Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng a, Xây dựng chính sách cho vay

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Cao Bằng – Phòng giao dịch Tân Giang (Trang 27 - 32)

1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng .1 Khái niệm rủi ro tín dụng

1.2.6. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng a, Xây dựng chính sách cho vay

Mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay tín dụng riêng dưới những hình thức khác nhau. Song, tựu chung nó là một văn bản đưa ra những vấn đề: Các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và phạm vi áp dụng quy trình đưa ra các quyết định cho vay. Một chính sách tín dụng được đánh giá là tốt được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện rừ rang đối với cỏc loại tớn dụng khỏc nhau. Nú vạch ra cho cỏn bộ tớn dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rừ rang để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, môi trường kinh doanh, chính sách tín dụng đưa ra các tiêu thức như:

- Xác định mục tiêu: Cân đối giữa các mục tiêu quan trọng: tăng trưởng tài sản có, tổng dư nợ, tăng lợi nhuận, khống chế tỷ lệ thua lỗ, hạn chế sự tập trung vốn để phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng đầu tư, tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền…

- Xác định thẩm quyền của từng bộ phận và cán bộ: Quy định trách nhiệm của Ban giám đốc, quyền hạn của phòng tín dụng, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng…

- Thiết lập các tiêu thức tín dụng: Quy định các khoản cho vay có thể chấp nhận, các yếu tố cần xem xét khi quyết định cho vay, các tiêu thức đối với khoản vay không đảm bảo, quy định quan hệ tỷ lệ giữa vốn vay và tài sản đảm bảo, cách xác định kỳ hạn nợ, phương pháp thẩm định, quy định việc gia hạn nợ…

- Xác lập các phương pháp kiểm tra kiểm soát: Các loại tài liệu chứng từ cần có trong hồ sơ tín dụng, lịch trình kiểm soát các khoản vay…

b, Phân tích đánh giá về khách hàng

- Phân tích về mặt pháp lý: Thông qua các tài liệu về tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý của khách hàng

- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh: Thông qua việc xem xét chiến lược kinh doanh của khách hàng về: Chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng, tổ chức mạng lưới kinh doanh, khả năng sinh lời…

- Phân tích tình hình tài chính: Quy mô hoạt động, kết quả hoạt động tài chính, năng lực kinh doanh, tình hình công nợ, các tỷ số tài chính…

- Đánh giá chủ doanh nghiệp: Năng lực và phẩm chất của người điều hành và khả năng kinh doanh và uy tín trên thị trường, uy tín với Ngân hàng…

c, Phân tích dự án vay vốn của người vay

- Phân tích pháp lý trên các mặt: Mục đích đầu tư của dự án phù hợp với mục đích hoạt động của Doanh nghiệp, không trái pháp luật, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phân tích tính khả thi của dự án về các mặt: Thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế do dự án đem lại, giá thành về giá bán của sản phẩm, khả năng cung ứng về vốn cho dự án, nguồn trả nợ của dự án…

d, Phân tán rủi ro

Thông qua việc đa dạng hóa danh mục cho vay: cho vay nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế, nhiều Doanh nghiệp, phối hợp với các Ngân hàng khác cho vay hợp vốn, mở rộng nhiều hình thức tín dụng…

e, Cơ chế đảm bảo tiền vay

Phối hợp nhiều biện pháp đảm bảo nợ vay: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh…

có các quy định ró rang và đủ hiệu lực pháp luật về tiêu chuẩn tài sản đảm bảo:

Căn cứ để định giá tài sản đảm bảo, các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục của quan hệ đảm bảo tiền vay, các nguyên các xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

f, Cơ chế quản lý theo dừi nợ

Có một quy định cụ thể về quy trình, cách thức, các bước tiến hành kiểm tra thẩm định trước, trong và sau khi cho vay. Quy trình xét duyệt và quyết định cho vay, trách nhiệm của cấp trên tiến hành thẩm định, xét duyệt va quyết định cho vay…

g, Thiết lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý

Đánh giá chính xác tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, đặc biệt là tính pháp lý tính hiện thực của hồ sơ. Đảm bảo hồ sơ vay phải có đủ cơ sở về mục đích vay tiền, khả năng tài chính của người vay, tính khả thi của dự án phương án xin vay và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn của người vay từ chính hiệu quả của dự án đầu tư mạng lại, hồ sơ đảm bảo nợ vay được thiết lập theo đúng cơ chế về đảm bảo tiền vay, các giấy tờ văn bản trong hồ sơ phải đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao.

h, Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Đảm bảo các ngân hàng thương mại luôn nhận được các thông tin tín dụng đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, các luồng thông tin phải có tính cập nhật cao, đảm bảo tính pháp lý khi đưa vào hồ sơ tín dụng.

i, Chọn lọc đội ngũ cán bộ tín dụng

Cần phải có cán bộ tín dụng giỏi thể hiện: được đào tạo có hế thống, am hiểu và có kiến thức về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Ngoài ra cần phải có đạo đức nghề nghiệp.

k, Bảo hiểm tín dụng

Các ngân hàng thương mại cần tham gia bảo hiểm tín dụng để phân tán rủi ro, giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ trong việc khắc phục những tác hại do rủi ro tín dụng gây ra.

l, Xây dựng quỹ dự phòng rủi ro

Cần có một cơ chế hợp lý về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro sao cho Ngân hàng đảm bảo đủ khả năng chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra và linh hoạt trong việc sử dụng.

- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng.

Quỹ này khong có tác dụng giảm rủi ro mà để chồng đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích = Dự phòng rủi ro đã trích/ Tổng dư nợ Theo quyết định số: 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ như sau:

+ Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5%

+ Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể phải được tính theo công thức:

R = max {0,(A-C)}*r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo R: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Dự phòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng dẫn đến lợi nhuận giảm thậm chí có thể dẫn tới thua lỗ cho Ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Cao Bằng – Phòng giao dịch Tân Giang (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w