Giới thiệu chung về ngân hàng hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân-Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân-Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

a. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544

Email: info@bidv.com.vn Fax: 04. 2220.0399

Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ năm 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Từ năm 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV là một chặng đường đầy gian nan thử thách, nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Ngân hàng BIDV được thành lập với nhiệm vụ là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tiền tệ,tài chính, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.

* Phương châm hoạt động

Với phương châm hoạt động: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công” Và có chính sách kinh doanh: Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn, BIDV đang trên con đường hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam về chất lượng và uy tín.

Khách hàng, đối tác của ngân hàng BIDV rất đa dạng, cụ thể là: cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng….

Ngân hàng BIDV có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP).

* Các sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ của NHĐT&PT Việt Nam bao gồm:

- Ngân hàng: gồm đầy đủ và trọn gói các dịch vụ ngân hàng

- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư với các cá nhân và doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh, phát hành, lưu kí chứng khoán

- Đầu tư Tài chính: Chứng khoán, góp vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh các dự án.

Hệ thống kinh doanh BIDV thực hiện chương trình kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng, và phi ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật, gia tăng không ngừng lợi nhuận, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc tế gia, đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Đặt mục tiêu phục vụ khách hàng được đặt lên hàng đầu, chia sẻ cơ hội và hợp tác thành công với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của hệ thống BIDV Việt Nam

b. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh Thanh Xuân-Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân được thành lập theo quyết định số 880/QĐ-HĐQT ngày 02/10/2008 của Hội đồng Quản trị

Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2008. Chi nhánh Thanh Xuân được tách ra từ Chi nhánh Đông Đô và Hà Nội, có trụ sở giao dịch tại số 198 Nguyễn Tuân-Thanh Xuân- Hà Nội. Chi nhánh BIDV Thanh Xuân nằm trong mục tiêu chiến lược của ngân hàng mẹ trong việc mở rộng thị phần, cũng như đáp ứng nhu cầu thiết thực của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” trên cơ sở phát triển bền vững cùng với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp, hiểu biết, năng động, ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Thanh Xuân nói riêng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, xứng đáng trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Ban Giám Đốc

Khối quan hệ khách hàng

Khối quản lý rủi ro

Khối quản lý nội bộ

Khối trực thuộc Khối tác

nghiệp

Phòng Quan hệ khách hàng

P.Giao dịch số 3

P.Giao dịch Mỹ Đình P.Giao dịch Địa Ốc

P.Giao dịch số 2

Phòng Quản lý

rủi ro P.Tổ chức hành

chính

P.Tài chính Kế toán

P.Kế hoạch tổng hợp

P.Dịch vụ khách hàng P.Kho quỹ P.Quản trị tín dụng

Ra đời 12/2008, Trụ sở chính và 4 PGD, đứng đầu Chi nhánh BIDV Thanh Xuân là Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Chi nhánh và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Chi nhánh. Tiếp đến là Phó Giám đốc cũng do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng. Chi Nhánh BIDV Thanh Xuân gồm 8 phòng ban, đó là:

- Phòng Quan hệ khách hàng : Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhằm tư vấn và bán các sản phẩm như thẻ, trả lương qua tài khoản, huy động tiết kiệm, cho vay tiêu dùng

… và các sản phẩm liên quan tới các khách hàng cá nhân. Đồng thời, chăm sóc khách hàng, khai thác các điểm hợp tác liên kết, tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ cá nhân trước khi chuyển cho các phòng ban bộ phận khác thẩm định, xác định và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, nghiên cứu và đưa ra các ý kiến tư vấn trong lãi suất huy động vốn.

- Phòng Quản lý rủi ro: Hỗ trợ Phòng sản phẩm xây dựng chính sách, từ đó triển khai và giám sát các qui định, chính sách, qui trình tín dụng trong toàn Ngân hàng. Kiểm soát, đánh giá hoặc có những kiến nghị cần thiết đối với các rủi ro phát sinh, quy định dành cho khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng là cá nhân trước khi ban hành. Xây dựng các chính sách về hỗ trợ tín dụng, và niện pháp ngăn chặn trên toàn bộ hệ thống ngân hàng là một số vai trò của khối quản lí rủi ro.

