CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội
2.2.1 Chính sách cấp tín dụng bán lẻ do ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành.
Nhằm duy trì,tạo lập và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, tăng trưởng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động TDBL, thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng BIDV đã ban hàng quyết định số số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/4/2010 quy định chính sách cấp TDBL áp dụng tại các Chi nhánh.
a. Các chỉ tiêu quản lý rủi ro Cơ cấu dư nợ:
- Dư nợ tối đa cho một sản phẩm bán lẻ cho vay tiêu dùng không quá 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình dư nợ tối đa không vượt quá 30% tổng dư nợ bán lẻ.
- Dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.
- Dư nợ tối đa cho một nhóm khách hàng kinh doanh cùng một lĩnh vức ngành nghề không quá 15% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm
Tỷ lệ nợ xấu của một sản phẩm tín dụng bán lẻ không quá 2,5% tổng dư nợ của sản phẩm tín dụng đó tại mọi thời điểm.
b. Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng
* Chính sách tiếp thị khách hàng
Khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng
- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.
- Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống và làm việc tại các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp.
- Tập trung tiếp thị, cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 – 50.
- Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, các khách hàng là lãnh đạo và chủ doanh nghiệp kinh doanh.
Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh
- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, và quan hệ thanh toán tại BIDV.
- Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng về bất động sản( đất đai, nhà cửa…)
- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, vận tải, sản xuất chế biến lương thực, sản xuất tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn.
* Chính sách về cấp tín dụng
Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
- Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định về việc cấp tín dụng.
Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A;
BBB; BB; B; CCC; CC; C, D.
- BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên, có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tối thiểu từ 3 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại các địa bàn còn lại).
Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm TDBL hiện có của BIDV. Thêm vào đó, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với các yêu cầu của ngân hàng
* Mức cho vay cụ thể
Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng, thấu chi tài khoản cá nhân), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10 lần thu nhập chứng minh được bình quân trong 3 tháng gần nhất đối với một sản phẩm, không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất với 1 khách hàng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khi không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá số tiền 500 triệu VND.
Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.
Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành (danh mục các tổ chức phát hành do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ):
mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm, hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.
Đối với các trường hợp cho vay khác giao Tổng Giám đốc quy định cho từng sản phẩm cụ thể, phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV.
- Hạn chế cho vay các trường hợp sau:
BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp cụ thể như sau:
+Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV.
+Kế toán trưởng của BIDV.
+ Thanh tra viên Ngân hàng.
+Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.
- Đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay được qui định như sau:
BIDV không cho vay đối với những nhu cầu vốn của khách hàng, không cho vay đối với những khách hàng được quy định tại các văn bản sau:
+ Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (hiện nay được quy định tại Điều 9, Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung);
+Quy chế cho vay hiện hành của BIDV.
* Chính sách về tài sản bảo đảm - Các loại tài sản bảo đảm tiền vay:
+ Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.
+ Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV theo từng thời điểm.
+ Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp tuân theo các văn bản, thông tư pháp luật vè đất đai.
+ Phương tiện vận tải.
+ Nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với đất( kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản khác đi cùng với đất).
+ Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.
- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm:
Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định theo từng loại sản phẩm TDBL, và các quy định văn bản có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
* Chính sách về định giá tiền vay Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau:(1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc; dự trữ tiền mặt ,bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho các hoạt động tín dụng, (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận mong muốn cho hoạt động tín dụng.
+ Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời của khách hàng. Về nguyên tắc, thì lãi suất cho vay sẽ gia tăng cùng với độ rủi ro của khách hàng.
+ Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là các doanh nghiệp.
+ Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc chi nhánh đó đưa ra quyết định, nhưng cần phù hợp với các quy định của BIDV trong từng thời kỳ.
- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:
+ Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành tình hình lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như của BIDV đưa ra.
+ Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất,và cơ chế điều hành lãi suất, của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng/sản phẩm.
2.2.2 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ đang áp dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội
Để đảm bảo cơ sở cho việc cấp TDBL được thống nhất, đồng bộ trong hệ thống BIDV và từng bước hướng theo chuẩn thụng lệ, xỏc định rừ trỏch nhiệm, và quyền hạn của từng bộ phận phòng ban và từng cá nhân tham gia trong quá trình cấp TDBL, đồng thời đảm bảo việc cấp tín dụng được nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao doanh số TDBL và an toàn, hiệu quả, xỏc định rừ quyền hạn trỏch nhiệm của từng bộ phận, phòng ban và từng cá nhân tham gia trong quy trình cấp TDBL, ngân hàng BIDV đã ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ áp dụng tại Hội sở chính và các chi nhánh, sở giao dịch của BIDV. Theo quyết định số: 4072/QĐ- PTSPBL1 ngày 15 tháng 7 năm 2009, quy trình cấp tín dụng bán lẻ bao gồm những bước cơ bản sau:
- Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vị ngân hàng của BIDV.
- Tiếp xúc, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ.
- Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng.
- Quyết định về việc cấp tín dụng.
- Ký kết các hợp đồng, và hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
- Đề xuất và đưa ra quyết định giải ngân.
- Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS.
- Giải ngân vốn
- Kiểm tra, giám sát khách hàng, và các khoản vay.
- Quản lí sau giải ngân và thu nợ gốc,thu lãi, phí.
- Điều chỉnh tín dụng.
- Xử lý, thu hồi nợ quá hạn
- Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ.
