Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng a, Phân loại nợ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Cao Bằng – Phòng giao dịch Tân Giang (Trang 23 - 27)

1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng .1 Khái niệm rủi ro tín dụng

1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng a, Phân loại nợ

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.

Đây là các khoản nợ mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý.

Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã được cơ cấu lại.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn,

Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Các khoản nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.

- Nhóm nợ 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ khoanh chờ xử lý

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại

b, Các chỉ tiêu đo lường

Chất lượng của hoạt động tín dụng trong kinh doanh ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động ngân hàng. Ngoài ra khi đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng thường chứa đựng yếu tố chủ quan. Trường hợp ngân hàng sụp đổ do chất lượng hoạt đông tín dụng thấp xảy ra rất nhiều. Nhưng thực tế các ngân hàng thường không thừa nhận, đôi khi che giấu những vấn đề về hoạt động tín dụng của mình. Nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối tài sản thì khó mà nhận được về tình hình yếu kém của hoạt động tín dụng, cứ thế tích tụ dần và hậu quả cuối cùng là sự sụp đổ của ngân hàng.

Tóm lại, muốn đánh giá một cách chính xác tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cần phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều chỉ tiêu trên nhiều góc độ. Có như vậy mới làm tính chủ quan trong đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn,

- Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/ Tổng dư nợ

Nợ xấu ( nợ khó đòi) là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kì gia hạn nợ hoặc không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản....

- Tỷ lệ mất vốn = Dư nợ mất vốn/ Tổng dư nơ

Nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ mà có khả năng ngân hàng không thể thu hồi được

Ba chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng. Hy vọng thu lại tiền cho vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng.

Thứ nhất, do định kì hạn nợ không đúng.

Cán bộ ngân hàng khi cho vay nhiều khi không quan tâm thích đáng đến chu kì kinh doanh của người vay hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kì hạn nợ ngắn hạn để hạn chế rủi ro. Kì hạn nợ không phù hợp với chu kì thu nhập của người vay. Khi đến hạn người vay sẽ không thể trả nợ được, gây nợ quá hạn. Khoản nợ này trở thành mối đe doạ tài chính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm khoản “ phụ phí” để được gia hạn nợ, hoặc phải chịu lãi suất phạt

Thứ hai, do đảo nợ hoặc giãn nợ:

Những khoản nợ người vay không có khả năng hoàn trả có thể được đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thưc tế. Để chi dấu đối với ngân hàng cấp trên, hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và cán bộ ngân hàng thoả thuận vay khoản mới để trả nợ cũ. Cán bộ ngân hàng cũng có thực hiện giãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vay không thể trả được. Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đúng tình hình rủi ro tín dụng.

Thứ ba, do chính sách cho vay

Một số khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi bằng cách phát mại tài sản ( doanh nghiệp nhà nước, người nghốo, tài sản khụng rừ ràng…). Những khoản cho vay này phần lớn là cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. Khi Chính phủ chưa có biện phảp giải quyết chúng vẫn tồn tại trên bảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản “ ảo”. Xử lý khoản nợ này rất phực tạp, các ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh ( khi được Chính phủ đồng ý). Tuy nhiên, chúng thực sự đe doạ thu nhập của các ngân hàng nếu chính phủ không tìn được nguồn bù đắp.

c, Các chỉ tiêu khác

Bên cạnh đó nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác:

- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng…ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A điểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C điểm thấp rủi ro tín dụng cao. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng.

Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro “ tiềm ẩn”

- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa coi là nợ quỏ hạn. Song, trong quỏ trỡnh theo dừi, nhõn viờn ngõn hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng

- Tính kém đa dạng của tín dụng

- Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá

- Mất ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai…đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.

1.2.6. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Cao Bằng – Phòng giao dịch Tân Giang (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w