- Phòng Tổ chức- Hành chính: Là phòng trực tiếp thực hiện công tác về tổ chức cán bộ, nhân sự ,quản lý việc sử dụng các tài sản phương tiện của chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị văn phòng, cung cấp và lưu trữ tài liệu, công tác về hành chính tiếp khách, công tác bảo vệ tài sản và bảo mật của chi nhánh, công tác thi đua khen thưởng, cung cấp và là nơi lưu trữ cỏc tài liệu văn bản phục vụ cho kinh doanh, theo dừi bảo dưỡng tài snar theo thẩm quyền được giao…

- Phòng Tài chính- Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh. Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ và các biện pháp quản lý tài sản, định mức, và quản lí tài chính, giảm các khoản chi tiêu nội bộ không cần thiết nhằm tiết kiệm.

- Phòng Kế hoạch -Tổng hợp: Tham mưu và xây dựng các kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dừi tỡnh hỡnh kế hoạch kinh doanh, thu thập các thông tin phục vụ công tác kế hoạch.

Ngoài ra còn tham gia giúp giám đốc quản lý, đánh giá một cách tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đề xuất, và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách và giải pháp phát triển nguồn vốn, các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần gia tăng lợi nhuận của chi nhánh.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ khác hàng, chịu trách nhiệm hỗ trợ, tiếp thị và bán các sản phẩm cho các khách hàng doanh nghiệp. Tiến hành phân tích thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, và xây dựng hệ thống chính sách đối với khách hàng, các chương trình tiếp thị để mở rộng nguồn khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc thúc dục khách hàng trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ…

- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý kho quỹ để đảm bảo an toàn, đồng thời điều hòa lượng tiền mặt của ngân hàng. Thực hiện việc điều chuyển tiền, kịp thời đảm bảo nguồn cung cấp tiền mặt cho nhu cầu của ngân hàng. Đồng thời theo dừi, tổng hợp và cỏc lập bỏo cỏo về tài chớnh, và tỡnh hỡnh kho quỹ đề xuất với cấp trên.Tham gia đóng góp nhằm hoàn thiện qui trình liên quan đến tiền tệ, kho quỹ để đảm bảo tính nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng, nâng cao thương hiệu hình ảnh cho ngân hàng.

- Phòng Quản trị tín dụng

Tham mưu với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược về mảng tín dụng, tiến hành phân loại khách hàng, từ đó đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng.

Phân tích nền kinh tế theo các tiêu chí để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng, thẩm định các dự án kinh doanh, từ đó đề xuất cho vay vốn với các dự án này.

Tiếp nhận và thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn trong nước và ngoài nước, các dự án FDI….

- 4 phòng giao dịch: PGD số 3( PGD Trần Duy Hưng), PGD số 2 ( PGD Khuất Duy Tiến), PGD Địa Ốc, PGD Mỹ Đình.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các tác động trái chiều của tài chính sau một giai đoạn phát triển nóng, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển. Năm 2012, kinh tế đang trên đà dần phục hồi và có những khởi sắc đáng vui mừng. Tuy đang trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ như hiện nay nhưng BIDV nói chung, chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội nói riêng vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

a. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Ngân hàng nào có tiềm lực về vốn lớn, ngân hàng đó sẽ có khả năng hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghiệp vụ huy động vốn tại NHĐT&PTVN chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: nhận gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng, trả lãi sau, trả lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công cụ nợ như: kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng… Phân loại theo thời gian huy động vốn có huy động vốn dài hạn, và huy động vốn ngắn hạn, theo công cụ huy động vốn của ngân hàng gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).

Bảng 2.1 Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng.%

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo nguồn vốn huy động 2414.4 100 4303.2 100 6662 100 Các tổ chức tài chính 1566.4 64.88 2583.2 60.03 4089.3 61.38

Doanh nghiệp 237 9.82 830 19.29 784.9 11.78

Dân cư 611 25.3 890 20.68 1787.8 26.84

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w