành nơi an toàn cho khách hàng gửi tiền và ủy thác.
Các dịch vụ TDBL đã đem đến nguồn vốn với mức lãi suất thấp hơn so với mức chung trên thị trường cho khách hàng thông qua các nghiệp vụ tín dụng, góp phần cải thiện đời sống của khu vực dân cư, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ sản xuất.
c. Đối với ngân hàng:
Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, TDBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Phát triển TDBL là một việc hết sức cân thiết và cấp bách trong quá trình phát triển của các NHTM.
- Làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
TDBL là một trong hai bộ phận nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, bên cạnh tín dụng tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp. Tốc độ TDBL tăng nhanh góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với nguồn thu nhập cho ngân hàng tăng lên.
Phát triển dịch vụ đa dạng phong phú, có nhiều tiện ích theo hướng cải tiến cách thức thanh toán, phát triển mạng lưới hoạt động, đơn giản hóa thủ tục. Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nữa như: dịch vụ
chi trả lương qua ATM, chuyển tiền mặt giao dịch tận tay người nhận.…sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, đến với ngân hàng, từ đó nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng tăng lên
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng phải đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng như thái độ phục vụ chuyên nghiệp,các sản phẩm phù
hợp với nhu cầu,các dịch vụ hậu mãi....Ngược lại, chính những nỗ lực đó mà ngân hàng ngày càng hoàn thiện mình, vươn lên mạnh mẽ và có sức cạnh tranh.
- Mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Có thể thấy từ khi các NHTM Việt Nam áp dụng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ
TDBL thì ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống, danh mục sản phẩm của ngân hàng đã có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa. Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi,cho vay du học, sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay cán bộ công nhân viên....
- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Danh mục sản phẩm được mở rộng, chất lượng dịch vụ cải thiện. Có thể nói, TDBL đã góp phần làm tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu khách hàng của các ngân hàng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Từ đó thương hiệu của ngân hàng được định vi trong mỗi khách hàng một cách bền vững.
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM a. Quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ
Quy mô hoạt động TDBL thể hiện số lượng sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, sự đa dạng chủng loại sản phẩm trong hệ thống, danh mục sản phẩm TDBL và dư nợ TDBL của ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn vì thế các sản phẩm của ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới cũng như tăng cường cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tiện ích nhất. Ngoài ra, do nhu cầu phân tán rủi ro, và tăng nguồn thu nhập nên các ngân hàng cũng mở rộng không ngừng danh mục sản phẩm
b. Số lượng khách hàng và thị phần
Một ngân hàng hoạt động tốt là ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình cung ứng. Trong hoạt động TDBL, khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là đối tượng đông đảo, là thị trường đầy tiềm năng để các ngân hàng khai thác.
Khách hàng cá nhân dễ bị tác động bởi các yếu tố như chất lượng phục vụ, lãi suất, thời gian xử lý hồ sơ tín dụng…. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng cần nâng cao vị thế, đặc biệt là phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ để mở rộng, gia tăng thị phần. Hoạt động TDBL cần đa dạng về sản phẩm, nâng cao chất lượng. Mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ chính là việc gia tăng số lượng khách hàng
cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Thị phần hoạt động TDBL của ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có uy tín và sức cạnh tranh mạnh mẽ. Các ngân hàng cần có chiến lược phát triển hoạt động TDBL riêng của mình. Mỗi ngân hàng tập trung thị phần cho sản phẩm nhất định như ngân hàng có thế mạnh trong sản phẩm cho vay mua ô tô, có ngân hàng thế mạnh về cho vay mua nhà ở...
c. Tăng thu nhập cho ngân hàng
Hiệu quả của phát triển hoạt động TDBL được nhìn nhận qua doanh thu và lợi nhuận mà nó mang lại đối với ngân hàng. Khi TDBL có sự phát triển mạnh mẽ thì chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên. Và trong trường hợp việc phát triển hoạt động TDBL gặp khó khăn, thu nhập của ngân hàng cũng bị giảm sút ( doanh thu và lợi nhuận giảm ).
Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động TDBL của ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng sản phẩm, khả năng cung cấp vốn và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên. Chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả. Nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không có sự cải thiện thì sự đa dạng các sản phẩm và khả năng cấp vốn sẽ không có ý nghĩa vì khi đó khách hàng sẽ không chấp nhận.
d. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết chất lượng, và rủi ro của các danh mục TDBL trong ngân hàng. Đồng thời phản ánh khả năng quản lý hoạt động TDBL của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay TDBL.
Nếu tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề việc phát triển TDBL đang gặp khó khăn. Ngược lại, khi tỷ lệ này thấp hơn so với các năm trước cho thấy chất lượng TDBL đang được cải thiện, hoặc cũng có thể do ngân hàng thay đổi trong phân loại nợ quá hạn của hoạt động TDBL.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
a. Nhân tố chủ quan
- Định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh để phát triển tốt và hiệu quả các ngân hàng cần xây dựng
một định hướng và một chiến lược phát triển đúng đắn. Điều này giúp ngân hàng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chiến lược phát triển dịch vụ TDBL bao gồm: chiến lược khách hàng, chiến lược xâm nhập thị trường, chiến lược phát triển mạng lưới, đào, tạo đội ngũ nhân viên, chiến lược doanh lợi, chiến lược dịch vụ.
Các ngân hàng thường xây dựng định hướng trên cơ sở phân tích dữ liệu và dự kiến xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, phân tích được các lợi thế, và hạn chế. Chiến lược phát triển của ngân hàng được xây dựng theo từng kỳ nhất định, có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ TDBL càng chi tiết thì việc thực hiện mục tiêu đề ra sẽ càng dễ dàng.
- Năng lực tài chính
Là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định, đến việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năng lực tài chính có vai trò vô cùng quan trọng để ngân hàng xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Để phát triển dịch vụ ngân hàng, ngân hàng phải có tiềm lực tài chính vững mạnh để hiện đại hóa công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho đa dạng hóa dịch vụ, đầu tư vào mạng lưới. Như vậy, những ngân hàng cú quy mụ lớn rừ ràng chiếm lợi thế, hơn trong việc phỏt triển cỏc dịch vụ TDBL hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ cao, so với các ngân hàng có quy mô bé bị giới hạn bởi nguồn vốn hạn hẹp. Từ đó, các ngân hàng này sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, phát triển được thị trường rộng rãi.
- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm: hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp, gọn nhẹ hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí, đồng thời qua đó cải thiện chất lượng làm việc, từ đó hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được nâng cao. Ngày nay, các ngân hàng đều tập trung vào việc hiện đại hoá, xác định và phân cấp rừ ràng trỏch nhiệm của từng bộ phận, phũng ban để đảm bảo cho tiến độ xử lý công việc đạt hiệu quả cao nhất.
- Mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối
Do đối tượng của TDBL là các cá nhân và hộ gia đình, do đó để đưa các sản phẩm TDBL của ngân hàng đến tay người tiêu dung, thì việc phát triển mạng lưới chi