Trờn cơ sở quy định về quy trỡnh cấp TDBL, Chi nhỏnh xỏc định rừ trỏch nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân bộ phận, và mối quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận, đảm bảo việc xử lý cấp tín dụng được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả,cụ thể:
- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm về việc thẩm định, trình duyệt cho vay theo đúng quy định về chức năng nhiệm vụ, và những quy định về phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng của BIDV ,và về quy trình cấp TDBL.
- Phòng Quản trị tín dụng: chịu trách nhiệm trình quyết định giải ngân, và nhập dữ liệu, theo dừi cỏc khoản vay trờn hệ thống; và lưu giữ hồ sơ theo đỳng quy định.
- Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân thực hiện việc giải ngân và thu hồi nợ theo đề nghị của Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng theo đúng quy định.
Thường xuyên hoặc đột xuất rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định, quy trình của các bộ phận, cá nhân liên quan; đảm bảo phát hiện kịp thời mọi vi phạm để khắc phục và xử lý kịp thời.
Các sản phẩm TDBL cụ thể đều được quy định mức cho vay tối đa. Trường hợp cho vay mà chưa có sản phẩm cho vay thì mức cho vay tối đa đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc BIDV cho Giám đốc Chi nhánh tại từng thời kỳ nhất định.
Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay cũng thực hiện theo Quy định tại từng sản phẩm cụ thể. Đối với những sản phẩm không quy định, về thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay thì thực hiện theo quy định sau:
- Với các sản phẩm cho vay Cán bộ công nhân viên, thấu chi tài khoản tiền gửi, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, thời gian xem xét, trả lời khách hàng trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định của BIDV.
- Với các sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho vay Cán bộ công nhân viên mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá: trong vòng 05 ngày, làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, Chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định có hay không cấp tín dụng.
- Với các sản phẩm TDBL khác thì không quá 07 ngày làm việc khi khách hàng gửi đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.
Việc áp dụng quy trình cấp TDBL này được thực hiện đồng bộ tại các chi nhánh, việc sửa đổi, bổ sung do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định.
2.2.3 Tình hình phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội.
Trong 3 năm 2010-2012, tình hình dư nợ tín dụng BIDV Thanh Xuân phân theo thời gian và đối tượng khách hàng được thể hiện ở bảng dưới đây:
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Biến động tuyệt đối Biến động tương đối 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011 Thời
gian 167 294 486.5 127 192.5 176% 165%
Ngắn
hạn 115 195 389.2 80 194.5 169% 198%
Trung
dài hạn 52 59 97.3 7 38.3 113% 165%
Đối
tượng 167 294 486.5 127 192.5 176% 165%
Cá
nhân 54 110 182 56 72 203% 166%
Doanh
nghiệp 113 184 304.5 71 120.5 163% 165%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm của chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội) Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, trong tổng dư nợ phân theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với dư nợ trung dài hạn. Và sự tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn cũng mạnh mẽ hơn so với trung dài hạn về cả tương đối và tuyệt đối. Điều này giúp chi nhánh có vòng quay vốn thấp, thuận lợi cho việc luân chuyển nguồn vốn, hoạt động cho vay được thông suốt và có độ rủi ro thấp hơn.
Xét theo đối tượng khách hàng, ta thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp phần lớn vào hoạt động TDBL, bởi đây là nhóm đối tượng có nhu cầu về vốn đầu tư lớn cho sản xuất kinh doanh.Tuy vậy đối tượng cá nhân mới là nhân tố có sự tăng trưởng lớn hơn,tốc độ gia tăng có lúc đạt trên 200% vào năm 2011. Điều này thể hiện
chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn trong thu hút nguồn khách hàng là các cá nhân. Đây là lượng khách hàng có tiềm năng phát triển rất lớn khi đời sống xã hội đang trên đà cải thiện. Trong thời gian tới chi nhánh cần tập trung đầu tư các chương trình quảng cáo để gia tăng lượng khách hàng này.
Về tình hình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh trong các năm 20120-2012 đã có những sự phát triển về chiều rộng và chiều sâu, được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.7: Chỉ tiêu dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV Thanh Xuân Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng dư nợ Tỷ đồng 1438.8 2252.4 3249
Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 167 294 486.5
Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ % 11.6 13.05 14.97
Nợ quá hạn Tỷ đồng 0.84 1.18 1.7
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ TD bán lẻ % 0.5 0.4 0.35
Nợ có TSĐB Tỷ đồng 160.1 290.5 474.3
Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ tổng dư nợ TD bán lẻ % 96.3 98.8 97.5 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội)
- Dư nợ tín dụng bán lẻ: trong giai đoạn từ 2010 – 2012, tốc độ tăng trưởng TDBL khá cao, thời điểm 31/12/2010, dư nợ TDBL đạt 167 tỷ đồng đến 31/12/20011 dự nợ TDBL đã đạt 294 tỷ đồng, tăng gấp 1.76 lần so với năm 2010, và đến 2012 đạt 486.5 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do chính sách phát triển của BIDV đã có nhiều chính sách trong việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó có hoạt động TDBL. Như vậy dư nợ tín dụng ban lẻ đều tăng qua các năm chứng tỏ chi nhánh đó có những sản phẩm cho vay phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chất lượng tín dụng bán lẻ:Tỷ lệ nợ TDBL của Chi nhánh chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên, theo cơ cấu cho vay bán lẻ của Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao(>65%) và có xu hướng tăng liên tục. Nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm luôn được duy trì ở mức độ thấp (dưới 1%) đây là